.2 Thời gian đồng hiện và dòng ý thức nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 46 - 57)

Thời gian đồng hiện không tồn tại khách quan bên ngoài mà tồn tại ở cảm xúc bên trong của con người. Khoảnh khắc hiện tại nhường chỗ cho những mảng thời gian quá khứ hiện về với bao nỗi niềm hoài nhớ. Chính lúc đó dòng ý thức bắt đầu tái hiện với sự tác động của hoàn cảnh hiện tại làm cho con người hồi tưởng. Thời gian được quy chiếu qua cách nhìn của nhân vật cho nên nó có độ lùi nhất định để tái hiện quá khứ, một sự dịch chuyển cả về không gian lẫn thời gian khiến con người sống trong cảm xúc xáo trộn. Thời gian lẫn cảm xúc quá khứ và hiện tại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời, khiến cho dòng ý thức của nhân vật trong tác phẩm luôn trôi chảy, liên hồi. Mặc dù có sự ngưng đọng tạm thời hay là độ lùi nhất định nào đó thì tác phẩm vẫn có sự hợp lí về mặt xây dựng tâm lí nhân vật. Có thể nói, trong tác phẩm Truyện Genji, tần xuất xuất hiện thời gian hồi tưởng không nhiều nhưng nó là tiểu thuyết đầu tiên miêu tả cảm xúc của con người một cách tinh tế và tạo tiền đề cho các tác phẩm sau này.

Trong suốt thời gian đầu đời, Genji được sống trong sự chăm sóc của cha. Được đưa vào cung khi đang còn rất trẻ, chàng được giáo dục cẩn thận và sớm phát tiết tài năng của mình. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, chàng

luôn nhớ về hình bóng người mẹ bất hạnh đã ra đi khi chàng chưa có khả năng tự nhận thức về thế giới. Trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời với những chuyện tình lãng mạn và không ít những khổ đau, Genji thỉnh thoảng sống lại những khoảnh khắc khi thì buồn đau, khi day dứt, hối tiếc, cũng có khi hân hoan, sôi nổi. Tất cả thời khắc ấy đều dâng trào trong con người chàng những cảm xúc khó tả và nồng nhiệt với chính cuộc đời mình. Như vậy, “Bằng việc chồng chất quá khứ, hiện tại và tương lai trong cảm xúc ở một thời điểm, tác giả minh chứng cho dòng chảy thời gian một cách sinh động”[45,155].

Dưới ánh trăng, lúc chàng nhìn chiếc quạt vừa nhận, nỗi nhớ nhung, hoài niệm bị khuấy động sâu sắc. Chàng nghĩ về bài thơ đồng cỏ hoang vu của mình. Ngày trước, chàng và em gái Kokiden gặp nhau trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi, chỉ đủ trao nhau chiếc quạt. Và bây giờ nhìn thấy nó chàng lại mơ tưởng về hình bóng cố nhân.

Có lẽ khi con người đối diện với những biến cố lớn của cuộc đời thường khiến họ hay nghĩ suy về quá khứ của mình đã trải qua. Đó có thể là những nỗi niềm hối tiếc… Vậy nên khi chứng kiến cảnh Aoi chết, chàng trở về Sanjo không sao ngủ được. Chàng nghĩ đến những năm tháng họ sống bên nhau, cách đối xử với vợ mình không đúng khi chàng sống buông thả với những chuyện ong bướm. Và chàng nghĩ rằng mình đã để lại nỗi oán hận cho nàng đến khi chết. Chính vì thế Genji ân hận vô cùng. Giờ khắc ấy chàng tự dằn vặt mình và biết rằng tất cả đã quá muộn. Khi Tono Chujo và Genji cùng ngồi nói chuyện, “họ ngồi điểm lại tất cả những chuyện ong bướm nho nhỏ của họ và những chuyện khác nữa, rồi câu chuyện của họ cuối cùng xoay quanh sự phù du của sự đời, khiến họ để rơi những giọt lệ cảm khái” [10,232].

Sau khi vua cha mất, Fujitsubo tìm mọi cách từ chối tình cảm của chàng khiến Genji buồn vô vọng. Lúc này thế lực vua cha đã hết và dường như Genji không được sủng ái nữa. Thời thế đã đổi thay, cuộc sống thật buồn tẻ, cảnh xe ngựa dập dìu ngày xưa chỉ còn trong dĩ vãng. Chàng cảm thấy hoàn cảnh của mình thật thê thảm. Tuy vậy, trong trái tim Genji không thể nào quên đi hình bóng người mẹ kế. Chàng nhìn trộm Fujitsubo mà nước mắt trào ra. Đối với Genji, “nàng là cả một sự quyến rũ đê mê khi nàng ngồi lặng lẽ chìm đắm vào những trầm tư sâu xa và rối loạn”[10,261]. Tâm trạng quẫn bách đến mức chàng thốt nên lời: “Có lẽ ta chết mất”. Chàng nói trong cơn say đắm cuồng nhiệt. “Ta không chịu đựng nổi với ý nghĩ là nàng biết ta vẫn còn sống.” Mà nếu ta chết, mối tình của ta đối với nàng sẽ là một chướng ngại trên con đường cứu rỗi của ta”

