.1 Thiên nhiên bi cảm trước cuộc đời luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 76 - 86)

Trong tác phẩm hầu như các cuộc chia li đều gắn liền với mối tình nào đó của Genji, cho nên sự chia li đó dù chỉ là nhất thời hay vĩnh viễn cũng đều nhuốm màu sắc tâm trạng. Cuộc chia li nào cũng mang lại nỗi buồn khôn tả thấm đẫm lên cảnh vật thiên nhiên. Nhà văn mượn thiên nhiên nói lên trạng thái của lòng người. Dường như khó có thể so sánh cuộc chia li nào buồn hơn cuộc chia li nào. Bởi vì mỗi lần ra đi con người có một tâm trạng riêng.

Trong văn học Việt Nam, cuộc tiễn biệt giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh được xem là tiêu biểu và đẹp:

“Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.”

Nguyễn Du Còn trong Truyện Genji thì lần chia tay giữa Genji và Rokujo được xem là lưu luyến và đẹp nhất. Trong tình cảm lứa đôi, chữ yêu cũng liên quan đến chữ duyên và khi hai người muốn tình yêu đó trọn vẹn phải có chữ phận. Không có chữ phận thì tình yêu vẫn còn nhưng con người phải ra đi. Nếu cuộc đời là một con đường thì con người gặp nhau hay đi ngang qua nhau là chuyện bình thường. Cho nên hợp rồi tan của một mối tình có lẽ cũng đến tự nhiên như hơi thở khiến con người khó có thể định đoạt được.

đổi bao nhiêu tâm sự buồn vui của nỗi lòng. Cho đến sáng, hai người chia tay nhau đầy lưu luyến. Genji dịu dàng nắm lấy tay nàng và nói:

“Trời rạng sáng nói lời vĩnh biệt Lời vĩnh biệt ướt đẫm sương mai Buồn sao buồn thế trời thu?”

Một ngọn gió lạnh thổi qua, một chú dế thông có vẻ như nhận ra đã đến lúc cất tiếng. Chú cất lên một điệu nhạc nỉ non mà một kẻ đa tình được may mắn không thể bưng tai làm ngơ. Có lẽ nỗi lòng của họ đang lớp lớp sóng dồi cho nên những vần thơ dường như xa lánh họ. Mãi sau, nàng đáp:

“Một lần vĩnh biệt vào thu

Buồn sao buồn thế, không đâu, cũng buồn Dế kia, đừng mãi khóc than…”

…Kẻ ra đi người ở lại. Nàng ở lại lòng đã mềm yếu…và nàng chìm vào nỗi mơ màng, buồn thảm. Các hình bóng ẩn hiện ánh trăng, mùi hương thơm chàng để lại phảng phất ở phía sau khiến cho bọn nữ tì phải bàng hoàng”[10,251]

Mùa thu thường biểu trưng cho sự tàn rơi, héo úa, tan tác, chia lìa của thiên nhiên. Lá thu rụng đầy muôn nẻo, đỏ úa cả lối về trên xứ Phù Tang minh chứng cho sự tàn phai của thời gian một cách nhanh chóng. Trong khắc khoải mùa tàn, những đàn chim bay về phương Nam tránh giá lạnh thì tiếng quạ kêu vang trong thanh không gợi nên bao nỗi niềm thương cảm. Âm thanh mùa thu dễ khiến con người nhạy cảm hơn bao giờ hết. Lưu Trọng Lư đã từng nghe tiếng thu dưới bàn chân của con nai vàng đạp trên “lá vàng khô”. Còn Murasaki lắng nghe mùa thu qua tiếng dế khóc than. Âm thanh ấy như khuấy động cái thanh tịnh, êm ả nhưng chứa chất sầu bi.

