Số tổ, nhóm hợp tác trong những xã có sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 114 - 146)

Khâu hợp tác Số tổ, nhóm/1 xã Số thành viên/tổ, nhóm

Làm đất 7 – 10 3 – 4

Tuốt lúa 10 – 12 3 – 4

Vận chuyển 4 – 5 3 – 4

Cơ khí 3 – 4 3 – 5

Sản xuất vật liệu xây dựng 4 – 5 5 – 7

Mộc, nề 7 – 10 3 – 7

Thu mua nông sản 4 – 5 3 – 4

Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2007), Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, ngày 11 tháng 7 năm 2007.

Bên cạnh những lĩnh vực hợp tác trên còn nhiều hình thức hợp tác đa dạng khác giữa các hộ nông dân như hợp tác trong nuôi trồng thủy sản, hợp tác trong vay vốn, hợp tác trong áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh… Nhìn chung, các tổ chức hợp tác này đều có quy mô nhỏ nhưng được tổ chức linh hoạt, năng động và đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.

So với giai đoạn trước khi thực hiện Luật HTX thì các hình thức hợp tác trực tiếp giữa các hộ nông dân trong giai đoạn này có những chuyển biến đáng kể: các tổ, nhóm hợp tác xuất hiện phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực và có tính tổ chức cao hơn; hình thành những tổ, nhóm chuyên hoặc đa ngành; các tổ, nhóm hợp tác có xu hướng mở rộng sản xuất, kinh doanh để thành lập các HTX. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa đã bước đầu có hệ thống chính sách khuyến khích, do đó các hình thức hợp tác có điều kiện phát triển thuận lợi hơn và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Do được tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, thực hiện các khâu dịch vụ đáp ứng thiết thực nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đời sống của các hộ thành viên; các tổ hợp tác đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương. Hoạt động của các tổ hợp tác đã góp phần hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động, giúp kinh tế hộ khắc phục một số hạn chế, yếu kém về vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực về đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động… tại địa phương, góp phần mở mang ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua, việc phát triển các tổ hợp tác thành HTX còn rất hạn chế, các tổ hợp tác chủ yếu hình thành theo công việc, mùa vụ, tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa đăng ký với chính quyền địa phương; mặt khác do mô hình HTX chưa thực sự hấp dẫn.

3.4. Kết quả đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa Thanh Hóa

3.4.1. Thành tựu

- Quá trình chuyển đổi và thành lập mới các HTX góp phần đổi mới cơ bản về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh

Các HTX đều xác định được mục tiêu hoạt động trước hết vì yêu cầu phát triển của kinh tế hộ, HTX làm dịch vụ hỗ trợ và không coi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà coi việc làm dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển và giàu lên là mục tiêu cao nhất của HTX. Các HTX đều đổi mới về tổ chức bộ máy quản lý HTX theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, chất lượng và đổi mới về nguyên tắc tài chính, nguyên tắc phân phối, trong đó việc góp vốn của xã viên là loại vốn đặc thù của HTX kiểu mới. Hầu hết xã viên khi tham gia HTX đều tỏ ra năng động hơn và yên tâm đầu tư cả về vốn, trí tuệ. Nhiều HTX mạnh dạn đổi mới cách làm ăn trong SXKD.

- Ở mức độ khác nhau, HTX đã làm được các dịch vụ thiết yếu mà xã viên có nhu cầu hỗ trợ.

Trong 490 HTXNN năm 2009 có 421 HTX làm dịch vụ tưới tiêu và thủy lợi nội đồng, 345 HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 118 thx làm dịch vụ thú y, 379 HTX làm dịch vụ giống cây trồng, 21 HTX làm dịch vụ giống nuôi, 295 HTX làm dịch vụ vật tư phân bón, xăng dầu, 260 HTX dịch vụ điện, 59 HTX làm dịch vụ làm đất, 244 HTX làm dịch vụ khoa học công nghệ, 28 HTX làm dịch vụ tiêu thụ nông, lâm, hải sản tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Ngọc Lặc…, 17 HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ, 6 HTX làm dịch vụ vận tải, 4 HTX làm dịch vụ bảo quản sản phẩm… [66]

Nhiều HTX đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế hộ như: HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tường, HTX chăn nuôi Định Tường, Quý Lộc (Yên Định), HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hoá), HTX Phú Lộc (Hậu Lộc) đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, tiêu thụ hạt giống lúa lai F1, lúa thuần, lúa chất lượng, lạc giống, dưa bao tử, ngô bao tử cho xã viên và nông dân.

