Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 25)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LI ̣CH VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

1.2. Điều kiện phát triển du li ̣ch văn hóa

1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

1.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục.

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trắ dọc theo sông hoặc ven biển.

Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đắch chủ yếu phục vụ du lịch. Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.

Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện

việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.

Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

- Các công trình cung cấp điện, nước: khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyênẦ Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lạiẦ du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trắ của khách.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

1.2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá nhằm thoả măn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. Đây chắnh là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch, bao gồm các yếu tố cơ sở vật chất của ngành du lịch và của các ngành khác trong nền kinh tế tham gia vào việc khai thác các tiềm năng du lịch như: hệ thống đường sá, cầu cống, bưu chắnh viễn thông, điện, nước,...

Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trắ, các phương tiện vận chuyển,.. bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ. Đây là các yếu tố đặc trưng trong hệ thống cơ sở vật chất của ngành du lịch, là yếu tố trực tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách.

Việc phân chia khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên cũng cần phải xác định việc phân chia này chỉ có tắnh chất tương đối, bởi lẽ khó tách bạch rạch ròi các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng khi mà ngay trong các khu du lịch cần phải có những yếu tố này và nó có thể do chắnh các doanh nghiệp du lịch tạo ra. Vắ dụ đường đi, các khuôn viên hay các công trình kiến trúc bổ trợ trong các khu du lịch và thậm chắ trong một khách sạn.

1.2.3. Nguồn nhân lực

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội trong cộng đồng.

Theo Bộ Luật lao động Việt Nam [2001,trang 1] nguồn nhân lực: Là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa :

- Theo nghĩa rộng nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển.

- Theo nghĩa hẹp nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn nhân lực được xem xét, đánh giá ở hai phương diện: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

- Số lượng nguồn nhân lực là chỉ quy mô, cơ cấu tuổi, giới tắnhẦ

- Chất lượng nguồn nhân lực là khả năng tổng hợp về thể lực, trắ lực, kỹ năng, phong cách, đặc điểm lối sống, tinh thần và đặc biệt là khả năng nghiên cứu, sáng tạo, tiếp thu tiến bộ khoa học Ờ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xă hội.

Điểm khác nhau giữa các nước trong quan niệm về nguồn nhân lực là ở độ tuổi quy định. Có nước quy định tuổi bước vào hoặc bước ra sớm hơn, có nước lại muộn hơn. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các nước đều quy định cận dưới của độ tuổi lao động là 15, còn tuổi bước ra thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia.

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với phát triển du lịch:

Ngành Du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực lớn với nhiều loại trình độ do tắnh chất đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Trong kinh doanh du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Cả hai yếu tố đó của người lao động đều quyết định mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sự đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng thường chịu ảnh lớn rất lớn của quá trình giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên phục vụ. Mỗi một cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên trực tiếp tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Chẳng hạn trong nhà hàng, khách hàng không chỉ mua các món ăn, đồ uống ở bộ phận bếp tạo ra mà còn mua cả dịch vụ phục vụ khách của nhân viên nhà hàng. Khách hàng chỉ thỏa mãn khi các món ăn, đồ uống, và dịch vụ tại nhà hàng tốt, khách hàng sẽ không hài lòng khi một trong các yếu tố đó kém. Đặc trưng này càng đòi hỏi phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là của những người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chịu tác động chủ yếu bởi thái độ phục vụ nhã nhặn, ứng xử lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ khách, phẩm chất trình độ nghiệp vụ của nhân viên, và tiêu chuẩn về phòng ngủ, món ăn, đồ uống, tiện nghi của các đơn vị kinh doanh du lịch. Điều đó chứng minh rằng, nhân lực du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch.

1.2.4. Chắnh sách phát triển

Đây là điều kiện tiêu quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ một quốc gia dù có giàu có về tài nguyên, nhân lực. .. nhưng thiếu về đường lối, chắnh sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển được. Đường lối, chắnh sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối - chắnh sách phát triển

phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do sự bùng nổ của du lịch cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiêù nước. Do vậy cần phải có các chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tắnh tổng hợp và được phối hợp một cách nhịp nhàng.

Theo tác giả Arthur Pedersen có công trình nghiên cứu Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới. Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới [tr. 85]cho rằng ỘCác nhà hoạch định chắnh sách cần thúc đẩy các biện pháp phân phối nguồn lợi từ du lịch một cách công bằng hợp lý trong cả nước hoặc khu vực, cải thiện trình độ phát triển kinh tế xã hội và đóng góp vào việc giảm nghèo ở những nơi cần thiết.Ợ

Theo Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

- Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng của GDP, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội;

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, với các đầu mối; tập trung phát triển theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong khi khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh;

- Phát triển du lịch đồng thời trong nước và quốc tế; phải quan tâm đến du lịch trong nước quốc tế; tăng cường quản lý du lịch outbound;

- Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; để đảm bảo bảo vệ cảnh quan và bảo vệ môi trường; để duy trì an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội;

- Để thúc đẩy sự tham gia của xã hội trong và huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; để sử dụng đầy đủ các tiềm năng quốc gia và lợi thế về các yếu tố tự nhiên, văn hóa dân tộc và các điểm mạnh đặc trưng của từng địa phương trong cả nước, tăng cường các kết nối cho phát triển du lịch.