“Kiếp sau mà giống kiếp xưa Hai ba kiếp nữa lệ ta chưa cầm

Và tội lỗi cũng sẽ là tội lỗi của nàng” [10,262]

Genji ý thức rằng sống trên đời nhưng chỉ thấy nỗi thống khổ mênh mông. Chàng đang có một niềm tâm sự và đợi cho ngày khổ tháng sầu trôi qua vô vọng. Còn Fujitsubo quyết định xuống tóc để tách hoàn toàn với Genji nhưng thật khó khăn để dứt khoát khi trong lòng nàng vẫn yêu thương chàng. Có lẽ nàng không thể mắc sai lầm hơn nữa và quyết giữ bí mật cho đến trọn đời. Trước tình cảnh đó, Genji đấu tranh để tự kiềm chế, bởi vì nỗi đau đớn quá lộ liễu sẽ gây nên sự tò mò. Genji đi vào gặp nàng và kìm được nước mắt chực trào ra khi những kỉ niệm về những ngày qua ùa về trong tâm trí chàng. Bởi vì rất nhiều người xung quanh, chàng không thể nào bày tỏ những ý nghĩ hỗn loạn của mình. Nỗi đau trong lòng chàng không thể nào hơn thế. Hình bóng người phụ nữ ám ảnh suốt bao đêm trường không bao giờ nguôi nhưng chàng vẫn đau đáu, kiếm tìm để rồi thất

vọng đớn đau.

Mãi thôi không dừng lại với những cơn sóng tình của mình Genji đã mang lại những tai hoạ và sai lầm. Trước đó đã tạo nên nghiệp chướng cho mình và lần này chàng bị một sự trừng phạt thích đáng. Genji sau khi bị phát giác gian tình với một người phụ nữ chính là em của Kokiden và đã bị đày đi đảo xa. Khi ở Suma, nhìn mưa cắt qua dòng kí ức, chàng không thể nào quên đi người tình của mình. Cho nên “nỗi khao khát của chàng thêm da diết khi nhớ lại bài thơ li biệt của Fujitsubo, rồi lần lượt các kỉ niệm khác hiện về khiến chàng phải quay mặt đi để giấu nước mắt”[10,307]. Dường như bao kỉ niệm về người mẹ kế này không bao giờ nguôi trong lòng chàng. Dù chàng ở đâu, làm gì cũng luôn nhớ về nàng trong nỗi niềm khắc khoải nhớ mong da diết. Sự khao khát đến tận cùng đó khiến chàng sầu khổ và cảm thấy cô đơn. Đối với chàng, cuộc sống mỏng manh cứ theo đuổi như những đợt sóng biển sầu bọt vẫn cứ nối tiếp nhau vỗ vào mạn thuyền. Số phận của kẻ lưu đày như giọt sương run rẩy đầu cành lá mà thôi. Chàng nghĩ đến nhà vua và đêm cuối cùng họ nói chuyện với nhau. Chuỗi ngày sống lưu đày, tâm hồn luôn bất ổn và buông lỏng, chán nản nhưng làm cho chàng có những suy nghĩ nghiêm túc về mình và cuộc đời. Dường như chàng lớn hơn về mọi mặt. Đây là chuỗi ngày sám hối của Genji, cũng là chuỗi ngày tràn đầy những thương nhớ khôn nguôi đến những người thân của mình. Nhìn nhữngkỹ vật sao mà cay đắng thế. Ở đấy chàng bị nỗi khao khát dày vò. Genji cảm nhận thời gian trôi nhanh qua ánh trăng tà, trằn trọc cả đêm không ngủ được nằm nghe tiếng chim trong bình minh.

“Tiếng chim kêu trong ngày mới rạng

Khuây khỏa lòng kẻ gối chiếc chăn đơn”[10,311]

mà Genji trồng năm trước đã lác đác nở hoa, bầu không khí dịu ấm, và các hoài niệm lại cuồn cuộn đổ về khơi nguồn cho bao nhiêu nước mắt.