Cùng với phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/năm, hầu hết các HTXNN là đơn vị chủ yếu tổ chức thực hiện quy hoạch, phân vùng, bố trí sản xuất thông qua hoạt động dịch vụ kỹ thuật như: hướng dẫn xã viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao. HTX dịch vụ nông nghiệp định Liên (huyện Yên Định), HTX Xuân Lai (huyện Thọ Xuân) đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao như tăng diện tích lúa lai, đưa cây đậu tương vào sản xuất trong vụ đông, chuyển đổi đất để trồng dâu nuôi tằm. HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng (huyện Thiệu Hóa) dịch vụ cho 19 hộ trang trại mô hình lúa – cá - vịt, thu nhập của các hộ đạt 50 – 70 triệu đồng/năm; HTX tổ chức tập huấn, tham quan, cung ứng giống bố mẹ, thức ăn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho 15 trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc thông qua việc ký hợp đồng với công ty súc sản Hải Phòng. Ngoài ra HTX còn tập huấn kỹ thuật, cung ứng giống bò ZeBu, giống cỏ cho 50 hộ chăn nuôi bò hướng sữa bước đầu có hiệu quả.

HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Bái (Thọ Xuân), HTX chăn nuôi Quý Lộc (Yên Định), HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hoá), HTX Tân Thành (Nga Sơn) và nhiều HTX khác đã thực hiện tốt dịch vụ tín dụng nội bộ, đã thể hiện được tính tích cực của mô hình hỗ trợ vốn cho các hộ xã viên trong SXKD, đồng thời gắn vai trò trách nhiệm của Ban quản trị HTX trong hướng dẫn hộ xã viên xây dựng phương án sản xuất với hoạt động tín dụng.

- Các HTX đã bước đầu khắc phục được tình trạng thua lỗ kéo dài trước đây, một số HTX đạt mức lãi cao, có vốn để đầu tư phát triển; nhiều HTX đã tổ chức được các hoạt động dịch vụ mới, ngoài các dịch vụ truyền thống; so với năm 2002 chưa có HTX nào làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, đến năm 2009 có 49 HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ xã viên và hộ nông dân trên địa bàn. Năm 2009 tổng doanh thu của 498 HTXNN đạt 274 tỷ 341 triệu đồng, 340 HTX có lãi (chiếm 68,2%) với tổng số lãi là 9 tỷ 332 triệu

đồng, bình quân 1 HTX lãi 27,447 triệu đồng, 26 HTX lỗ trong SXKD (chiếm 5,2%), lỗ bình quân 1 HTX trên 8 triệu đồng; 132 HTX hoà vốn (chiếm 26,2%). Như vậy so với năm 2002 số HTX có lãi tăng lên 108 HTX (tăng 46,5%), số HTX lỗ trong SXKD giảm 21 HTX (giảm 44,6%); lãi bình quân 1 HTX tăng từ 15,188 triệu đồng năm 2002 lên 27,447 triệu đồng năm 2009 [66] Thực hiện gói kích cầu đầu tư của Chính phủ, của tỉnh và bằng nguồn vốn tích luỹ của mình, nhiều HTX đã đầu tư vốn mua máy gặt đập liên hợp, công cụ gieo xạ lúa, kiên cố hoá kênh mương, máy phun thuốc sâu, máy làm đất; điển hình như HTX Thiệu Hưng (Thiệu Hoá) đã đầu tư 1,2 tỷ đồng (trong đó nhà nước hỗ trợ 50%) xây dựng 3km đường giao thông nội động, 2km kênh mương, phát triển thêm 40 máy làm đất, doanh thu đạt 6 tỷ đồng, lãi 400 triệu đồng/năm; HTX Quỳ Chữ (Hoằng Hoá) đầu tư 585 triệu đồng xây dựng 2km đường giao thông nội đồng, mua 01 máy gặt đập liên hợp; HTX Thành Sơn (Thạch Thành) đầu tư 300 triệu đồng xây dựng xưởng sấy nông sản, giải quyết thêm việc làm cho 12 lao động; HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đầu tư 200 triệu đồng mua máy làm đất và xây dựng kênh mương; HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) đầu tư 370 triệu đồng mua máy gặt đập, máy làm đất; HTXNN Minh Thọ (Nông Cống) đầu tư 500 triệu đồng mua các loại máy phục vụ sản xuất [66].