Tình yêu của Genji còn được vùi sâu trong tình ái và sự ra đi là một sự mất mát quá lớn. Dẫu biết rằng không ai muốn từ bỏ người mình yêu

nhưng đến bao giờ những trái tim yêu lại đập cùng nhịp? Trái tim và ý chí con người cũng không biết được bởi cuộc đời vốn biến đổi vô thường. Rokujo cùng con ra đi, Genji sống một ngày cô đơn, chìm trong sự đăm chiêu, buồn bã, thậm chí không về thăm Murasaki. Nhưng còn buồn bã hơn với nỗi lòng của người tình nhân đang rong ruổi trên dặm đường xa gió bụi. Nàng ra đi trong ánh bình minh ảo não. Khung cảnh cuộc tiễn biệt đẹp như trong bức tranh thuỷ mặc. Người nghệ sĩ thật khó khi diễn tả tâm trạng qua vài đường nét nhưng nhà văn đã tài tình đưa tâm vào cảnh để cuộc chia li nồng đượm lửa tình và không kém buồn đau.

Chia tay tình yêu quả là khó khăn nhưng trong cuộc đời Genji sự ra đi khi trong người mang nhiều tội lỗi như tội đồ bị xa lánh mới chính là nỗi thống khổ thực sự. Chàng ra đi trong tình trạng bị hình phạt đi đày. Trước lúc lên đường chàng chia tay rất nhiều người và đã trải qua rất nhiều tâm trạng. Mỗi lần như thế mọi cảnh vật dường như cũng buồn theo bước chân chàng.

Cuối tháng ba, Genji đến thăm Bố vợ. Chàng vào phòng Aoi và nhìn thấy mọi vật như xưa nhưng người không thấy đâu nên nghĩ đến cõi phù sinh mà buồn bã. Genji và Tonno Chujo ngồi uống rượu tới khuya đến khi trời sắp rạng. “Trong ánh bình minh le lói, trăng rất đẹp. Hoa anh đào đã qua thời kì nở rộ. Mọi vật nhoà đi trong sương mù nhẹ, buồn hơn và gây cảm khái hơn một đêm thu.”[10,289]. Khi chia tay ra về chàng mang lại nỗi buồn lưu luyến cho mọi người: “sự thất vọng của chàng khiến cho loài hổ báo cũng phải rõ nước mắt…đau buồn chồng chất buồn đau, nước mắt tuôn rơi hầu như để đem lại những nỗi bất hạnh ”[10,290]. Chàng ra về trong khi trăng đang lặn trên bầu trời. “Trăng lặn bao giờ cũng buồn, và chàng chợt nghĩ đến hoàn cảnh của nó cũng khá giống với cảnh ngộ của mình. Ánh trăng chiếu vào màu đỏ thắm của chiếc áo tình nhân và chính mặt trăng

cũng có vẻ đang khóc”[10,293].

Ánh trăng trong tác phẩm diễn tả phong phú tâm trạng con người nhất. Ánh trăng như giãi bày nhiều cung bậc tình cảm, chứa chất bao nhiêu tâm sự. Ánh trăng khi tròn khi khuyết, ánh trăng mùa thu hay mùa đông, xuất hiện lúc vui hay lúc buồn đều rất đẹp và biểu cảm. Dường như ánh trăng chiếu khắp góc khuất của tâm trạng. Nhìn ánh trăng có thể thấy được suy nghĩ con người lúc này. Và chính ánh trăng cũng bị khúc xạ bởi tâm trạng. Vậy nên ánh trăng đang khóc hộ cho Genji trước quyết định lên đường. Ngày ra đi mà chưa hẹn ngày tái ngộ, biết đâu là nẻo đường đời ở tương lai. Sóng nước trùng dương bao la còn thế giới mai sau có vẻ mù mịt sương khói và bất ổn.