Chàng khao khao khát nghĩ đến các tình nhân mà vì họ chàng đã khóc lúc chàng chuẩn bị vĩnh biệt thành đô vào cuối tháng hai năm ngoái… Chàng nghĩ đến hội vui hoa anh đào đáng nhớ, nghĩ đến cha, và dáng người đẹp kì lạ của anh chàng-bây giờ đã là vua; và chàng nhớ lại như thế nào, anh của chàng đã dành cho chàng đặc ân là đọc thơ Trung Quốc của chàng”[10,313]

Trải qua những ngày tháng cô đơn, lạnh lẽo ở Suma, Genji không thể quên những người tình ngày xưa vẫn mong ngóng ở kinh thành nhưng cũng không sao kiềm chế được tình cảm với người con gái Akashi, cho nên chàng sợ Murasaki biết. Và cũng từ đó chàng tự hứa với mình không “dấn thân vào những cuộc duyên tình mới”[10,348]. Điều đó thật là không tưởng đối với một người đa tình, phóng túng như Genji. Nhưng dù sao chàng cũng đã nghĩ đến và quán triệt tư tưởng của mình để kết thúc những ngày tháng nông nổi, phiêu bồng trên nẻo mộng đời.

Có thể nói, những thời gian đồng hiện qua nhân vật Genji chủ yếu là những chuyện tình lãng mạn, những cảm xúc sâu kín. Vậy nên chứa chất bao sầu lo, bi ai. Dường như nỗi sầu khổ ấy cứ miên man trong tâm trí đồng thời đong đầy trong thời gian làm cho quãng đời trôi qua thêm nặng trĩu. Chính những trăn trở đó được chuyển tải theo thời gian đồng hiện đã khéo léo khắc đậm chủ đề chính của tác phẩm, niềm bi cảm nhân thế.

Genji luôn chung thuỷ với tình cảm của chính mình đối với các cô gái chàng đã trải qua. Dù đó là người đã làm chàng không hài lòng về sắc đẹp, thân phận, thậm chí gây nên mất mát, khổ đau, khó chịu nhưng khi đã chấp nhận họ chàng luôn có trách nhiệm chăm sóc, quan tâm. Trong góc khuất của tâm hồn, chàng luôn nhung nhớ, đợi một ngày nào đẹp trời để thể

hiện. Sau này, khi gửi một bức thư cho nữ tu sĩ quận chúa Asagao rồi nhận được một bức thư nhỏ buộc bằng sợi dây nghi thức của nàng, chàng nhớ lại cách đó đúng một năm vào cái đêm đáng nhớ ở điện thờ. Mọi kỉ niệm ùa về. Cái đêm chàng muốn ái ân với quận chúa nhưng bị khước từ và thay thế bằng người em. Chàng thầm trách móc thần linh đã xui khiến điều đó xảy ra…bây giờ lại hối tiếc và cảm thấy kì cục. Tuy vậy sau một thời gian khá dài Genji vẫn dây dưa, níu kéo. Sự đa cảm của chàng như sợi dây da quấn lấy mình xuân. Sự trở lại của Asagao qua hồi ức với khoảng thời gian đã qua không làm chàng giận dữ mà cảm thấy muốn tiếp tục, muốn tơ vương.

Cũng có khi chàng nhớ đến những kỉ niệm về một người bạn thân và nghĩ về chuyện đời. Tại đại lộ thứ sáu, hoàng thượng đến thăm Genji và mở tiệc mua vui. Khi sai người hái bông cúc, ông nhớ lại khoảng thời gian khi còn trẻ đã từng nhảy điệu “sóng xanh” với Tonno chujo cùng với bài thơ và bông hoa cúc tặng bạn:

“Hoa tươi đây cũng như ta

Tiếc thời xưa đã đi xa xa rồi”[11,20] Và rồi Tonno chujo cũng tặng lại chàng bài thơ:

“Hoa tươi nay đã nhuộm màu

Liệu hoa còn có ngày nào hoàng kim?

Và rồi họ kết thúc trong không khí của mùa thu đầy lá rụng khiến mọi người luyến tiếc một ngày sắp tàn.

Bôn ba với bao cô gái chốn kinh kì, Genji có vẻ không buông tha cho người đẹp nào. Nếu có cơ hội là chàng có thể tìm mọi cách chiếm lĩnh người đó cho mình. Khi nhà vua yếu ốm, lúc đó Genji ở tuổi bốn mươi, chàng mượn lời uỷ thác của nhà vua đã đón công chúa Ba về dinh của mình. Chàng say sưa bên nàng làm cho Murasaki rất buồn và lo lắng. Không những thế chàng còn suốt ngày sức nước hoa và tắm rửa. Nhưng khi

đã có công chúa Ba rồi chàng vẫn quyết định đi đến gặp Oborozukiyo. Điều đó làm chàng nhớ lại những tháng ngày đi vụng trộm trước đó…Dường như các người tình của chàng trở đi trở lại trong tâm trí với biết bao kỉ niệm khó quên. Chính chàng không thể để họ trong cô đơn, lạnh lẽo, đợi chờ mà luôn hâm nóng tình cảm trong mọi hoàn cảnh có thể. Họ bên nhau hàn huyên chuyện cũ và cả hai đều buồn. Genji đã khóc thực sự khi nhắc đến tình cảm của hai người. Lòng chàng thổn thức như ngày nào. Sự đa sầu đa cảm của chàng quả là khó tìm thấy ở một người bình thường.

