Giá trị bằng tiền các khâu HTX dịch vụ/ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 65)

(Đơn vị: đồng)

Loại HTX Giá trị dịch vụ bình quân/ha

Khá Trung bình Kém 39.850 16.360 7.630

Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Báo cáo sơ kết cải tiến khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị TW Đảng, ngày 26 tháng 9 năm 1988

Thực tế cho thấy số lượng HTX đổi mới có kết quả hầu như không tăng, ngược lại có một số HTX kém đi do không đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong cơ chế thị trường, phần lớn các HTX còn lại không thể tự mình tạo được đủ các điều kiện trên nên triển vọng duy trì và phát triển các HTX loại này cũng rất khó khăn. Như vậy, tình hình các HTX ở Thanh Hóa cũng như trong cả nước trước khi có Luật HTX chưa có chuyển biến gì lớn so với giai đoạn trước.

2.2.2. Mô hình hợp tác xã phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa

Đối với các HTX phi nông nghiệp ở nông thôn (bao gồm sản xuất TTCN, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ) từ năm 1988 đã có những biến đổi đáng kể về nội dung tổ chức, phương thức hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước (Năm 1997, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, ở khu vực nông thôn có 46 HTX phi nông nghiệp thu hút hơn 4.200 lao động, bao gồm: 26 HTX sản xuất TTCN và chế biến hải sản; 11 HTX vận tải thủy bộ; 8 HTX mua bán; 1 HTX xây dựng [87]).

Như vậy, trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ở nông thôn Thanh Hóa chủ yếu tồn tại hình thức HTX sản xuất TTCN song song với sản xuất nông nghiệp. HTX trong các lĩnh vực khác như dịch vụ mua bán, vận tải… ở khu

vực nông thôn còn ít và yếu kém. Điển hình là ở huyện Nga Sơn đã hình thành một loạt các HTXNN kiêm sản xuất chiếu cói, mành rèm có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn ở mức nhỏ, trang thiết bị sản xuất chưa được đầu tư nên năng suất chưa cao. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương, hàng xuất khẩu rất hiếm hoi, nếu có phần lớn là làm gia công cho các xí nghiệp ở tỉnh ngoài (hàng cói, hàng mây tre đan, chế biến hải sản…). Các HTX phi nông nghiệp chủ yếu hình thành ở các huyện đồng bằng ven biển như Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hà Trung…, ở các huyện miền núi các hoạt động sản xuất TTCN, mua bán, vận tải trong các HTX hầu như chưa có.

2.2.3. Sự hình thành và phát triển của những hình thức tổ chức kinh tế hợp tác mới tế hợp tác mới

Trong quá trình đổi mới, mặc dù hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ nhưng phần lớn vẫn là nhưng hộ tiểu nông, điểm xuất phát kinh tế thấp (quy mô sản xuất nhỏ, cơ cấu sản xuất thuần nông theo kiểu tự cung tự cấp) lại mới thoát ra từ cơ chế tập trung bao cấp, phải tự bươn chải trong cơ chế thị trường đầy biến động nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, hợp tác sẽ giúp cho các hộ phần nào những hạn chế đó, lấp đi những khoảng trống công việc mà HTX vừa chuyển giao nhưng bản thân từng hộ không thể đảm đương được. Đối với những hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp cần có sự hợp tác để vay vốn, đổi công lao động, sức kéo để đảm bảo phát triển sản xuất. Với hộ nông dân có tiềm lực khá, trình độ sản xuất cao, vươn lên sản xuất hàng hóa hợp tác là cách thức để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức canh tranh trên thị trường, hạn chế những rủi ro trong sản xuất kinh doanh và sự chèn ép, thao túng của tư thương và các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, các hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ đã tự tìm đến với nhau, hình thành các loại hình hợp tác mới.

