.2 Bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 57 - 58)

Vô thường là một khái niệm trong quan niệm về thế giới của đạo Phật. Chịu ảnh hưởng thế giới quan Phật giáo, nhà văn đã mang lại cho chúng ta những số phận con người nằm trong quy luật vô thường của nó. Vô thường có nghĩa là không đứng yên, luôn dịch chuyển và không tồn tại mãi. Thế giới sinh, diệt trôi chảy. Theo đức Phật thì “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi hư hoại - đều là vô thường”. Cho nên đời, vạn vật vô thường, chúng sinh, con người, thân xác đều vô thường. Vì vậy vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh. Trong tác phẩm tuỳ bút Cảm nghĩ trong am(Hojo-ki) của Kamo no Chomei đã viết: “1-Cái vô thường của đời người và nơi trú ngụ: Sông kia chảy mãi chẳng lúc nào ngừng mà nước có bao giờ lại là dòng nước cũ. Bọt cặn dậy lên từ những nơi nước úng cũng có lúc tụ lúc tan chứ không giữ nguyên hình dạng lâu dài. Con người sinh ra ở đời cũng như chỗ trú ngụ của họ, so với dòng sông, có khác gì đâu.”[55]

luật sinh, trụ, hoại, diệt mà bản chất của nó là vô thường, là ảo ảnh của cuộc sống. Cái đẹp và nỗi buồn trong quan niệm thẩm mĩ của người Nhật luôn gắn bó với nhau. Khi nỗi buồn nằm trong cái đẹp thì sự vật càng có sức quyến rũ, sâu sắc và thực hơn. Bởi cái đẹp đó đang mang trong mình một tâm hồn sâu kín, e ấp mỏng manh hay yếu ớt càng làm cho sự vật có ý nghĩa trên cõi đời này. Suy cho cùng, cảm thức thẩm mĩ aware cũng là một phạm trù của cái đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)