1.2.5. Những điều kiê ̣n về thi ̣ trường

Theo nghĩa hẹp : ỘThị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch,

tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịchỢ.

Theo nghĩa rộng : ỘThị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan

hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịchỢ.

1.2.5.1. Thị trường quốc tế

Du lịch trên toàn thế giới tăng trưởng liên tục mặc dù có nhiều biến động kinh tế, chắnh trị, xã hội cũng như khắ hậu chung. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), tổng lượng du khách toàn cầu không ngừng gia tăng, từ 674 triệu lượt khách năm 2000 lên 939 triệu lượt khách vào năm 2010 và năm 2011 đạt 980 triệu lượt khách. Du lịch đã trở thành nhu cầu của xã hội hiện đại. Đối với các thị trường khách Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, du lịch từ lâu là nhu cầu thiết yếu trong các thời gian nhàn rỗi, các kỳ nghỉ trong năm. Nhu cầu này cũng ngày một phát triển trong xã hội hiện đại của các thị trường khách Bắc Á, Đông Âu. Nhu cầu dịch chuyển từ điểm nọ đến điểm kia tạo ra nhu cầu du lịch dưới các mục đắch cụ thể khác nhau, theo số liệu cụ thể của Tổ chức du lịch thế giới , du lịch với mục đắch nghỉ dưỡng, giải trắ và theo kỳ nghỉ vẫn là nhu cầu chắnh, tiếp đến là khách đi du lịch với các mục đắch như thăm thân, du lịch tôn giáo, chữa bệnh, thương mại, ... Như vậy, các nhu cầu nghỉ dưỡng vẫn chiếm hàng đầu và vẫn được coi là mục đắch thu hút của các điểm đến du lịch.

Về các hoạt động du lịch mà khách ưa thắch hiện nay, với xu thế phát triển du lịch và việc xuất hiện nhiều loại hình và điểm đến mới trong xu thế cạnh tranh gia tăng, nhu cầu thưởng thức của du khách cũng thay đổi, tuy nhiên theo các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch tới các khu vực thiên nhiên, hưởng thụ trong các kỳ nghỉ vẫn giữ vai trò quan trọng. Nếu Châu Âu là nôi của các thị trường gửi khách và nhận khách lớn hàng đầu thế giới với rất nhiều danh lam thắng cảnh

thống kê và phân tắch của Tổ chức du lịch thế giới, nhu cầu đi du lịch đến các điểm nắng và biển xanh truyền thống của miền Nam Âu và Địa Trung Hải vẫn tiếp tục là điểm đến được ưa thắch và có tỷ lệ tăng trưởng cao.

Năm 2011, khu vực có tăng trưởng khả quan nhất về lượng du khách là châu Âu. Khu vực châu Á do bị ảnh hưởng biến cố động đất, sóng thần và cháy nhà máy điện hạt nhân ở Nhật nên mức tăng lượng khách đến đã giảm, UNWTO dự báo các nền kinh tế đang trỗi dậy, chủ yếu ở châu Á, sẽ cùng các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) dẫn đầu sự tăng trưởng của ngành du lịch toàn cầu trong những năm tới đây.

Khu vực ASEAN hiện nay có sức hấp dẫn lớn với du khách, thu hút từ các thị trường khách xa là Tây Âu và Bắc Mỹ, đến các thị trường trong khu vực là Bắc Á, đến việc tăng trưởng hiện nay của các hãng hàng không giá rẻ dẫn đến việc gia tăng trong nội vùng, gia tăng lượng khách đi lại giữa các nước ASEAN.

1.2.5.2. Thị trường trong nước

Nhìn chung, sau đợt suy giảm vào năm 2009 (tổng số khách du lịch đạt hơn 3,70 triệu lượt khách giảm gần 11% so với năm 2008), lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang trên đà phục hồi, tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong cơ cấu khách du lịch, tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách nội địa tăng lên nhanh chóng, khách du lịch ra nước ngoài có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Hệ thống kết cấu hạ tầng được nhà nước quan tâm hỗ trợ và thu hút được các thành phần tham gia đầu tư. Cơ sở vật chất của Du lịch được đầu tư và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư khu vực tư nhân tăng nhanh, có những đột phá tuy nhiên nhìn chung vẫn còn manh mún, dàn trải về quy mô, tự phát, tắnh đồng bộ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)