- Nhiều HTX thực hiện tốt chức năng xã hội thông qua việc tham gia các hoạt động phát triển nông thôn

Hầu hết các HTX đều sử dụng quỹ công ích trích từ lãi kinh doanh để chi cho các hoạt động hỗ trợ các hộ xã viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều HTX đã có những hỗ trợ thiết thực, trực tiếp cho các hộ nghèo như cho vay lãi suất thấp, ứng trước giống, phân bón với các điều kiện ưu đãi , hỗ trợ tạo công ăn việc làm trong HTX… Những HTX khá, kinh doanh có lãi cao đều tích cực tham gia hỗ trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của cộng đồng. Các HTX Thiệu Hưng (huyện Thiệu Hóa), Định Tường, Quý Lộc (huyện Yên Định), Xuân Châu (huyện Thọ Xuân), Tân Thành (huyện Nga Sơn), Phú Lộc

(huyện Hậu Lộc)… hàng năm trích từ 6 – 10 triệu đồng để ủng hộ bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, hộ nghèo, ủng hộ xây dựng nhà văn hóa, quỹ khuyến học…

Trên cơ sở hoạt động và hiệu quả kinh tế - xã hội HTX đạt được, kết quả phân loại HTXNN như sau:

HTX khá: 145 HTX (chiếm 30,2% tổng số HTXNN), tăng 77% so với năm 2002. Những HTX này đã tổ chức được các dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế hộ như tưới tiêu, khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, tín dụng nội bộ và dịch vụ điện, hướng dẫn xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường. Xây dựng và thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh có lãi, vốn quỹ HTX được bảo toàn và tăng trưởng.

HTX trung bình: 245 HTX (chiến 50%) tăng 18% so với năm 2002. Những HTX này chỉ tổ chức được một số dịch vụ như: tưới tiêu, bảo vệ thực vật, khuyến nông, điện, giống. Phương án sản xuất – dinh doanh chưa gắn với thị trường, hoạt động của HTX chủ yếu dựa vào điều kiện sẵn có, song hiệu quả chưa cao. Trong phân phối HTX mới chỉ để các quỹ, hầu hết HTX chưa thực hiện phân phối lãi theo vốn góp.

HTX yếu kém: 100 HTX (chiếm 19,8%), giảm 26% so với năm 2002. Những HTX loại này phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng và không có tính khả thi. Hoạt động của HTX theo mùa vụ, mới thực hiện được từ 2 – 3 khâu dịch vụ cho hộ xã viên. Vốn lưu động của HTX thấp, HTX thiếu vốn, quỹ hoạt động. Một số HTX không có tiền trả lương cán bộ [66].

3.4.2. Những yếu kém và tồn tại

- Còn một số cấp ủy Đảng, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò, vị trí khách quan và bản chất của KTTT; chưa tin vào việc khắc phục có kết quả tình trạng yếu kém lâu nay của HTX, cũng như chưa tìm được mô hình, bước đi, cách làm mới để phát triển khu vực kinh tế này. Thể hiện ở một số bộ phận chưa thấy được sự cần thiết và

