.3 Niềm bi cảm trước sự phù du của vẻ đẹp thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 91 - 104)

Cũng như con người, thiên nhiên sinh diệt theo quy luật của tạo hoá. Thiên nhiên tươi đẹp xuất hiện một lần trên cõi đời rồi cũng tàn phai. Thời gian sinh tồn ngắn ngủi và ra đi thì nhanh chóng. Vậy nên vẻ đẹp của thiên nhiên có khi chỉ là thoáng qua.

“Hoa kia đời ngắn ngủi thay Bình minh đã nở, héo ngay trưa hè” Và nó không còn như ta thường thấy nữa”[10,278]

Đời hoa cũng như đời người bỗng chốc hoá thành thiên cổ, bởi vậy con người không khỏi bàng hoàng thốt lên: “ngắn ngủi thay”. Dường như con người bừng ngộ trước cảnh héo tàn. Nó biến đổi theo quy luật vô thường của tạo hoá khiến người thưởng thức nó cũng “mang mang thiên cổ sầu”, nuối tiếc cho kiếp hoa sớm tàn phai khi vừa khoe sắc. Và cuộc đời cũng chỉ là hư ảo:

“Hoa đào ơi

Nhan sắc phai rồi Hư ảo mà thôi Tôi nhìn thăm thẳm Mưa trên đời tôi”[5,300] Komachi

Trong quan niệm về cái đẹp của người Nhật thì cái đẹp không chỉ bao gồm cái buồn mà còn bởi sự mỏng manh, nhỏ bé. Có thể cái đẹp là một bông hoa điểm xuyết đủ để nói lên hương sắc của một rừng hoa chứ không hẳn là cả một vườn hoa đua nhau khoe sắc. Đẹp trong cái giản dị và tinh tế, sang trọng và quý phái, nhạt nhoà và mộng mơ… Tất cả đều nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên trong bàn tay chăm tỉa của con người. Bởi vậy thiên nhiên cũng là tâm ý, tâm tình sâu rộng.

Một đoá hồng xuất hiện trong ánh mắt của kẻ si tình bị từ chối cũng chỉ là một bông hoa cô độc mà thôi. Dù nó xinh tươi hay héo tàn cũng thấy vẻ đẹp toát ra từ loài hoa chúa của muôn loài này: “Đây đó dưới mái hiên, một bông hồng cô độc đang độ nở hoa, bình dị mà gây ấn tượng hơn cả một vườn hoa nở rộ vào mùa xuân hay mùa thu”[10,278]. Vậy nên nàng chỉ là một nhánh anh đào trong thời điểm sang mùa. Genji gửi cho Fujitsubo một lá thư kèm theo một cành anh đào mà hoa đã rơi rụng.

“Tôi, kẻ thôn dã bơ vơ

Bao giờ thấy lại hoa xưa đô thành?” Fujitsubo phúc đáp trong tâm trạng đau khổ:

“Hoa rụng nhanh sao! Mặc xuân qua Chàng còn trở lại đô thành hoa”[10,297]

Kiếp hoa cũng như kiếp người trong thời gian của cuộc đời trôi chảy không giữ lại được cho mình kiếp sống xưa. Hoa sớm rụng rơi “nhanh sao”

dù có muốn níu kéo cũng có ích gì. Bởi kiếp hoa là kiếp phù du trôi nổi. Đến khi nào thì quay lại thời gian của quá khứ. Một câu hỏi không có lời giải đáp. Kỉ niệm tan vào hư không mặc cho nỗi đau của con người xâm chiếm. Kiếp hoa đã hết nhưng kiếp người vẫn còn đó đau đáu nỗi buồn khôn tả.

Hình ảnh của thiên nhiên được nhà văn dùng làm biểu tượng cho nhân vật của mình để nói đến sự lay lắt, mong manh của sự hiện diện của con người trên cõi đời không mấy tươi đẹp. Cuộc đời mới “bấp bênh” làm sao. Con người cũng chỉ là những nhành đậu tía:

“Tuân theo đậu tía lắt lay Dập dờn vẫy gọi từ cây đợi chờ”

Chia tay nàng hoa cam, Genji hoạ nên mấy câu thơ như thế để tiễn biệt. Nàng đáp lại:

“Năm năm tháng tháng đợi chờ Cây thông chờ đợi hững hờ làm sao

Rước mời chàng bước chân vào Chính cây đậu tía, phải nào cây thông.”

Cây đậu tía đung đưa trước gió chùm hoa xinh như đang thách thức lại với thời gian luân chuyển nhưng nào đâu phải là cây thông. Nó chỉ là một loài hoa sống “lay lắt” có thể hôm nay còn ngày mai sẽ ra đi cũng như những bông hoa phấn thoắt hiển hiện rồi vĩnh biệt cuộc đời làm cho con người không thể nào quên được: “những bông hoa phấn đầm đìa sương móc mà chàng đã được trông thấy một cách quá ngắn ngủi. Từ đó chàng đã biết nhiều loại phụ nữ khác nhau, nhưng chàng chỉ có một nỗi luyến tiếc mãnh liệt là người tình hoa phấn không còn ở lại trên đời”[10,500].

