Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí của thành tố phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 28 - 30)

Trong tiếng Hàn, đặc điểm của các thành ngữ loại này là yếu tố phụ không đi sâu vào chi tiết của các con vật. Nếu như trong tiếng Việt, thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm có tên gọi động vật nằm ở thành tố phụ, các bộ phận cơ thể con vật được xuất hiện khá nhiều như:

(1): mắt (mắt cá chày, mắt rắn ráo), mồm (mồm cá ngão), ), mặt (mặt dơi mặt

chuột)...

(2) đầu, đuôi (đầu gà đuôi voi, đầu voi đuôi chuột), lòng, dạ (lòngcá dạ chim),

hàm, vó (hàm chó vó ngựa), đầu, đít (đầu gà đít vịt)… thì thành ngữ tiếng Hàn chỉ sử

dụng các hình ảnh con vật một cách chung chung, ít thành ngữ nói đến các bộ phận cơ thể con vật. Cơ chế tạo nghĩa của thành ngữ loại này trong tiếng Việt ở loại (1) được tạo bởi trước hết bằng nghĩa của từ trung tâm còn yếu tố phụ bổ nghĩa cho từ trung tâm theo cơ chế của một cụm danh từ + tính từ thông thường nhưng tính từ phụ nghĩa không hiển minh mà được suy ra từ đặc điểm của con vật phụ nghĩa: Mồm cá ngão là

mồm rộng, Mắt cá chày là mắt đỏ, Mặt dơi mặt chuột là mặt choắt...

Trong tiếng Hàn, loại thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm trong đó tên gọi động vật nằm ở thành tố phụ có một tình hình rất khác.Ví dụ:

1. 마이동풍→ Gió đông tai ngựa (Đàn gảy tai trâu) 2. 곡학아세→ Thời thế hạc cúi đầu (Nhiều kẻ xu nịnh)

3. 범리 를잡은격→ Tình thế nắm đuôi hổ (Cưỡi lên lưng hổ)

Trong các thành ngữ trên, việc sử dụng phối hợp các hiện tượng, hành động và tình thế với các yếu tố chỉ bộ phận cơ thể con vật đã tạo nên nghĩa liên hội cho thành ngữ. Bằng việc sử dụng thủ pháp rất đơn giản là miêu tả các hành động, tình thế trong cuộc sống của con người và mượn các tư thế/ bộ phận cơ thể của con vật để gợi sự liên tưởng cao độ về hành động/ tình thế đó, tạo ý nghĩa của các thành ngữ làm cho ý nghĩa của thành ngữ được nêu bật mà không bị ngộ nhận với các hành động có tính chất cơ học.

2.2.1.2. Thành ngữ chính phụ có động từ và tính từ làm trung tâm

Qua tư liệu cả thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt, chúng tôi nhận thấy ý nghĩa của các thành ngữ chính phụ có động và tính từ làm trung tâm có những nét chung sau đây:

a. Thành tố là tên gọi động vật chỉ xuất hiện trong phần phụ của thành ngữ. Còn trung tâm của thành ngữ có thể là một hành động, một trạng thái, một tính chất nào đó. Ví dụ: Tiếng Hàn:

1.견마지로→ Làm như trâu ngựa (Làm việc một cách cực nhọc) 2. 망양지탄→ Khóc như mất cừu (Quá đau khổ)

3. 호랑이에게 개를 꾸어준다→ Gửi chó cho hổ (Gửi trứng cho ác) Tiếng Việt:

1. Xanh đít nhái 2. Học như gà đá vách

3. Lèo nhèo như mèo vật đống rơm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)