STT Tên huyện Tổng số HTX (HTX) Số HTX giải thể (HTX) Tỷ lệ HTX giải thể (%) 1. Thọ Xuân 102 83 81.37 2. Đông Sơn 64 63 98.44 3. Nông Cống 59 0 0 4. Triệu Sơn 42 13 30.95 5. Quảng Xương 45 17 37.78 6. Hà Trung 29 17 58.62 7. Nga Sơn 31 0 0 8. TP Thanh Hóa 22 0 0 9. Thiệu Yên 63 0 0 10. Hoằng Hóa 80 0 0 11. Hậu Lộc 46 40 86.96 12. Tĩnh Gia 118 117 99.15 13. Vĩnh Lộc 34 0 0 14. Bỉm Sơn 9 0 0 15. Thạch Thành 147 18 12.24 16. Ngọc Lặc 188 68 36.17 17. Thường Xuân 142 2 1.41 18. Bá Thước 212 148 69.81 19. Quan Hóa 247 247 100.00 Cộng 1680 833 49.58
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê Thanh Hóa năm 1998
Tính đến tháng 12 năm 1998 toàn tỉnh có tới 833 HTXNN (trong tổng số 1680 HTX toàn tỉnh) giải thể chiếm tỷ lệ 49,58%. Có nhiều huyện HTXNN giải thể hàng loạt. Cụ thể ở Quan Hóa giải thể 100%, Tĩnh Gia 99,15%, Đông Sơn 98,44%, Hậu Lộc 86,96%, Thọ Xuân 81,37%... [15;146]
Ở những nơi có HTX giải thể, việc điều hành sản xuất được giao cho UBND xã. UBND xã thành lập ban chỉ đạo sản xuất gồm 2 tổ: tổ dịch vụ, điện nước và tổ khoa học kỹ thuật (giống, sâu bệnh…). Tất cả các tổ này đều có phương án hoạt động, mọi khoản thu chi đều thông qua hội đồng nhân dân xã.
Riêng đối với miền núi, ngoài các HTX giải thể theo tinh thần Nghị quyết 09, còn lại một số HTX thực chất trước đây đã giải thể, nay trên cơ sở Nghị quyết 09 đã tuyên bố trả về cho thôn, bản quản lý như 18/147 HTX của huyện Thạch Thành, 68/188 HTX của huyện Ngọc Lạc, 148/213 HTX của huyện Bá Thước, 247/247 HTX của huyện Quan Hóa [15;146].
Có thể nói, xu hướng chung của các HTX ở Thanh Hóa là muốn giải thể HTXNN cũ để thành lập các HTX mới, hợp tác dịch vụ.
b- Chuyển đổi từ HTXNN cũ sang hợp tác dịch vụ nông nghiệp
Đây là hình thức giữ nguyên HTX cũ nhưng đổi mới phương thức tổ chức quản lý HTX theo luật. Đây là cách làm chủ yếu ở một số tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Thanh Hóa. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi ở Thanh Hóa diễn ra rất chậm. Thời hạn cuối cùng cho việc chuyển đổi HTX theo luật là 31/12/1998 nhưng tính đến thời điểm trên ở Thanh Hóa mới chỉ có 58/1671 HTX chuyển đổi, chiếm tỷ lệ 3,4%. Huyện Triệu Sơn 1/42 HTX, huyện Vĩnh Lộc 9/34 HTX, huyện Hoằng hóa 7/80 HTX, huyện Hậu Lộc 5/46 HTX… [15;146]
Việc chuyển đổi trong các HTX còn mang nặng hình thức. Các HTX chuyển đổi phần lớn chỉ mới đổi mới về tên gọi, về bộ máy mà chưa đổi mới về nội dung hoạt động. Việc tổ chức đại hội xã viên, bầu chủ nhiệm, ban quản trị, ban kiểm soát vẫn theo cơ chế cũ. Mặt khác, cách chuyển đổi này cũng không tạo ra được sự gắn bó về lợi ích của hộ nông dân với HTX, đối với hộ nông dân vào hay không vào HTX cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của họ. Do vậy, các HTX chuyển đổi chủ yếu mới đảm bảo ổn định về chính trị, xã hội nhưng chưa đạt hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình cho loại hình HTX chuyển đổi là HTX Thọ Xương (huyện Thọ Xuân) đăng ký 100% xã viên cũ vào HTX mới chuyển đổi (3.000 xã viên), không đóng thêm cổ phần do HTX còn vốn để hoạt động sản xuất. Phương hướng hoạt động của HTX chuyển đổi là làm dịch vụ thủy lợi, điện nước, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư giống cây trồng. HTX Thăng Bình (huyện Nông Cống) nghị quyết đại hội xã viên thu nợ để lấy vốn hoạt động. HTX khuyến nông Triệu Sơn đăng ký lại 1.600/1.780 xã viên cũ vào HTX, đóng 50.000 đồng 1 cổ phần.
