Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 50 - 52)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LI ̣CH VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

2.2. Điều kiện phát triển du li ̣ch văn hóa của Bạc Liêu

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đất đai, địa hình

- Đất đai: Bạc Liêu có diện tắch đất tự nhiên 256.581,22 ha ( năm 2005)3. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 87,2%; đất lâm nghiệp 1,9%; đất chuyên dùng 4,2%; đất ở 1,6%; đất chưa sử dụng 5,1%.

- Địa hình: Địa hình cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều

kênh rạch lớn như kênh Quảng Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai

Khắ hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ắt chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.

Nguồn nước

Bạc Liêu tiếp giáp với bờ biển Đông, có chế độ bán nhật triều không đều, độ đục cao: từ đoạn Gò Cát (Long Điền Tây) đến Gành Hào bờ biển có hiện tượng lở, từ Gò Cát đến Thị Xã Bạc Liêu bồi lắng tương đối nhanh.

Nguồn nước mặt: Nhìn chung hệ thống kênh rạch phắa Bắc kinh Quảng Lộ - Phụng Hiệp chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây qua hệ thống sông Cái lớn, khu vực còn lại phắa Nam kinh Quảng Lộ- Phụng Hiệp chịu tác động của bán nhật triều biển Đông. Tuy nhiên, do tác động của hệ thống thuỷ lợi tỉnh Bạc Liêu được chia thành 2 vùng: vùng ngọt hoá hầu như có nước ngọt quanh năm từ sông Hậu về nhờ hệ thống thuỷ lợi Quảng Lộ -Phụng Hiệp, nên thắch hợp cho sản xuất nông nghiệp. Vùng mặn lợ hầu như nước kênh gạch mặn quanh năm, với độ mặn từ mùa khô từ 28-30 0 /00 và mùa mưa từ 16-20 0 /00 rất thắch hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, sản xuất muối, trồng rừng ngập mặn. Ngoài nguồn nước được đưa từ sông Hậu về thì nước mưa là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất. Lượng mưa của tỉnh trung bình hàng năm là: 1600- 1800mm, lượng mưa thấp nhất là khu vực ven biển Bạc Liêu. Bạc Liêu có 4 tầng nước ngầm với trữ lượng lớn (cấp C2). Hiện nước ngầm được khai thác cách mặt đất từ 80-130m, có trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất.

Nước mặn cũng là một phần tài nguyên của tỉnh để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh tổng hợp từ rừng ngập mặn, làm muốiẦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bạc liêu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)