Người Nhật càng trân trọng cái đẹp thiên nhiên bao nhiêu thì tâm hồn họ càng nhạy cảm, tinh tế bấy nhiêu. Chưa thấy một dân tộc nào có

cảm thức thẩm mĩ hướng về cái đẹp một cách tuyệt đối như họ. Cái đẹp có thể cảm hoá được tất cả, là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức con người…Khi cái đẹp không còn nữa, sự tiếc nuối bắt đầu xuất hiện cùng với nỗi buồn. Thiên nhiên của sự tàn phai làm cho Akikonomu “nhìn hoa rụng bao giờ cũng buồn, nhưng khi nhìn những giọt sương rơi xuống tan tác như những viên ngọc long lanh, nàng thấy gần như đau khổ thật sự”[10,590]. Ý thức về sự phù du của thiên nhiên, con người không thể bình tâm trước sự cuộc đó cũng là do họ có một tâm hồn mẫn cảm, dễ vỡ. Hơn thế, con người cho rằng thiên nhiên mang trong nó một linh hồn sống và vì vậy nó cũng như kiếp người ngắn ngủi và vô thường, nhất là khi nó bị khoác lên tấm áo của tâm trạng.

Trong mối quan hệ với tự nhiên, người Nhật luôn có tâm thế hoà hợp, làm chủ: “việc cảm thụ phẩm chất thẩm mỹ của thiên nhiên bao giờ cũng được quy định bởi mức độ nhận thức của con người về thiên nhiên, bởi mức độ làm chủ thiên nhiên, bởi trình độ và tính chất của sự đồng hoá thiên nhiên”[28,219]. Nỗi niềm sâu kín của lòng người hoà vào thiên nhiên khiến cho cảnh vật thêm phần sống động. Thiên nhiên cũng chịu ảnh hưởng của thế giới quan của con người trong sự dung hợp của các mối quan hệ về tín ngưỡng, tôn giáo làm cho “Tính cách của người Nhật thấm đậm tính nhân văn bác ái sâu sắc. Người ta cho rằng khi hướng tới tâm linh tức là con người hướng tới cái thánh thiện, cái đẹp bởi cái thiêng là chất keo kết dính và chuyển tải những giá trị đạo đức và thẩm mỹ của con người, cố kết cả một cộng đồng trong sự giao cảm thuần khiết và thiêng liêng. Từ sự cởi mở này đối với tôn giáo phần nào chúng ta lí giải được đức khoan dung, lòng cởi mở và sự hoà đồng với con người và thiên nhiên của người Nhật”[53,152]. Và chính tâm thế tương giao đó cho nên thiên nhiên trong cảm nhận của con người luôn tươi đẹp dù có đậm chất sầu bi nhân thế.

Trong mọi hoàn cảnh, khi sợi tơ lòng lên tiếng, người bạn tâm giao ấy luôn luôn có mặt đã làm nên những bản tình ca tuyệt diệu.

KẾT LUẬN

Murasaki Shikibu(978? - 1016?) là nhà văn xuất sắc của nền văn hoá Heian. Truyện Genji là thành tựu kết tinh của văn hoá dân tộc Nhật Bản thời kỳ đầu trung cổ. Tác phẩm đã tạo nên sức hút mạnh mẽ, chinh phục bao trái tim bạn đọc. Vì vậy, xứ sở Phù Tang trở thành cái nôi của tiểu thuyết và được đánh giá là một nền văn học lớn trên toàn Thế giới. Murasaki - một nữ văn sĩ cung đình đã làm nên điều tuyệt vời ấy khi mang đến cho nhân loại cảm hứng nghệ thuật đầy tính sáng tạo, trong đó cảm thức thẩm mĩ niềm bi cảm(aware) đã được thể hiện một cách hiệu quả trong tác phẩm, tạo nên sắc thái độc đáo, phản ánh bản chất, đặc trưng quan niệm của người Nhật trong cách cảm thụ và hướng tới cái Đẹp.

1. Ngay từ thời trung cổ, đời sống cung đình đã mang lại những yếu tố văn hóa xã hội phong phú. Trước hết, có thể thấy về cơ cấu nhà nước, thể chế chính trị vững chắc của một giai đoạn được xem là thịnh vượng trong lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Nhật Bản. Từ sự cai trị của dòng họ quý tộc Fujiwara đến sự ảnh hưởng của các tư tưởng thời đại bên ngoài tạo cho văn hóa Nhật có sự kế thừa, tiếp thu chọn lọc, tiếp biến nền văn hóa mang đậm cốt cách của dân tộc bản địa.