Thực chất loại hình HTXNN này là biến tướng của HTXNN cũ, nếu được tổ chức, điều hành tốt thì có thể tiếp tục tồn tại, nếu vẫn giữ nguyên điều hành như cũ thì khó có thể tồn tại lâu dài. Xu hướng chung của các HTXNN loại này là giải thể, chấm dứt hoạt động.
c- Giải thể HTX cũ, thành lập lại
Các HTX kiểu cũ tiến hành giải thể nhưng lại thành lập luôn HTX mới trên nền HTX cũ lấy tên gọi là HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Cuối năm 1998, số HTX thành lập kiểu này chiếm 3,5% tổng số HTX gồm 22 HTX ở huyện Triệu Sơn, 31 HTX ở huyện Nga Sơn, 1 HTX huyện Hậu Lộc, 2 HTX huyện Vĩnh Lộc, 3 HTX huyện Thiệu Yên. Riêng huyện Nga Sơn có 100% số HTX hoàn thành việc đổi mới theo luật HTX. Từ 49 HTX năm 1996, sau khi đổi mới năm 1998 thành lập 31 HTX dịch vụ nông nghiệp [15;149].
Thủ tục tiến hành có sáng lập viên, xây dựng điều lệ, vận động nông dân vào HTX, đóng góp cổ phần, xây dựng phương án kinh tế, đại hội HTX bầu hội đồng quản trị hoặc ban quản trị HTX. Loại HTX này khác loại HTX chuyển đổi phần trên là số xã viên hoàn toàn tự nguyện và ít hơn nhiều so với HTX cũ. Cụ thể HTX Nga Thành (Nga Sơn) chỉ có 230/935 xã viên vào HTX mới và đóng 100.000 đồng một cổ phần, có 7 sáng lập viên. Đại hội bầu hội đồng quản trị 5 người, Ban quản trị HTX 3 người. Hoạt động các khâu làm đất, điện nước, vật tư giống, bảo vệ thực vật…
HTX Dân Lý có 66/2.500 xã viên cũ vào HTX, đóng 200.000 đồng/1 cổ phần, hoạt động các khâu: điện nước, khoa học kỹ thuật, vật tư giống mới.
d- Thành lập mới hoàn toàn
Theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy có 4 loại HTX thành lập mới hoàn toàn: tín dụng, dịch vụ, tiêu thụ, sản xuất).
Trên thực tế các loại HTX trên như sau:
- HTX tín dụng: có 13 HTX mới thành lập, trong đó Triệu Sơn 3 HTX, Tĩnh Gia 1 HTX, Đông Sơn 3 HTX, Thọ Xuân 3 HTX, Nga Sơn 3 HTX.
- HTX dịch vụ: về nước có 3 HTX: (2 HTX ở Triệu Sơn và 1 HTX ở Đông Sơn); về điện có 4 HTX ở Triệu Sơn.
- HTX chế biến và tiêu thụ: 3 HTX chế biến chè của Triệu Sơn (Kim Sơn, Triệu Thành, Thọ Tân).
- HTX sản xuất: có 1 HTX TTCN ở xã Nga Liên (Nga Sơn) [15;50]. Đặc trưng của các HTXNN mới thành lập là ở chỗ chúng được thành lập đúng Luật HTX và các nguyên tắc đã được đề cập ở phần trên, trên cơ sở hoàn toàn tự nguyên của các hộ nông dân, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của sản xuất. Đó là những người có tính tự chủ cao, có vốn, có kinh nghiệm sản xuất và có nguyện vọng hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp, do đó họ rất gắn bó và có trách nhiệm với HTX. HTX tạo điều kiện cho các hộ xã viên phát huy tối đa khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm trong sự liên kết hợp tác với các thành viên khác của HTX vì lợi ích chung của xã viên cũng như cộng đồng.