Suốt cuộc đời Genji luôn được sự răn dạy của vua cha. Hình bóng vua cha như đi suốt cuộc đời của chàng. Bởi vậy trước khi đi xa, Genji đến mộ chia tay cha. Ở đây, “cỏ mọc rậm rạp trên lối mòn dẫn tới mộ. Sương như tụ lại nặng nề hơn dưới bước chân đi. Trăng đã lấp sau một đám mây và vườn cây nom tối sầm và khủng khiếp. Tưởng chừng như khi trở lại, chàng có thể lạc đường.”[10,296]. Cảnh vật tĩnh mịch đến hoang vu. Sương dường như “nặng nề” hơn bao giờ hết. Hạt sương vốn nhẹ bám đầu ngọn cỏ vậy mà giờ đây nó đang chở nặng tâm trạng khiến chùng xuống. Một cảm giác cô liêu đến ghê rợn khiến con người không khỏi cảm giác cô đơn. Nhất là khi lìa xa chỗ này để đến một nơi chưa bao giờ chàng bước chân tới. Có thể là còn kinh khủng hơn những gì ở đây.

Genji không quên chia tay các tình nhân của mình, nhất là đối với Murasaki. Chàng dành cho nàng một ngày thật êm ả. Nhưng thời khắc chia tay cũng sẽ đến. Họ hẹn thế với nhau rồi dùng dằng, đành dứt áo ra đi. Thiên nhiên hiện ra trong giây phút đó thật buồn: “Hôm đó là một ngày

xuân dài, gió xuôi…chàng thấy tất cả sự vật buồn bã, xa lạ…Trạm Oe điêu tàn đổ nát, chỉ còn là một vườn cây thông đánh dầu nơi đó đã được xây dựng hồi xưa”. Cảnh vật hoang sơ và xa lạ, dường như nín lặng trong nỗi buồn của con người khiến ngày như dài thêm và gió cũng không muốn khuấy động không gian. Thiên nhiên, cảnh vật và lòng người chảy xuôi theo thời gian để tất cả trôi qua một cách hờ hững. Genji lúc này như sống với quá khứ, trong ảo ảnh của hiện tại. Suốt hành trình, khuôn mặt nàng Murasaki in đậm tâm trí chàng, lòng thì đau như dao cắt.

Khi chàng từ biệt mọi người thì ánh trăng dịu dàng, buồn bã. Trăng lặn bao giờ cũng buồn khiến chàng nghĩ đến cảnh ngộ của nó cũng như của mình. Ánh trăng chiếu vào màu đỏ thắm của chiếc áo người tình nhân và chính mặt trăng có vẻ cũng đang khóc. Khắp triều đình chìm đắm trong cảnh sầu não khôn nguôi.

Đến quá nửa chiều thì chàng tới nơi. Bao nhiêu niềm thương nhớ trào dâng cùng sóng nước biển đông vỗ vào mạn thuyền. Trong tâm trạng con người như thế thì ngay cả ở Suma gió mùa thu cũng mang đến buồn bã. Ở nơi lưu đày mùa thu im lặng và hiu quạnh. “Sóng vỗ bờ-như lời than của nỗi lòng ao ước bất lực. Gió vi vu-như kẻ đưa thư cẩu những ai đang buồn đau”[10,305]. Những ngọn gió ở đảo khéo nói hộ lòng người. Nó chuyển tải hết cả những nỗi đau niềm nhớ. Niềm bi cảm dường như bao phủ khiến con người cũng không còn thiết tha gì nữa ở cuộc đời chỉ muốn trốn chạy khỏi chính mình. Và khi nằm mơ nhìn thấy cha già hiện về, Genji lại thấy “những đám mây vạch những đường buồn bã ngang bầu trời”[10,32]. Đám mây như cắt ngang miền tâm trạng. Những đường “buồn bã” xoẹt qua ôm lấy không gian mênh mông sầu thảm.