Với tâm thế hoà hợp, mở rộng đón hướng gió văn hoá mới ngoại nhập, người Nhật đã hấp thu các tôn giáo ở bên ngoài mà đậm đặc nhất trong giai đoạn này là Phật giáo. Con đường của giáo phái này vào Nhật Bản xuất phát đầu tiên từ Triều Tiên, sau đó du nhập từ Trung Hoa và Ấn Độ. Phật giáo mang lại hơi thở mới cho thế giới quan của người Nhật. Từ quan niệm đạo đức, lối hành xử, thực tại tối hậu đến con đường giải thoát của mọi chúng sinh…Phật giáo mang lại cho con người khả năng nhận thức về thế giới, cách chế ngự bản than, trong đó Thiền đóng vai trò rất lớn đối với đời sống dân tộc Nhật. Người Nhật tiếp thu Phật giáo không theo nguyên bản mà theo cách riêng của họ, làm nên đặc trưng riêng cho Phật giáo ở đây. Với nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, nó ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tác phẩm, phong cách sáng tạo của người nghệ sĩ. Niềm bi cảm sinh ra trong sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo ấy.

Bên cạnh yếu tố ngoại nhập, yếu tố nội sinh tạo nên nền tảng cơ bản của tinh thần người Nhật là Thần Đạo. Đây là tôn giáo bản địa, đề cao cuộc sống con người, làm cho con người sống có ý nghĩa hơn, bình tâm, thanh tẩy tâm hồn, sống trong sáng, chân thành, giản dị, hoà đồng và tĩnh tại. Theo quan niệm của Thần đạo, Thế giới này có nhiều các vị thần(Kami) tuỳ thuộc vào khả năng cảm thụ thẩm mỹ của con người đối với tự nhiên. Thần đạo và Phật giáo có mối quan hệ qua lại trong sự giao thoa, phát triển. Cùng với đời sống văn hoá lâu đời, phong tục bản xứ, người Nhật có xu hướng đi sâu vào tâm linh, đề cao giá trị đạo đức cao đẹp, giá trị thẩm mĩ.

Niềm bi cảm (aware) xuất hiện trong văn học không chỉ đến khi có tác phẩm Truyện Genji mà nó được đánh dấu bởi thời gian trước đó như trong Vạn diệp tập. Sau này, trong thời Heian, còn có tập thơ Cổ kim tập

với tác giả nổi tiếng Narihira, Komachi. Cảm thức thẩm mĩ này xuất phát từ tư duy duy mỹ cũng như được ảnh hưởng từ các hình thái tôn giáo, nhất là Phật giáo. Hơn thế, chính bản thân nhà văn là một nữ sĩ mang đậm

phong cách nữ tính của trào lưu văn học nữ lưu trong giai đoạn này cùng với cuộc đời đầy sóng gió của cá nhân và đời sống cung đình bà đang chứng kiến. Tất cả hiện thực đời sống được đưa vào tác phẩm bằng tất cả những xúc cảm chân thật mà lãng mạn, sâu sắc mà cũng rất phiêu bồng như mộng đời ảo vọng với nhân tình bi ai. Bao trùm lên tác phẩm không chỉ là chuyện đời mà còn là chuyện của lòng người, của tình yêu lứa đôi, là tình ái nồng nàn, khổ hạnh.

2. Qua lăng kính nhà văn, tác phẩm thể hiện cảm thức thẩm mĩ niềm bi cảm với số phận các nhân vật. Xoay quanh trục hai nhân vật chính với sự tiếp nối hai cuộc đời, nhân vật được xây dựng nằm trong cảm thức về thời gian. Bởi thời gian là số đo cuộc đời con người trong thế vận động của quy luật luân hồi, của sự vô thường của cuộc sống. Khi đặt nhân vật trong thời gian, niềm bi cảm được bộc lộ rõ nhất. Thời gian của cuộc đời là thời gian đã mất, cuốn đi cả tuổi trẻ, tình yêu, nỗi buồn và niềm hạnh phúc. Nhà văn xây dựng thời gian có tính biên niên, tiếp nối cũng như dòng đời chảy trôi không ngừng nghĩ.

Trong tác phẩm, hiện thực cuộc sống được tái hiện không chỉ theo thời gian khách quan mà còn theo thời gian của tâm lí nhân vật. Trong nỗi niềm hoài cổ và dòng ý thức, tâm lí nhân vật trở nên sống động hơn, sâu sắc hơn. Sợi dây cảm xúc xuyên suốt từ đầu đến cuối được khai thác triệt để. Niềm bi cảm được bộc lộ trên nhiều cung bậc. Đó không chỉ là nỗi buồn, cô đơn của kiếp người mà còn là sự nuối tiếc cái đẹp tàn phai mà con người cảm nhận được và người Nhật muốn hiện hữu cảm xúc đã qua bằng một thực thể tương đồng trong hiện tại. Và khi ấy niềm bi cảm aware xuất hiện rõ nhất, sâu đậm nhất.