Ở những nơi HTX yếu kém hoặc giải thể, ở những nơi kinh tế hộ phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa thì các hình thức hợp tác giản đơn

này giữa các hộ nông dân phát triển mạnh và ngày càng đa dạng. Các hình thức hợp tác mới hình thành ngay trong lòng HTXNN kiểu cũ, do các hộ tự nguyện tập hợp với nhau để hình thành tổ hợp tác giản đơn, trao đổi với nhau từng công việc theo thời vụ cây trồng hoặc các hộ góp vốn lao động để sản xuất kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lợi nhuận sau khi trừ chi phí sẽ phân phối theo cổ phần và công sức đóng góp. Các hình thức này phần lớn là hình thành theo dòng họ, anh em thân quen nhưng chưa có tư cách pháp nhân. Bao gồm có hình thức hợp tác tiêu biểu:

- Hợp tác trong dồn ô đổi thửa, cải tạo đồng ruộng: Với khoán 10, việc chuyển giao ruộng đất tới hộ nông nghiệp rất manh mún, phân tán, trong khi đó nhu cầu sản xuất nông sản hàng hóa cần có quy mô ruộng đất rộng lớn và tập trung. Do vậy, các hộ nông dân Thanh Hóa hợp tác nhau lại để chuyển đổi ruộng đất cho nhau nhằm giảm bớt số ô thửa và tạo ra những mảnh ruộng lớn hơn, tạo điêu kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới và sản xuất, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chăm sóc, bảo vệ và nâng cao khối lượng nông sản hàng hóa. Hình thức hợp tác này diễn ra ở tất cả các HTXNN, đặc biệt sau chủ trương dồn điền đổi thửa của Nhà nước.

- Hợp tác trong việc làm thủy lợi: Hình thành nhiều tổ hợp tác đường nước giữa các hộ nông dân, cùng xây dựng và quản lý sử dụng chung mương máng dẫn nước, máy bơm tưới tiêu cho cùng một khu ruộng.

- Hợp tác trong vay vốn: Các hộ nông dân trong thôn, xóm lập ra các tổ liên gia vay vốn ngân hàng để giúp đỡ nhau vay vốn, cử người đại diện cho tổ để giao dịch với ngân hàng và sử dụng tài sản của thành viên trong tổ để thế chấp vay vốn của ngân hàng, phát triển sản xuất kinh doanh.

- Hợp tác trong mua sắm công cụ lao động để sử dụng sản xuất và kinh doanh dịch vụ: Do hạn hẹp về vốn, lao động để đầu tư mua sắm công cụ, hơn nữa với bình quân ruộng đất thấp nên một hộ không phát huy hết công suất máy, nên các hộ nông dân đã hợp tác với nhau để chung vốn đầu tư mua sắm máy móc, nông cụ để phục vụ cho sản xuất của các hộ và kinh doanh dịch vụ

với các hộ nông dân khác như các tổ cơ khí xay xát, tổ làm đất, tổ vận chuyển, tổ vò đập lúa

- Hợp tác trong sản xuất: Do các thành viên góp vốn và lao động xây dựng thành những tổ sản xuất với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.

- Hợp tác liên kết giữa sản xuất với cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Phổ biến trong các ngành chăn nuôi lợn xuất khẩu, gà công nghiệp, các ngành nghề TTCN.

- Hợp tác trong lưu thông: Mộ số hộ hợp tác với nhau thu gom và chế biến sản phẩm, nhất là ở những hộ nuôi trồng các loại đặc sản thường hợp tác thống nhất với nhau trong nuôi trồng và thu hoạch để tạo khối lượng sản phẩm lớn để bán cho các đại lý hoặc mua, thuê phương tiện để chuyên chở tiêu thụ ở các địa bàn xa.

- Hợp tác trong ứng dụng khoa học kỹ thuật như: Các hộ hợp tác với nhau về vốn, kỹ thuật để xây dựng mô hình trồng rau sạch, mô hình lúa – cá, lúa đặc sản, rau quả xuất khẩu, nuôi cá lồng… Do đó, chỉ có thể hợp tác với nhau mới phát huy được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất và kinh doanh.

Ngoài ra còn có các tổ, hội nghề nghiệp: Hội làm vườn, hộ nuôi tôm, hộ nuôi ong, hội nuôi cá cảnh… là các tổ chức hội cùng nghề nghiệp hợp tác trao đổi với nhau về khoa học công nghệ mới, kinh nghiệm làm ăn, cung ứng giống tốt, vật tư, giao dịch tiêu thụ sản phẩm, đấu tranh chống tư thương ép giá, đem lại lợi ích cho người sản xuất.