còn nhận thức khác nhau về phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, mà HTX là nòng cốt, chưa tin vào vai trò của KTTT sẽ cùng với kinh tế nhà nước để trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân và còn thiếu biện pháp trong thực hiện Nghị quyết. Nhận thức về mô hình HTX còn khác nhau, chưa nhận biết rõ và phân biệt được sự khác nhau giữa các mô hình HTX kiểu mới với HTX trước đây, với tổ chức xã hội, với doanh nghiệp và còn mặc cảm, hoài nghi với mô hình HTX kiểu cũ. Nhiều địa phương không có chủ trương huy động vốn góp của xã viên, làm cho xã viên thiếu gắn bó và ỷ lại vào HTX; vẫn còn tình trạng xem HTX là “cánh tay nối dài củ chính quyền” làm giảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX. Có địa phương hiểu HTX hoạt động giống Công ty cổ phần, nhưng có địa phương xem HTX như một tổ chức xã hội, nhìn nhận đánh giá HTX không dựa trên quan điểm toàn diện cả về kinh tế - chính trị - xã hội, cả hiệu quả của tập thể và các thành viên.

- Sự quản lý còn thiếu đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, nên việc theo dõi và hỗ trợ HTX còn thiếu thông tin, các HTX hầu như thiếu thông tin và chưa tiếp cận được với các chính sách của Nhà nước. Các chính sách của Đảng, Nhà nước mặc dù đã ban hành nhưng còn chưa cụ thể và thiếu ràng buộc trách nhiệm của các cấp, nhất là trách nhiệm tài chính giữa cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã đối với hoạt động của HTX.

- Một số huyện, xã chưa quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ các HTX hoạt động như hỗ trợ về địa điểm làm việc, hỗ trợ thành lập. Nhưng sự can thiệp vẫn mang nặng tính chỉ huy, bao cấp của HTX trước chuyển đổi;

- Tính hình thức khi chuyển đổi HTX theo Luật HTX chậm được khắc phục, sửa đổi.

Về xã viên: Phần lớn các HTX chuyển đổi xã viên tham gia HTX không viết đơn mà cán bộ HTX chỉ lập danh sách, vốn góp của xã viên được phân bổ từ vốn, quỹ HTX cũ chuyển sang mang tính hình thức, tình trạng lập danh sách về vốn góp của xã viên như trên thiếu ý nghĩa thực tiễn, dẫn đến xã viên không góp vốn, hoặc góp ít vốn, không ý thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình..

Về tài sản HTX: Tình trạng không rõ ràng về quyền sở hữu tài sản của HTX còn phổ biến, nhất là các tài sản gắn liền với đất đai. Ngoài ra nhiều địa phương việc UBND xã giao cho HTX quản lý hệ thống kênh, mương, công trình điện chưa được tổ chức thực hiện tốt nên HTX ít quan tâm đầu tư xây dựng.

- Năng lực, hiệu quả của HTX trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ còn nhiều hạn chế.

Các HTX còn lúng túng về phương thức tổ chức, nội dung hoạt động, khả năng tài chính quá hạn hẹp, riêng các HTXNN vốn góp bình quân 1 HTX chỉ trên 56 triệu đồng đang là khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.

Nội dung hoạt động ở các HTX thuộc loại trung bình và yếu kém còn đơn điệu, chỉ mới xoay quanh một số khâu dịch vụ đầu vào, nhu cầu dịch vụ đầu ra của hộ xã viên HTX chưa đáp ứng được.

Hiệu quả kinh tế mang lại cho HTX còn ít, do vậy việc tích luỹ để tái đầu tư mở rộng SXKD của HTX chưa được nhiều, lợi ích cho thành viên ở nhiều HTX chưa đáng kể.

- Trình độ, năng lực tổ chức, quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, hầu hết mới chỉ được bồi dưỡng qua các lớp tập huấn ngắn hạn, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường.

3.4.3. Nguyên nhân

-Về nhận thức và chỉ đạo của chính quyền các cấp:

Công tác chỉ đạo, hỗ trợ phát triển HTX ở các địa phương hiện tồn tại hai thái cực, hoặc buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của HTX như sắp xếp nhân sự, định giá dịch vụ, phân phối trong HTX; nhưng lại ít quan tâm đến hỗ trợ các HTX, giải quyết khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 114 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)