Người Nhật vốn coi trọng, tôn thờ cái đẹp. Bởi vậy, vẻ đẹp cũng là thước đo để đánh giá đạo đức con người. Nó có sức mạnh lôi cuốn, cảm hoá lòng người, cứu vớt thế giới. Trong Truyện kể Genji, ngoài hai nhân

vật nam chính, các nhân vật nữ chính khác đa số là những mỹ nhân. Vẻ đẹp của họ khiến người thưởng thức nó cũng mê mẩn, vạn vật như được tái sinh. Tuy thế, con người như kiếp phù du(kagero) trôi nổi. Cái đẹp nhanh chóng mất đi mang lại sự nuối tiếc, bi cảm.

3. Cuộc đời thấm đẫm nỗi sầu bi khiến vạn vật cũng ưu thời không kém. Thiên nhiên tươi đẹp lại mang lấy cả hồn người mà sinh sôi. Trong tác phẩm Truyện Genji, thiên nhiên xuất hiện với tần xuất rất cao, cảnh đã nói hộ lòng người. Trong khoảnh khắc nào đó, thiên nhiên có thể là hồi tưởng quá khứ hay viễn ảnh xa mờ, làm chứng cho những cuộc chia li đầy tâm trạng. Có cuộc chia li nhanh chóng chỉ sau thời gian hội ngộ của những mối tình thoáng qua. Có những cuộc chia li vĩnh viễn khi con người phải về với thế giới bên kia. Hay những cuộc chia tay tạm thời với cõi trần tục. Tất cả đều mạng lại những cảm xúc xao xuyến, buồn thương. Cho nên, thiên nhiên trong thế giới niềm bi cảm nhuốm màu tâm trạng.

Thiên nhiên như minh chứng cho những kí ức quá vãng xa xôi. Hình ảnh thiên nhiên hiện tại và quá khứ lặp lại khiến lòng người xao xuyến, bâng khuâng. Cũng như con người, thiên nhiên sớm tàn phai khi đang độ viên mãn mang lại vẻ đẹp phù du ở trần thế. Cái đẹp không chỉ đọng lại trong vẻ tươi đẹp của thiên nhiên mà còn ở cách con người thưởng thức nó. Vậy nên, thiên nhiên vừa đẹp lại vừa tinh tế, sống động, sâu sắc, đầy bi ai.

Từ một phạm trù thẩm mĩ đương đại aware, nhà văn đã thể hiện quan niệm, tư tưởng của mình về cuộc đời. Nhà văn chú trọng phản ánh thế giới tâm hồn của nhân vật bằng việc khai thác tâm lí qua những cuộc phiêu lưu tình ái, cùng với dòng chảy của thời gian tạo nên những vết cắt số phận, những aware trong tâm thức của nhân vật. Qua tác phẩm, bức tranh văn hoá, xã hội, con người thời Heian hiện lên sinh động, đầy đủ nhất. Với ngòi bút diễm tình, tràn trề xúc cảm cùng với chất hiện thực, Murasaki đã mang lại những giá trị nhân bản sâu sắc cho Truyện Genji.

Luận văn nghiên cứu một khía cạnh biểu hiện trong tác phẩm Truyện Genji của Murasaki Shikibu. Hy vọng trong tương lai, những nỗ lực của chúng tôi có thể mở rộng hơn trong việc tiếp cận nền văn học rộng lớn và phong phú của Nhật Bản. Trên chặng đường học tập, nghiên cứu văn học nước ngoài của mình, chúng tôi mong muốn sẽ tìm hiểu các khía cạnh khác trong toàn bộ tiểu thuyết của Murasaki Shikibu qua cái nhìn toàn diện và đối sánh với các nhà văn khác của nền văn học xứ sở Phù Tang.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Mai Anh(2002), Chất sa bi trong tác phẩm Nẻo đường sâu thẳm

lên miền Oku của Matsuo Basho, LVThS, ĐHSP HN, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân(1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Arthur Golden(2006), Hồi ức của một Geisha, Văn Hoà, Kim Thuỳ dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Nhật Chiêu(2003), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nhật Chiêu(2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nhật Chiêu(1997), “Manyoshu(Vạn diệp tập) hay là thơ ca từ mọi nẻo đường đời”, Tạp chí văn học(9), Hà Nội.

7. Nhật Chiêu(1999), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nhật Chiêu(2000), “Thế giới Kawabata Yasunari (hay là cái đẹp: Hình và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)