Chó biểu trưng cho sự tầm thường, đáng khinh bỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 59 - 61)

주린개뒷간넘겨다보듯한다 → Như chó đói nhìn nhà xí

Với ý nghĩa sự thèm khát tột độ những vật ít giá trị, tầm thường, câu thành ngữ đã biểu hiện rất đắt sự tầm thường của chó, đặc biệt ăn phân người là một hành động đáng coi thường và khinh bỉ nhất.

Thành ngữ Việt cũng có một số câu với giá trị biểu trưng tương tự: 1.3.2. Chó mặc váy lĩnh

1.3.3. Chó chê cứt nát

1.3.4. Chơi chó chó liếm mặt

Ở câu thứ nhất, sự tầm thường, đáng khinh biểu hiện ở chỗ một kẻ như chó lại mặc váy lĩnh (thứ váy mà thời xưa chỉ có tầng lớp quyền quý mới có để mặc), hai hình ảnh tương phản này thể hiện một sự đua đòi lố lăng và đáng khinh bỉ. Ở câu thứ hai, sự tương phản còn đắt giá hơn nhiều và sự tầm thường của loài vật này cũng được nhấn mạnh hơn nhiều khi Chó chê cứt nát bị coi là một chuyện phi lý, không thể tin được

[30, tr.146 ] (ý nghĩa của thành ngữ). Câu thứ ba lại nói về một kẻ xấu, cư xử không tốt, ngay cả với bạn mình.

Nhìn chung, biểu trưng của chó cả trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt đều là các biểu trưng xấu. Sắc thái bình giá trong những thành ngữ có liên quan đến chó rõ ràng đến nỗi người ta dễ dàng có thể nhận thấy hình ảnh con chó trong cách nhìn nhận của người Hàn (cũng như người Việt) là một con vật xấu xa, thấp hèn và đáng khinh bỉ. Trong giao tiếp ứng xử có tính chất truyền thống của người Hàn cũng như người Việt, bất kỳ ai bị coi là chó, bị ví với chó đều là một sự hạ nhục, xúc phạm đến mức không thể chịu được. Trong gia đình truyền thống của người Hàn cũng như người Việt, chó mang thân phận của một kẻ tôi đòi, một đứa ở, phải gối đất nằm sương, phải ăn cơm thừa canh cặn. Hơn nữa, chó gần như là một vật nuôi duy nhất ăn phân người,

đó là một điều đáng khinh, không thể chấp nhận được. Trong văn hoá phương Đông, nhất là trong các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, rất nhiều người biết đến hành động của Việt Vương Câu Tiễn nếm phân của Ngô Phù Sai khi khám bệnh cho ông ta bị đánh giá như thế nào. Đó là một điều sỉ nhục trong quan niệm của văn hoá phương Đông mà chỉ có một người theo đuổi một ý chí phục thù mạnh mẽ, vì những lý tưởng lớn lao của cả một dân tộc mới có thể thực hiện một hành động như vậy. Tất cả những điều đó có thể cho thấy trong tâm thức của người Hàn và người Việt qua sáng tạo và sử dụng thành ngữ, chó là một con vật xấu xí, thấp hèn và đáng khinh bỉ. Tâm thức đó có lẽ đã át hẳn cái quan niệm cho chó là một con vật trung thành, hay trong lời nói, có khi nó được ví như một con vật bé nhỏ, đáng yêu (liên tưởng đến câu một số người mẹ vẫn nói khi nựng con "chó con của mẹ"). Có thể, về mặt tự nhiên, chó không hoàn toàn mang những đặc điểm như biểu trưng mà con người đã gán cho nó. Tuy vậy, dù sao cũng có thể khẳng định một điều, con chó đã có được vị trí đáng kể trong đời sống thực tế và đời sống văn hóa của người Hàn và người Việt nói riêng và của con người nói chung.

3.3.1.2. Các biểu trưng của gà

Theo tư liệu tiếng Hàn, chúng tôi thu được 29/387 thành ngữ có liên quan đến gà. Trong đó, gà có một số giá trị biểu trưng chủ yếu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)