Bảng 3.2: Kết quả chuyển đổi, thành lập mới HTXNN năm 1998 STT Tên huyện Chuyển đổi, đăng ký lại Thành lập mới
1. Thọ Xuân 1 - 2. Nông Cống 11 - 3. Triệu Sơn 22 7 4. Quảng Xương 1 2 5. Nga Sơn 32 - 6. TP Thanh Hóa 18 - 7. Sầm Sơn 6 - 8. Thiệu Hóa 1 3 9. Hoằng Hóa 6 - 10. Hậu Lộc 12 - 11. Tĩnh Gia 1 - 12. Vĩnh Lộc 15 - 13. Yên Định 7 2 14. Cẩm Thủy - 3 Cộng 133 17 Tỷ lệ 88 12
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa
Như vậy, khi thực hiện Luật HTX, các HTX nói chung và HTXNN nói riêng đã có sự chuyển biến nhất định. Những HTX tích cực đổi mới, nhanh chóng thích nghi với tình hình mới đã khẳng định được vị trí vững chắc, tuy nhiên, phần lớn HTX vẫn trì trệ không chuyển đổi hoặc chuyển đổi không hiệu quả. Tác động mạnh mẽ đến sự chuyển đổi HTX phải kể đến Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) năm 2002. Để thực hiện Nghị quyết,Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Chương trình hành động phát triển HTX trong tỉnh, do vậy nhiều HTX mới ra đời. Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, đến 01/10/2001, toàn tỉnh có 519 HTX (giảm 1.603 HTX so với năm 1994), trong
đó có 363 HTXNN 45 HTX thủy sản, 111 HTX phi nông nghiệp và các HTX khác. Trong số 363 HTXNN toàn tỉnh có 185 HTXNN thành lập mới, 178 HTXNN chuyển đổi [29;27]. Đến năm 2002, toàn tỉnh có 657 HTX (tăng 138 HTX so với năm 2001). Tính đến tháng 6/2010, toàn tỉnh có 932 HTX (tăng 41,9% so với năm 2003), 100% HTX được cấp đăng ký kinh doanh. Trong đó gồm: 498 HTX dịch vụ nông nghiệp, 94 HTX tiểu thủ công nghiệp, 42 HTX thủy sản, 12 HTX xây dựng, 19 HTX vận tải, 11 HTX thương mại, 50 Quỹ tín dung nhân dân, 10 HTX làm muối, 6 HTX môi trường, 182 HTX DV điện năng, và 8 HTX loại hình khác. Các loại hình HTX trên đó thu hút hơn 260.000 xã viên. Trong 498 HTXNN (chiếm 54% số HTX toàn tỉnh) có 162 HTX chuyển đổi và 336 HTX thành lập mới theo Luật HTX [66].
3.2.2. Nội dung đổi mới HTXNN
* Về quy mô HTXNN:
Theo điều tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1996 ở 255 HTX, số HTX chuyển đổi và mới thành lập có số lượng xã viên ít hơn so với thời kỳ trước, bình quân 1 HTXNN có 213 xã viên, HTX có quy mô xã viên từ 200 người trở lên chiếm 32% tổng số HTX, chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp và tín dụng [74]. Tuy nhiên, quy mô HTXNN vẫn rất lớn. Đến 01/10/2001, trung bình 1 HTXNN có 560 xã viên, lao động bình quân 1 HTXNN là 59 người. Năm 2010, trung bình 1 HTXNN có 517,9 xã viên [74]. Xã viên trong HTXNN chủ yếu là những hộ gia đình, hộ nông dân có kinh nghiệm làm ăn, cùng nhau tổ chức HTX để tiến hành sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho mình (hộ xã viên) và cộng đồng dân cư. Xã viên tham gia HTX được thực hiện theo đúng quy định của Luật HTX, xóa bỏ tình trạng gia nhập HTX một cách tùy tiện như trước đây. Xã viên muốn vào HTX phải đóng cổ phần, mức tối thiểu do Đại hội xã viên quy định.Có một số HTXNN đa phần xã viên là cán bộ từ thôn đến xã hoặc chủ yếu là những người trong dòng họ, hoặc quan hệ thân thuộc (một số HTX đánh bắt xa bờ).
* Về vốn và tài sản của HTXNN:
Thực hiện Nghị định 16/CP của Chính phủ và Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, tất cả các HTX dù giữ nguyên mô hình, chuyển đổi, hay giải thể, thành lập lại đều phải tiến hành kiểm kê tài sản, công nợ. Sau khi có Luật HTX năm 1996 và Luật HTX năm 2003, tài sản, vốn quỹ của HTX có nhiều thay đổi.
- Tài sản cố định (công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng, điện…): Sau khi tiến hành chuyển đổi theo Luật, hầu hết các HTX được xã giao cho khai thác, sử dụng các tài sản cố định gồm các công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng, điện nhưng quyền sở hữu không giao và thực tế hiện nay quyền sở hữu tài sản này chưa được phân định rõ ràng vì trước đây việc xây dựng từ nguồn vốn nhà nước và từ nguồn đóng góp của nhân dân, xã viên và cũng chưa có sự xác định giá trị tài sản cố định do các HTX đang sử dụng. Một số xã và HTX đã thực hiện định giá lại và chuyển giao cho HTX quản lý, đầu tư, khai thác và sử dụng, một số HTX cũng đã đầu tư xây dựng các công trình và đưa vào hạch toán, các công trình đầu tư của HTX được huy động từ vốn góp của xã viên hoặc lồng ghép các chương trình và đã phát huy hiệu quả sử dụng.