Toàn tỉnh năm 1996 có hơn 3.100 tổ hợp tác [73]. Các tổ hợp tác chưa có tư cách pháp nhân, hình thành một cách tự phát vì vậy còn khó kiểm soát, nhưng do ra đời từ nhu cầu chính đáng của hộ nông dân nên có tác động tích cực đến sản xuất. Một số tổ hợp tác tiêu biểu là: Đông Tiến, Minh Thu (Tĩnh Gia), Hải Đăng (Thọ Xuân), Tân Dương, Long Dương, Cường Thịnh, Chiến Thắng (Đông Sơn)…

Các hình thức hợp tác này khác về chất so với loại hình kinh tế hợp tác của các HTXNN kiểu cũ. Hoạt động chủ yếu của các hình thức hợp tác này

nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận cho các hộ nông dân thành viên. Đây là loại hình kinh tế hợp tác mới trong nông nghiệp ở Thanh Hóa, với tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, nhưng nội dung hoạt động thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho kinh tế hộ và được nông dân chấp nhận và hưởng ứng. Mặc dù mới ra đời, chưa được định hình, chưa được phân tích và đúc kết đầy đủ nhưng với hiệu quả kinh tế thiết thực của nó đã mở ra một hướng đi mới cho kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn ở Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, nó cũng sớm bộc lộ những hạn chế: có nhiều tổ hợp tác vẫn mang tính hình thức. Một số cán bộ cho rằng tổ hợp tác giống như sự thay thế các đội sản xuất trong HTX cũ, cho nên tổ trưởng ở những tổ này đòi được hưởng thù lao theo chế độ như ở HTX cũ; trong chỉ đạo cũng đã có hiện tượng hành chính, quan liêu.

Ở vùng mía đường Lam Sơn do nhu cầu sản xuất mía hàng hóa, nhiều hộ đã tự nguyện lập các tổ hợp tác để vừa cung ứng đầu vào về giống, phân bón, vừa bán sản phẩm cho nhà máy, từ 29 tổ hợp tác năm 1991 đã tăng lên 333 tổ hợp tác năm 1994, riêng HTXNN Thọ Xương có 150 tổ hợp tác quy mô mỗi tổ từ 4 đến 5 hộ (các tổ hợp tác này hình thành ngay trong lòng HTX kiểu cũ) [73].

Ở xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa) sau khi giao đất và chuyển đổi 22 ha đất nội đê cho một số hộ sản xuất nuôi trồng thủy sản đã hình thành 4 tổ hợp để góp vốn chuyển giao kỹ thuật, bảo vệ sản phẩm. Ở 18 ha đất ngoại đê của xã, một tổ hợp tác gồm 5 hộ nhận đấu thầu, góp vốn 50 triệu đồng, vốn còn lại vay ngân hàng, số vốn góp được trả theo lãi xuất tiền vay ngân hàng. Vì vậy lúc phân phối thu nhập không phụ thuộc vào vốn nhiều hay ít mà chia đều cho các hộ.

Ở nghề cá đã hình thành 2 tổ hợp góp vốn để trang bị tàu khai thác hải sản. Tổ hợp tác của anh Lê Văn Tiến có 3 hộ góp 80 triệu đồng mua một tàu cá 33 mã lực (một hộ 40 triệu, mỗi hộ còn lại 20 triệu), kết quả sản xuất được phân phối thỏa thuận theo tỷ lệ; phần vốn hưởng 20%, lao động khai thác hưởng 70%, bộ phận điều hành và kỹ thuật hưởng 10% [73].

Trong vận tải cũng xuất hiện 6 tổ hợp tác vốn để trang bị phương tiện, trong đó 1 hộ gia đình góp vốn hoạt động ở cả 3 tổ.

Huyện Đông Sơn đã xây dựng các tổ hợp tác dịch vụ vốn cho các hộ nông dân vay sản xuất với định mức lãi thỏa thuận được hộ vay đồng tình chấp thuận, có tác động hỗ trợ cho các hộ nghèo trong HTXNN có vốn sản xuất.