Hình ảnh nỗi buồn giăng mắc qua không gian như thế thật độc đáo và nói được rất nhiều về tâm trạng kẻ lưu đày đang một mình ở chốn quạnh

hiu này. Nằm trên đảo hoang vu, mênh mông, con người như ôm trọn cả không gian đất trời trong tầm mắt khiến nỗi buồn dễ dàng lan toả khắp không gian. Nỗi buồn không cần bao trùm lấy bầu trời mà chỉ cần những đường vạch cũng đủ để không gian ấy thấm đẫm nỗi sầu. Và chính “Chàng mang trong mình nỗi buồn bi thiết của hiện hữu. Chàng có khả năng đồng cảm với mọi người và thiên nhiên. Đó là tính chất lỗi lạc của chàng”[7,124].

Chia tay để ra đi thật là khó khăn nhưng khi trở về chia tay với người ở lại càng khó hơn gấp bội. Mối tình chóng vánh ở chốn lưu đày làm cho Genji càng ảo não:

“Sóng lùi khỏi bãi buồn sao

Kẻ đi người ở buồn nào buồn hơn” Nàng đáp lại lời chàng:

“Chàng đi lều cỏ tan hoang

Ước gì em được đi cùng sóng kia”

Họ chứa chan nước mắt, những giọt lệ tiễn biệt vô cùng lưu luyến. Có lẽ nói đến chia tay là nói đến nỗi buồn và nước mắt biệt li. Cho nên không có cuộc chia ly nào dễ dàng và dứt khoát. Khi chia tay quê nhà Akashi và mẹ lên chốn kinh thành còn Bố cô ở lại, “Mùa thu buồn man mác. Gió mùa thu lạnh lẽo và côn trùng mùa thu ồn ã, nỉ non khi ngày đã rạng sáng và cũng là ngày li biệt.”. Nói đến mùa thu là nói đến nỗi buồn nhưng càng buồn hơn khi có ngày li biệt. Cho nên mùa thu lạnh lẽo vô cùng, tê tái thịt da. Sương giăng cũng gieo vào lòng người nỗi buồn thảm. Sương sớm như xoá nhoà tất cả và người ở lại chỉ còn ánh mắt giõi theo nhưng mờ nhân ảnh, chỉ nhìn thấy sương mù xa xa. Lòng người cũng ngổn ngang trăm mối. Sương như tấm màn che lấp vạn vật, ngăn cách không gian khiến giờ khắc li biệt thêm muôn vàn nhớ thương, sầu tủi.

Cho dù sự ra đi không hẹn ngày về nhưng cả người đi và kẻ ở vẫn hi vọng một ngày tương lai sẽ được sum vầy. Còn sự ra đi theo sinh mệnh của cuộc đời thì thật khó khăn để chấp nhận sự thực đớn đau đó. Thiên nhiên trước thời khắc chia lìa cuộc đời con người cũng đau khổ không kém.

Ngay tại nhà bà ngoại, trước tâm trạng đau khổ của sự chia lìa, Kiritsubo mất, nhà văn đã miêu tả thiên nhiên tồn tại trong thế cô tịch, cảnh vật chìm trong bóng tối. Cây cối rậm rạp không được ai chăm sóc. Gió cũng gào thét hãi hùng. Nhìn thiên nhiên ai cũng thấy có một sự bất ổn tồn tại ở nơi đây. Quạnh hiu và cô liêu đến mức chỉ có ánh trăng là biết xoay xở để lườn qua lá cành chằng chịt. Trong khi đó vua cha của Genji đang đợi tin của nàng hầu Myobu. Họ gặp nhau khi đêm đã muộn, trăng đã xuống phía trên đồi, không khí trong sáng như pha lê, gió mát lạnh, và tiếng nỉ non của côn trùng trong cỏ mùa thu tưởng chừng cũng mang lại nước mắt. Cảnh tượng khiến Myobu không thể cầm lòng được:

“Đêm thu ngắn, khôn cầm nước mắt. Cảnh vắng thanh dế mệt mỏi nỉ non.” Bà ngoại Genji:

“Buồn bã thay tiếng côn trùng trong lau sậy Buồn bã hơn, sương rơi xuống tự trời mây.”

