Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 52 - 67)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LI ̣CH VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

2.2. Điều kiện phát triển du li ̣ch văn hóa của Bạc Liêu

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Di tắch lịch sử văn hóa

Bạc Liêu có 31 di tắch lịch sử được xếp hạng trong đó có 10 di tắch cấp quốc gia và 21 di tắch cấp tỉnh với những di tắch nổi bật:

- Đền thờ Bác Hồ: Tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi được xây dựng từ năm 1972, hiện nay được trùng tu mở rộng với diện tắch hơn 45.000m2. Là công trình có ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện tình cảm của Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu đối với Bác. Đền thờ được công nhận là di tắch lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

- Khu căn cứ Tỉnh ủy: Tại xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân được xây dựng trên diện tắch hơn 37.000 m2 là di tắch lịch sử mang ý nghĩa lịch sử, chắnh trị to lớn của Đảng bộ, Quân và Dân Bạc Liêu; đây cũng là điểm tham quan thu hút khách du lịch của tỉnh.

- Di tắch lịch sử quốc gia Đồng Nọc Nạng: là nơi diễn ra sự kiện đấu tranh chống lại cường hào cướp đất của nông dân trước khi có Đảng vào năm 1928. Khu di tắch nằm tại ấp 4 xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai được công nhận là di tắch lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay ở đây đã tổ chức lễ hội đồng Nọc Nạng và thu hút khá đông khách tham quan.

- Di tắch kiến trúc nghệ quốc gia Tháp cổ Vĩnh Hưng: là dấu tắch duy nhất của văn hóa Óc eo còn lưu dấu ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ IV Ờ XIII, địa điểm ấp Trung Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, được công nhận là di tắch kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

- Di tắch lịch sử Chùa Kom Phi Sakor Prêkchou (chùa Xiêm Cán): tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc sắc của người Khmer Bạc Liêu được xây dựng gần 130 năm

- Di tắch kiến trúc nghệ thuật Phước Đức cổ miếu (chùa Bang): tại số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở Bạc Liêu được xây dựng vào khoảng năm 1810.

- Đồng hồ đá hay còn gọi là Đồng hồ thái dương được nhà Bác học Lưu Văn Lang xây dựng vào đầu thế kỷ XX, nằm trên đường 30/4, phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là chiếc đồng hồ đá duy nhất, độc đáo nhất của Việt Nam xem giờ bằng năng lượng mặt trời.

- Di tắch lịch sử quốc gia nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Bạc Liêu, tháng 2/1930, tại ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải.

Ngoài ra có khá nhiều điểm di tắch, các cơ sở tôn giáo có khả năng khai thác thành các điểm tham quan du lịch như :

 Nhà cổ Bạc Liêu với hệ thống nhà ở xây dựng từ thời Pháp (TP Bạc Liêu)  Cây xoài cổ (TP Bạc Liêu).

 Di tắch lịch sử quốc gia Chùa Cỏ Thum (huyện Hồng Dân)  Di tắch lịch sử Đình Phong Thạnh (huyện Giá Rai)

 Di tắch lịch sử Thánh Thất Giồng Bốm (huyện Giá Rai)  Chùa Ông, Chùa Bà (TP Bạc Liêu).

Các di tắch văn hóa khác

Di tắch văn hóa lịch sử gắn liền với giai thoại về Công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu là một nhân vật có thật trong lịch sử4 và những giai thoại về ông đến nay vẫn còn được truyền tụng và có sức cuốn hút mạnh mẽ du khách đến với Bạc Liêu. Hiện nay, các di tắch gắn với các giai thoại của công tử Bạc Liêu tọa lạc tại nhà của Công tử Bạc Liêu tại số 31, Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng vào thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX, theo lối kiến trúc phương Tây toàn bộ vật liệu đều đem từ Pháp về. Hiện nay đang được khai thác thành nhà hàng Ờ khách sạn Công tử Bạc Liêu.

4 Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900 là con một trong những đại điền chủ ở đất Bạc Liêu giàu nhất Việt Nam thời Pháp thuộc. Những cuộc ăn chơi, phong cách tiêu tiền của ông đã trở thành giai thoại và Công tử Bạc Liêu đã trở thành một thuật ngữ không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà còn trong cả văn học.

Dưới góc độ du lịch những giá trị gắn liền với các giai thoại về Công tử Bạc Liêu là những tiềm năng có thể khai thác phát triển các sản phẩm du lịch mang tắnh đặc thù cho Bạc Liêu như các tour du lịch theo phong cách tiêu khiển của Công tử Bạc Liêu, các sản phẩm lưu niệm gắn với giai thoại Công tử Bạc LiêuẦ

Di tắch văn hóa lịch sử gắn liền với bản Dạ cổ hoài lang

Bản Dạ cổ hoài lang của nhạc sỹ Cao Văn Lầu5 được sáng tác năm 1919. Từ đó đến nay đã trở thành bản vọng cổ , là bài ca vua trong nghệ thuật sân khấu cải lương. Bản Dạ cổ hoài lang chắnh là sự kết tinh của những giá trị nhân văn , nghệ thuật và lịch sử . Bạc Liêu còn là cái nôi của nghệ thuật đờn ca t ài tử Nam Bộ vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hiện nay ở Bạc Liêu, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, TP Bạc Liêu, trên con đường mang tên Cao Văn Lầu, có thể nói đây là di tắch về đờn ca tài tử độc đáo nhất hiện nay thu hút rất đông du khách đến tham quan, tìm hiểu về Dạ cổ hoài lang6và nghệ thuật đờn ca tài tử. Hàng năm Lễ hội Dạ cổ hoài lang được tổ chức và là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của Bạc Liêu.