Tuy nội dung, hình thức, quy mô hợp tác kiểu mới này còn khác nhau, song từ thực tế có thể rút ra những nhận xét sau:

- Do nhu cầu công việc phù hợp với mỗi hộ mà các hộ này tự nguyện hợp tác lại với nhau.

- Nội dung phương thức hoạt động có thể ở 1 khâu hay một số khâu, kết quả phân phối đều bảo đảm nguyên tắc tự chủ, tự quản, cùng có lợi.

- Mỗi hộ có thể tham gia một số các tổ chức khác nhau.

Có thể xem đây là sự khởi đầu cho quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tổ chức hợp tác kiểu mới cần được khuyến khích hỗ trợ, hướng dẫn.

Như vậy, với sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế mới đã xác lập vai trò tự chủ của kinh tế hộ và tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp Thanh Hóa phát triển, đưa đến nhu cầu hợp tác đa dạng giữa các hộ nông dân, đồng thời đòi hỏi các HTXNN kiểu cũ phải đổi mới tổ chức quản lý và hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới.

2.3. Kết quả đổi mới HTXNN, phát triển các hình thức hợp tác ở nông thôn Thanh Hóa (1986 – 1996) nông thôn Thanh Hóa (1986 – 1996)

2.3.1. Những mặt đạt được

Đổi mới HTXNN, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn là một nội dung mới, phức tạp. Ở Thanh Hóa trong quá trình triển khai Nghị quyết 10 và Chỉ thị 15/CT-TU đã đạt được một số kết quả sau đây:

Tinh thần của Nghị quyết 10 và Chỉ thị 15/CT-TU đã được nông dân Thanh Hóa hưởng hứng nhiệt tình và triển khai với một khí thế mạnh mẽ so

với các địa phương khác trong cả nước. Tinh thần này được kế thừa từ phong trào hợp tác hóa sôi nổi thời kỳ trước.

Do phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các HTX và hộ xã viên nên nhiều HTX đã căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của mình chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với hạch toán kinh tế, bước đầu điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất. Một số HTX ở Đông Sơn, Nga Sơn, Hoằng Hóa… còn mạnh dạn vươn ra tỉnh ngoài tìm nơi tiêu thụ, tổ chức khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương như đan lát, thêu ren, dệt… giải quyết một phần công ăn việc làm cho xã viên lúc nông nhàn, tạo chuyển biến bước đầu trong việc phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn. Những điển hình mới về tổ chức quản lý xuất hiện góp phần làm cho mô hình hợp tác tiếp tục được củng cố và đi lên theo hướng mới.

Làm trong sạch về tài chính, thu hồi được vốn cho tập thể, trả được nợ cho nhà nước, xây dựng được cơ sở hạ tầng, quản lý và sử dụng vốn tốt hơn trước đây, xã viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của HTX.

Bộ máy quản lý HTX được giảm nhẹ, quản lý thu chi các khâu chặt chẽ hơn, do đó làm khâu nào thu khâu đó, giảm bớt sự đóng góp của xã viên.

Trong nông thôn Thanh Hóa xuất hiện nhiều loại hình HTX đa dạng phong phú từ HTX sản xuất, dịch vụ, chế biến, tiêu thụ, tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi.

Mặc dù kết quả hoạt động của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa so với yêu cầu phát triển sản xuất của kinh tế hộ nông dân còn đạt mức thấp, song hộ nông dân có phần nào đã giúp hộ nông dân có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bảng 2.9: Mức độ tăng trƣởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 1988 Năm 1990 Năm 1994

Sản lượng lương thực Đàn lợn Đàn trâu Đàn bò tấn 1.000 con 1.000 con 1.000 con 750.000 632 194,3 136 820.000 659 199,5 147,4 850.000 947 218,3 187

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2005, Nhà xuất bản Thanh Hóa, tr. 56

Có thể nói, việc đổi mới HTX trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trong vòng 10 năm (1986 – 2006) đã đạt được kết quả khá, góp một phần vào công cuộc CNH-HĐH nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)