Thiên nhiên mùa thu độc nhất âm thanh côn trùng rên rỉ như cùng khóc than, còn sương rơi như dòng nước mắt tuôn chảy từ bầu trời đêm thanh vắng. Mọi vật như tham gia góp thêm vào sự chua xót, nỗi buồn thương da diết. Tất cả nỗi buồn của sự mất mát đó thấm đẫm vào cảnh vật:

“Lệ mờ trăng, mờ cả hoàng cung.

Giữa lau sậy, căn nhà kia cũng mờ đi trong lệ” Thiên nhiên như bị phủ vây bởi niềm đau của nhà vua cho nên “lệ

mờ trăng” và “nhà kia cũng mờ đi trong lệ”.Sự đau khổ cứ tuôn chảy mãi không thôi như những giọt lệ tràn. Không thể miêu tả hết được cảm xúc của con người lúc này, nhà văn mượn thiên nhiên để nói hộ lòng người đang giằng xé bởi nỗi đau. Thiên nhiên bao la và mênh mông nhưng lại bị ôm trọn bởi tình cảm của con người. Sự xót thương của nhà vua trước cái chết của quý phi khiến tất cả cảnh vật đều rơi lệ. Tình yêu của vua dành cho nàng thắm thiết và ân tình.

Gái thuyền quyên khó ở lâu bên cạnh trai anh hùng, nhất là những chàng trai hào hoa, phong nhã, có vị trí xã hội cao như Genji. Mỗi người phụ nữ qua đi trong cuộc đời chàng khó mà giữ nổi linh hồn cho đến khi đầu bạc răng long. Hầu hết họ ra đi khi còn quá trẻ. Tuy nhiên hầu hết vẫn có một thời gian bên chàng đủ để đắm say và đau khổ. Có một nhân vật ra đi quá nhanh khiến người trong cuộc cũng ngỡ ngàng, chua xót. Nàng hoa phấn là một nhân vật như thế.

Sự ra đi của nàng đầy bí ẩn, trong một không khí rợn ngợp, âm thanh như những tiếng ma hời. Lúc nàng chết đã quá nữa đêm thì cảnh vật cũng lên cơn cuồng nộ. Gió dường như thổi mạnh hơn, gào rú sầu thảm trên các rặng thông. Còn âm thanh của đêm nghe kinh sợ bởi tiếng kêu lạ lùng, trống rỗng của một con chim đêm vọng lại. Cảnh vật ấy cùng với cái xác không hồn nằm kia không một lời giải thích đã tạo nên cảnh tượng hãi hùng, khiến con người cảm thấy hoảng sợ. Nằm bên cạnh nàng mà chàng vẫn không hiểu được, không chấp nhận được cái chết của nàng. Lòng chàng lớp lớp buồn đau lẫn nỗi thất vọng cay đắng, sự hoang mang đến tột độ. “Sao nàng không để ta nghe tiếng nàng một lần nữa”. Ta trao cho nàng tình yêu của ta, nhưng đến nông nỗi nào mà chưa gì đã nửa đường đứt gánh, nàng bỏ ta ở lại với nỗi thảm sầu cơ cực này?” chàng oà khóc nức nở không thôi”[10,108]. Và “Lúc này ngày đầu mùa đông. Mưa rơi lạnh lẽo

như để đánh dấu ngày li biệt, bầu trời âm u buồn bã.” [10,117]. Sự ra đi đột ngột của nàng Hoa Phấn khiến cho bầu trời cũng sầu muôn nẻo. Genji bị một cú sốc về tinh thần nghiêm trọng khiến chàng phải lên núi chữa bệnh.

Dường như thiên nhiên không thể nào khác được khi chứng kiến cảnh tượng của con người buồn đau. Cảm thức aware trải rộng khắp, chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genjicủa Murasaki Shikibu (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)