Dưới góc độ du lịch , cũng giống như thương hiệu ỘCông tử Bạc LiêuỢ , những giá trị gắn liền với ỘDạ cổ hoài langỢ và nhạc sỹ Cao Văn Lầu đều là những tiềm năng có giá trị để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch mang tắnh đặc thù cho Bạc Liêu.

Các di tắch gắn với đời sống văn hóa tâm linh

Bạc Liêu có những tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với dân cư Bạc Liêu và cả Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các tài nguyên này có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch

5 Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu sinh ngày 22/12/1890 tại xóm Cái Cui, làng Chắ Mỹ, sau sáp nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 1901, ông Cao theo gia

- Quán âm Phật đài Ờ gắn liền với tắn ngưỡng thờ Quán âm Nam Hải của người dân vùng biển Nam bộ: Nằm ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu thờ Quán âm Nam Hải7. Đây là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách, đặc biệt trong các dịp lễ hội.

- Tục thờ cá Ông Ờ một trong những phong tục phổ biến nhất ở các tỉnh ven biển Việt Nam8 Tại Bạc Liêu lăng cá ông được xây dựng ở Gành Hào, huyện Đông Hải, nơi đây còn lưu trữ được bộ xương và da cá ông rất lớn. Khu thờ Cá Ông tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình cũng là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách. Lễ hội nghinh ông Gành Hào là một sự kiện văn hóa lớn, nổi tiéng thu hút rất đông người tham dự

- Nhà thờ Tắc Sậy: Nằm ở huyện Giá Rai: là một trong những điểm hành hương nổi tiếng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn cả Vùng đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút hàng chục ngàn khách hành hương, tham quan.

Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

Không gian văn hóa gắn với cuộc đời sống thực tế thể hiện sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc Kinh Ờ Khmer Ờ Hoa

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 3 dân tộc chắnh là người Kinh, người Khmer và người Hoa cùng chung sống. Quá trình chung sống hàng trăm năm đã tạo ra cho Bạc Liêu một nền văn hóa tương đối độc đáo, có sự giao thoa văn hóa song vẫn có những nét riêng biệt. Các đặc điểm văn hóa này tạo thành những đặc trưng văn hóa độc đáo được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày của các dân tộc có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như các phong tục, tập quán, các cơ sở tôn giáo như Tháp cổ Vĩnh Hưng di tắch văn hóa Oc-eo; chùa Xiêm Cán, Chùa Cù lao của người Khmer; chùa Ông, chùa Bà của người HoaẦ

7 Tục thờ Quán âm Nam Hải, được coi là một vị phúc thần phù hộ cho dân biển, rất phổ biển trong các vùng biển ở Việt Nam và nam Trung Quốc.

8 Cá Ông ở Gành Hào là cá Nhám voi (cá Mập voi) được phát hiện vào ngày 18/5/2010 dài 9,7 m, vòng bụng 5 m, nặng khoảng 13 tấn. Hiện được thờ tại lăng cá ông Gành Hào, huyện Đông Hải.

Lễ hội

- Lễ kỳ yên: Ở Bạc Liêu, lễ kỳ yên là lễ cúng đình lớn nhất trong các lễ dân gian, nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, làng xóm được mùa, xóm làng yên vui. Lễ kỳ yên ở Bạc Liêu nặng phần lễ, nhẹ phần hội và thường diễn ra vào 3 tháng âm lịch đầu năm.

- Lễ hội Nghinh Ông: với nghi thức ra khơi của hơn 300 tàu đánh cá đầy ấn tượng, diễn ra ngày 10/3 âl tại Lăng Ông thị trấn Gành hào, huyện Đông Hải. Theo lưu truyền trong dân gian, Ộcá ÔngỢ là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì Ngài sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi cá Ông gặp nạn hoặc chết, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng. Hiện tại, ở Gành Hào và một số địa phương khác trong tỉnh đều lập miếu thờ bộ cốt (xương) cá Ông . Đây là một tập tục lâu đời của ngư dân miền biển Gành Hào Ờ Bạc Liêu, đây là lễ hội dân gian truyền thống được lưu truyền gìn giữ hàng năm, do vậy mà không ai bảo ai, hễ đến ngày lễ (9 đến 10 tháng 03 â.l), có hàng vạn người từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh về tham dự

- Dạ cổ hoài lang: Lễ hội ỘDạ cổ hoài langỢ được diễn ra 3 ngày từ 13 -15/ 08 âm lịch hằng năm tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, TXBL. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, hội chợ Thương mại Ờ du lịch, ẩm thực Nam bộ Ầ với sự tham gia của đông đảo du khách, đặc biệt là giới văn, nghệ sĩ.