Riêng tài sản đất đai, nhà cửa, văn phòng làm việc:
+ Trước khi có Luật HTX năm 2003, các HTX không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Trụ sở làm việc gắn với công sở xã, nhưng chỉ có 107 HTX/425 HTX có trụ sở làm việc;
+ Sau khi chuyển đổi mô hình theo Luật HTX 2003, vấn đề tài sản và nhất nhà đất đai, văn phòng làm việc của HTX được quan tâm do yêu cầu thực tế về hoạt động độc lập với chính quyền theo quy định của Luật HTX, tài sản thế chấp khi vay vốn tín dụng... Tuy nhiên đến năm 2010 cũng mới chỉ có 33 HTX được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 6,6%; 289 HTX có Trụ sở làm việc, đạt 58% [74]. Trụ sở làm việc của các HTX hầu hết do xã chuyển giao cấp cho HTX sử dụng, chỉ số ít HTX có đủ khả năng xây dựng trụ sở làm việc sau khi được xã cấp đất để xây dựng trụ sở làm việc của HTX.
Nghị định 88/2005/NĐ- CP của Chính phủ nêu chính sách hỗ trợ cấp đất xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc đối với HTX. Tuy nhiên, các nội dung khác đã có hướng dẫn, riêng nội dung này chưa có hướng dẫn cụ thể vì thế chưa thực hiện được vì chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các địa phương.
- Tài sản lưu động: Năm 2002 giá trị tài sản lưu động của các HTX là 64,03 triệu đồng/HTX, đến năm 2010 tăng lên là 171,25 triệu đồng/HTX, tuy có tăng lên nhưng so với yêu cầu thực tế còn quá thấp, chỉ đáp ứng 21% vì trong số tài sản lưu động: lượng tiền mặt ít, chủ yếu ở dạng nợ phải thu hoặc các tài sản lưu động. Do đó các HTX gặp rất nhiều khó khăn về vốn kinh doanh khi vào mùa vụ sản xuất, cũng như xây dựng kế hoạch mới [74].
- Nguồn vốn: Nguồn vốn hình thành tài sản ban đầu của HTX chủ yếu là vốn của HTX cũ chuyển sang, trong đó chủ yếu là tài sản cố định phục vụ sản xuất, vốn góp của xã viên thấp, bình quân một HTX trên 56 triệu đồng, bình quân 1 xã viên góp 123.193 đồng; vốn lưu động bình quân 1 HTX thấp chỉ đạt trên 160 triệu đồng. So với các HTX ở một số địa phương lân cận, vốn sản xuất bình quân 1 HTXNN ở Thanh Hóa ở mức thấp, năm 2001 là 280,5 triệu đồng. Trong khi đó trung bình cả nước là 636 triệu đồng (gấp 2,3 lần), vùng Bắc Trung Bộ là 623,4 triệu đồng (gấp 2,2 lần), Nghệ An là 820,3 triệu đồng (gấp 4,0 lần), Ninh Bình là 555 triệu đồng (gấp 1,9 lần) [29;32]
Một số HTX làm ăn có hiệu quả, hàng năm đã bổ sung, tăng vốn từ việc không chia lãi theo cổ phần mà góp vào để tăng vốn kinh doanh, tuy nhiên mức độ tăng thấp.
Điểm mới của HTX sau chuyển đổi là ngoài nguồn vốn sản xuất được UBND xã chuyển giao lại từ HTX cũ hoặc vay nhà nước đã huy động được thêm vốn cổ phần của xã viên, bình quân từ 50 – 100 nghìn đồng/xã viên (năm 1998). Ở những xã thành lập mới hoàn toàn, xã viên đóng góp vốn cổ phần với mức cao hơn.
- Vê công nợ của HTX: Sau khi chuyển đổi và thành lập mới, tình trạng công nợ của HTX vẫn chưa chấm dứt được. Năm 2001, nợ phải trả bình quân
một HTXNN là 63,5 triệu đồng chiếm 22,6% vốn sản xuất, chiếm 53,8% vốn cổ phần của HTXNN, nợ không có khả năng trả 8,7 triệu đồng. Nếu thu được công nợ, HTX sẽ trả được nợ cho nhà nước và vẫn còn vốn để sản xuất, nhưng trên thực tế nợ không thu được, đặc biệt là nợ ngân hàng, vì vậy hầu hết các HTXNN bị ngân hàng nhà nước cắt giao dịch. Năm 1999, huyện Thọ Xuân kiểm kê 102 HTX, tổng số vốn là 12 tỷ 484 triệu đồng, vốn cố định 7 tỷ 400 triệu đồng chiếm 59,3%, vốn lưu động 5 tỷ 084 triệu đồng chiếm 40,7%, vốn bị chiếm dụng 1 tỷ 351 triệu đồng chiếm 26,6%, nợ khê đọng 11.436 tấn lương thực, bình quân 112 tấn/HTX. Nợ phải thu là 1 tỷ 364 triệu đồng. Nợ