Nhƣ̃ng bài ho ̣c kinh nghiê ̣m trong viê ̣c phát triển du li ̣ch văn hóaBản Sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 41)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LI ̣CH VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

1.3. Nhƣ̃ng bài ho ̣c kinh nghiê ̣m trong viê ̣c phát triển du li ̣ch văn hóaBản Sắn

Chải- SaPa

Bản Sắn Chải cách thị trấn Sa Pa khoảng 4 km, nằm trên sườn núi thuộc dãy Hoàng Liên, phần lớn địa phận của Bản nằm trong hoặc sát kề với Vườn quốc gia Hoàng Liên với những dãy rừng nguyên thủy bạt ngàn với hệ sinh thái đa dạng và quý hiếm. Nơi đây chủ yếu là người dân tộc H' Mông có khoảng 120 hộ gia đình di cư từ Trung quốc sang từ thế kỷ thứ 17. Cuộc sống dựa vào sự du canh, du cư, canh tác nương rẫy và khai thác các sản phẩm từ rừng. Dân tộc HỖMông sống tại Bản Sin chải có một truyền thống văn hóa dân tộc, tập quán, tắn ngưỡng tồn tại hàng ngàn đời nay, có một kho tàng về các điệu múa, các bài hát tiếng dân tộc, có hàng thủ

Ở đây hàng năm đã thu hút được khách đến tham quan nghỉ ngơi, đặc biệt kể từ khi thực hiện chắnh sách mở cửa và hội nhập thì lượng khách du lịch quốc tế đến tham quan tăng lên nhanh chóng. Để giữ gìn được các nét bản sắc văn hóa dân bản và mang lại lợi ắch kinh tế cho toàn thể cộng đồng, huyện Sa pa đã áp dụng một số biện pháp phát triển du lịch vừa mang lại lợi ắch cho người dân địa phương, lại vừa giới thiệu nét văn hóa đời sống hằng ngày của người dân nơi đây như:

- Tổ chức cung cấp nhà trọ, ăn uống và một số hộ đã sản xuất cung cấp lương thực thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh.

- Hướng dẫn địa phương sẽ đưa đường khách thực hiện chương trình du lịch leo núi. Tổ chức các chương trình du lịch cho khách tham quan tìm hiểu về hệ sinh thái tại các dãy núi Phanxiphang

- Tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản tìm hiểu về văn hoá, phong tục tập quán và cuộc sống cộng đồng dân tộc.

- Tổ chức các chương trình văn nghệ biễu diễn phục vụ khách. Trình diễn các hoạt đông sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêu và dệt.

Sự thành công bước đầu của mô hình là thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan làng bản, tạo ra nguồn thu mới cho cộng đồng dân cư ở Bản Sắn Chải.

Về mặt văn hoá: Hoạt động du lịch đã nâng cao niềm tự hào của người dân trong bản về giá trị văn hoá bản địa đặc biệt cho thế hệ trẻ, cộng đồng dân cư nhận thấy trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn nền văn hoá dân tộc, cũng như phong tục tập quán.

Về mặt xã hội, nâng cao được vai trò làm chủ của cộng đồng, trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên và toàn xă hội, cải thiện được điều kiện sinh hoạt nông thôn, tạo ra sự đổi mới quan hệ và nhận thức tình cảm trong bà con người dân tộc, lòng hiếu khách của người dân, nâng cao được điều kiện sinh hoạt cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi.

Về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của bà con dân bản ngày càng được nhận thức cao hơn , có trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên . Bà con bản

cũng nhận thấy c ̣n tài nguyên thiên nhiên th́ c ̣n có khách du lịch và c ̣n có thu nh ập. Môi trường vệ sinh trong bản ngày càng đẹp, gọn gàng ngăn nắp, rác thải được thu gom thường xuyên.

Tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phắa Nam, nằm cáchthành phố Hồ Chắ Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.