- Quán âm Nam Hải: Lễ hội Quán âm Nam Hải giàu giá trị văn hóa tâm linh, diễn ra 3 ngày từ ngày 21 - 23/3 âm lịch hàng năm tại Khu Phật Bà Nam hải, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu. Lễ hội thu hút rất đông đảo khách hành hương trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, chiêm bái.

- Đồng Nọc Nạng: Lễ hội ỘĐồng Nọc NạngỢ diễn ra từ ngày 15 - 17/2 âm lịch tại khu di tắch Lịch sử Nọc Nạng tại thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai. Lễ hội để

tri ân các bậc tiền nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào cướp đất của nông dân trước khi có Đảng.

- Lễ hội đền thờ Chủ tịch Hồ Chắ Minh:Hàng năm có hai ngày lễ hội chắnh được tổ chức tại đền thờ: đó là ngày 19/5 và ngày 3/9 ( nay sửa lại là ngày 2/9) dương lịch. Việc tổ chức lễ hội thể hiện tình cảm sâu nặng, đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chắ Minh vĩ đại.

Ngoài ra còn một số lễ hội khác như: lễ Đônta, lễ Ooc om bocẦ

Nghề thủ công truyền thống

Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng được hình thành và phát triển từ khá lâu đời, với các nghề chủ yếu như: Đan lát, dệt chiếu, rèn, mộc gia dụng, làm bánh tráng, làm muối, dệt vải mùng, thủ công mỹ nghệ, đan vá lưới, Ầ Hoạt động sản xuất của làng nghề trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp Ờ tiểu thủ công nghiệp của địa phương, giải quyết thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn. Một số sản phẩm của làng nghề Bạc Liêu như: giỏ xách, các sản phẩm đan lát từ tre, trúc,Ầ. đã được nhiều khách hàng ưa chuộng, mua làm quà lưu niệm khi đến du lịch Bạc Liêu.

- Nghề đan lát: thuộc địa phận ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước

Long, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 22/10/2009 tại huyện Phước Long, UBND huyện tổ chức lễ công nhận làng nghề đan lát truyền thống ở ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông là làng nghề truyền thống. Đây là làng nghề đầu tiên trong tỉnh được công nhận theo Nghị định 66/2006 của Chắnh phủ về Ộ phát triển các ngành nghề truyền thống địa phươngỢ. Toàn ấp Mỹ 1 hiện có 437 hộ dân, với trên 2.860 nhân khẩu, trong đó có 188 hộ dân tham gia nghề đan lát truyền thống, với trên 1.260 lao động trực tiếp làm nghề đan lát, sản phẩm làm ra chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như: cần xé, mê bồ, thúng, nia, xịa, rổ, Ầ

- Nghề mộc: thuộc địa phận ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng

Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 05/11/2009 tại huyện Hồng Dân, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hồng Dân kết hợp với cấp ủy Ờ chắnh quyền xã Ninh Hòa đã tổ chức lễ công

nhận làng nghề mộc gia dụng ấp Ninh Thạnh II Ờ xã Ninh Hòa là làng nghề truyền thống. Nghề mộc là một nghề được hình thành từ rất lâu đời của người dân ấp Ninh Thạnh II, chủ yếu là cha truyền con nối từ đời này sang đời khác , cứ duy trì và phát triển mãi cho đến hôm nay . Sản phẩm chủ yếu của làng là giường, tủ, sập, tràng kỷ, bàn, ghế, đôn chậu cảnh, tượng, phù điêu, câu đối, ghe thuyền

- Nghề làm muối: tại Bạc Liêu đã có truyền thống từ lâu đời. Chẳng những

thế, muối Bạc Liêu còn nổi tiếng về chất lượng, giá bán có lúc tăng rất cao nên đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và nâng cao đời sống của diêm dân địa phương.

- Nghề dệt chiếu: thường sản xuất các loại chiếu trắng và chiếu màu hoặc

theo yêu cầu của khách. Đa phần các hộ làm chiếu ở đây là sản xuất chiếu trắng, giá trị kinh tế mang lại không cao, chủ yếu là tận dụng được thời gian nhàn rỗi và kinh nghiệm được truyền lại để sản xuất. Đa phần các hộ làm làng nghề chiếu đều có thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, trình độ học vấn không cao nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Văn hóa ẩm thực

Quá trình cộng cư lâu dài của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, sự hòa quyện của văn hóa tạo thành một dấu ấn khó phai trong lòng du khách, bạn bè gần xa khi đã một lần đến với Bạc Liêu. Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa ẩm thực của Bạc Liêu.

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để "tán" gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú của ba dân tộc Kinh- Hoa- Khmer. Nhiều du khách khi đến đây đều thắch được khám phá. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng gắn liền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)