Có lẽ trong không gian trái tim của Genji nỗi buồn đầy ắp đã dâng lên thành nỗi sầu muôn kiếp của con người khi ý thức về thân phận của mình mang đậm màu sắc Phật giáo: cuộc đời là bể khổ. Điều đó cũng dễ lí giải khi con người nằm trong thời đại chịu sự chi phối của cảm quan Phật giáo rất rõ. “Những hứa hẹn về một cõi hạnh phúc vô vi nào đó cũng chỉ là điều hư ảo mà tôn giáo dùng nó như một phương tiện để vỗ về đặng mong con người nguôi ngoai kiếp bụi trần của mình mà thôi. Thực tế thì nỗi phiền muộn cứ mãi đeo bám lấy cuộc đời mà chẳng có cách nào chối bỏ được…”[53,105]. Họ kiếm tìm gì ở cuộc đời này? Chỉ là phải hiện hữu chăng. Tất là nằm ở số kiếp. Vì vậy họ không cần đấu tranh cho chính mình mà luôn an phận sống trong điều kiện có sẵn. Và rồi một ngày ý thức được những gì xung quanh mình đều là phù phiếm thì hỡi ôi tất cả chỉ là một nỗi niềm sầu bi xâm chiếm. Bởi thế con người không thể tự cởi trói cho mình khỏi cuộc đời và những sầu muộn. Nỗi sầu càng sầu thêm.

Vậy nên, họ thường hay sống với những khoảnh khắc ở quá khứ và kỉ niệm cứ lại về. Sau này, khi đến thăm đền Kamo để làm lễ, trên đường trở về, Genji nhớ lại ngày phu nhân Rokujo bị chặn ở bên ngoài khu vực làm lễ và gây sự với Aoi. Theo chàng, cư xử của Rokujo điên rồ và xem đó là điều đáng tiếc và đau buồn của ngày xưa. Vinh quang trên cõi đời này

chỉ là nhất thời bởi chẳng có gì trên cõi đời tồn tại mãi. Cho nên chàng “lạnh người khi nghĩ đến tuổi già không tránh khỏi…”. Ý thức về sự hữu hạn của cuộc đời, nỗi lo âu về tương lai, cho nên thời gian quá khứ cứ khắc khoải trong ý thức của con người và ám ảnh họ bởi cái chết và nỗi cô đơn. Quá khứ đã tạo nên một áp lực lớn đè lên tâm lí của con người, nhất là người luôn ý thức về sự tồn tại của mình. Đó có thể niềm vui hay nỗi buồn nhưng thời gian quá khứ đã mất đi không tìm lại được, tất cả chỉ là hoài niệm để lại sự nuối tiếc, xót xa.

Con người là hiện thân của quá khứ, hiện tại và đang chờ đón tương lai. Vậy nên, không thể cởi bỏ tấm áo quá khứ đã khoác lên trong tâm hồn của họ. Những gì thuộc về quá vãng đau buồn dễ làm người ta động lòng trắc ẩn. Và khi cơn sóng gió đã qua, ngày để tang Fujitsubo đã hết, Genji lại nhớ đến Asagao và viết cho nàng lá thư “Ta có thể hình dung những hoài niệm êm ả đang vấn vương trong lòng nàng trong những ngày này

Bao giờ nước sẽ trở về

Lẽ nào cuốn mất não nề cỏ tang”[10,464]

Còn Asagao thì sống trong buồn chán. Khi gió trên cây nguyệt quế xào xạc nàng lại nghĩ đến lễ hội và vô vàn những hoài niệm. Ngày lại qua ngày nàng sống trong hoài niệm và trả lời thư Genji:

“Cuộc đời dâu bể

Hôm qua tang tóc chìm sâu Hôm nay rửa tội nước hầu cạn đi Mọi vật hình như thoáng qua và hư ảo”.[10,464]

Khi dòng chảy thời gian trở đi trở lại thì nỗi ám ảnh về cuộc đời lại xuất hiện. Và thời gian chỉ là “ngày lại qua ngày theo một chuỗi dài u ám”[10,369], còn nỗi cô đơn giăng trải như một nhà sư trong tác phẩm đã nói: “Tôi thấy trước mắt nỗi đau buồn có thể huỷ diệt con người ta như thế

nào”. Có lẽ vì thế mà cuộc đời con người chân chất sầu bi. Họ không biết lí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)