Cùng với xu thế phát triển du lịch trong khu vực và cả nước, những năm gần đây, khách du lịch đến Tiền Giang ngày càng tăng, nhất là khách quốc tế tăng với tốc độ bình quân khoảng 10% và là một trong những tỉnh có tỷ lệ tăng cao trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt... đã tạo nên những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa, những sản phẩm đặc sản nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, cam, quắt Cái Bè, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo, sơri Gò CôngẦ Tiền Giang còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng với 21 di tắch lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 115 di tắch lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Chắnh vì thế tỉnh Tiền Giang đã xây dựng nên sản phẩm du lịch phong phú, với nhiều dịch vụ như du thuyền trên dòng Mekong, đi thuyền chèo trong kênh rạch, nghe đờn ca tài tử, tát mương bắt cá, tham quan các làng nghề truyền thống, chợ nổi trên sông, thưởng thức trái cây đặc sản, các món ăn địa phương, nghỉ đêm trãi nghiệm trong các ngôi nhà cổ (homestay),Ầ mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, đã tạo nên điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến Tiền Giang ngày càng tăng.

Trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch, Tỉnh khai thác kết hợp các loại hình như: Du lịch sinh thái; du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch vui chơi, giải trắ, thể thao. Khai thác du lịch sinh thái gắn các di tắch lịch sử như: Chùa Vĩnh Tràng; đình Long Hýng; di tắch chiến thắng Ấp Bắc, Rạch Gầm - Xoài Mút; lãng Thủ Khoa Huân; Lãng Hoàng Gia; lãng Trýõng Định; nhà Đốc Phủ Hải; di chỉ khảo cổ ốc eo

tôn tạo và phát triển mang sắc thái văn hóa lịch sử đặc trưng riêng của từng nhân vật, sự kiện, rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa - nghệ thuật, khoa học và đã thu hút khách đến tham quan.

Indonesia

Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, theo đó tư tưởng chắnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng du lịch. Mục đắch của chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số Ộhành lang du lịchỢ, lượng khách quốc tế dự kiến đến thời điểm này dự kiến đạt 25 triệu lượt người. Cùng với chiến lược là một kế hoạch phát triển đến năm 2015 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chắnh là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia.

Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chắnh phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chắnh được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN. Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD.

Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali Ờ một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chắnh nằm ở vấn đề như tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền

thống.Tại Bali, chắnh quyền địa phương còn đưa Lễ hội Usaba Sambah vào chương trình du lịch cho du khách. Lễ hội diễn ra ở ngôi làng Tenganan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của Bali. Chắnh vì thế, khi phát triển du lịch tại Bali, họ đã cho du khách tiếp cận với lễ hội này đồng thời lưu truyền những giá trị truyền thống để lễ hội này không bị mai một.

Trong dịp lễ hội Usaba Sambah, những người phụ nữ trong làng sẽ mặc trang phục truyền thống rực rỡ nhất của mình tới dự. Những người phụ nữ đã có gia đình đội các lễ vật gồm hoa, quả tới nơi tổ chức lễ hội. Trong khi đó những cô gái trẻ chưa có gia đình phải thực hiện một nghi lễ quan trọng hơn nhiều. Họ sẽ phải ngồi trên những chiếc xắch đu bằng gỗ, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để giữ cho những chiếc xắch đu này chuyển động liên tục, hai thanh niên nam trai tráng nhất làng được cử ra. Họ phải đu lên cây cột cạnh đó và giữ xắch đu luôn quay chỉ bằng cách đẩy chân. Các cô gái sẽ ngồi xắch đu khoảng 20 đến 30 phút sau đó xuống và tiếp tụcẦ chuyển sang xắch đu khác. Tương truyền rằng hành động ngồi trên chiếc đu quay liên tục chuyển động sẽ giúp giữ được sự cân bằng, ổn định cho cuộc sống của ngôi làng, thể hiện sự luân chuyển không ngừng của cuộc sống.

Du khách khi tham gia lễ hội này sẽ được mặc những trang phục truyền thống, được hướng dẫn về lễ hội, được tham gia vào các trò chơi theo sự hướng dẫn của người dân địa phương.

Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trắ địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Diện tắch quốc đảo chỉ có 710 km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chắnh sách phát triển du lịch.

Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc Ộmột triệu khách du lịch trong một thángỢ. Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là 13 triệu. Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8 tỷ đô Sing, năm 2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86%. Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ắt tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore.

Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chắnh phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: ỘKế hoạch Du lịch SingaporeỢ (năm 1968), ỘKế hoạch Phát triển du lịchỢ (năm 1986), ỘKế hoạch Phát triển chiến lượcỢ (năm 1993), ỘDu lịch 21Ợ (năm 1996), ỘDu lịch 2015Ợ (năm 2005), ỘĐịa giới du lịch 2020Ợ (năm 2012).

Với ỘKế hoạch phát triển du lịchỢ (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Với ỘKế hoạch Phát triển chiến lượcỢ (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịchẦ

Năm 1996, Singapore triển khai ỘDu lịch 21Ợ, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm

du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược ỘNhà vô địch du lịch SingaporeỢ.

Trong ỘDu lịch 2015Ợ (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chắnh với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch Ộphải đếnỢ, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịchẦ

Bài học kinh nghiệm cho Bạc Liêu trong việc phát triển du lịch văn hóa

Các thành phố, tỉnh thành trên đã cung cấp những bài học sau đây cho Bạc Liêu:

- Xây dựng loại hình du lịch văn hóa riêng biệt và 'độc' có thể là một lợi thế lớn trong việc thu hút khách du lịch văn hóa. Tạo ra thương hiệu nổi tiếng, là một chỉ số quan trọng của chất lượng và là một mắt xắch quan trọng để thu hút du khách

- Du lịch sáng tạo là một khu vực phát triển cho du lịch văn hóa thế kỷ 21. Tỉnh Bạc Liêu có thể phát triển hơn nữa những trải nghiệm văn hóa của mình bằng cách cho phép các cơ hội cho sáng tạo của khách du lịch khi họ tham gia chương trình du lịch, trong khi đồng thời tăng cường chất lượng.

- Điểm tham quan mà cung cấp cả sáng tạo và sự trải nghiệm kinh nghiệm sẽ thu hút du khách và có thể khuyến khắch sự trở lại của du khách.

- Nên xem xét các lợi ắch kinh tế là các dự án lớn có chất lượng cao, tắnh khác biệt và có không gian để mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển. Bên cạnh đó, nên khai thác các công trình mà tỉnh chú trọng đầu tư có nguồn vốn lớn hiện có như nhà thi đấu đa năng, quảng trường Hùng Vương, Tượng đài sự kiện Mậu Thân, đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, trung tâm triển lãm hội chợ, trung tâm biểu diễn nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu vào trong du lịch tránh để hao mòn, lãng phắ.

- Đặt lợi ắch cộng đồng lên trên hết: Mọi quyền lợi thu được từ phát triển du lịch phải chia đều cho lợi ắch các bên tham gia trong đó lấy cộng đồng dân cư là cơ bản. - Phát triển du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Trong điều kiện cho phép phải lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, khai thác nguồn tài nguyên du lịch kết hợp với việc xóa đói giảm nghèo hướng vào các nguyên tắc và tiêu chắ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng có ý nghĩa thiết thực.

- Các công ty lữ hành phải tắch cực tham gia truyên truyền quảng cáo, thu hút khách du lịch đến tham quan, các tổ chức dịch vụ bồi dưỡng cho cộng đồng về kinh nghiệm, phong cách phục vụ và bồi dưỡng ngoại ngữ cho họ.

Tiểu kết chƣơng 1

Bạc Liêu là một vùng đất trẻ, năm 1997 được tách từ tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Tuy nhiên, đây là một vùng đất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch văn hóa. Chương 1 của đề tài góp phần xác định cơ sở lý luận, tạo hướng đi rõ ràng cho những nội dung tiếp theo ở chương 2 và 3. Bên cạnh đó, những định nghĩa về du lịch văn hóa, các điều kiện về phát triển du lịch văn hóa và những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch văn hóa sẽ làm tiền đề để so sánh, học hỏi, đưa ra những phân tắch, định hướng cho phát triển du lịch Bạc Liêu.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa, luận văn sẽ có được hệ thống lý thuyết căn bản về du lịch văn hóa để từ đó có những nghiên cứu hiệu quả về du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)