Tình hình cán bộ quản lý HTX năm 1988 và 1995

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 60)

1988 1995 Số lƣợng (người) Bình quân 1 HTX (người/HTX) 1995 Bình quân 1 HTX (người/HTX) Tổng số cán bộ quản lý HTX

Trong đó: Ban quản lý HTX Chủ nhiệm

Kế toán

Kế toán trưởng Cán bộ giúp việc Ban kiểm soát

Trưởng ban kiểm soát

23.896 5.496 1.798 4.301 1.798 5.496 3.106 1.798 13,3 3,0 1 2,4 1 3,0 1,7 1 16.445 3.373 2.047 2.954 2.047 4.109 2.154 2.047 8,3 1,6 1 1,4 1 2,0 1,1 1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê tỉnh Thanh Hóa

Như vậy, đội ngũ cán bộ của HTX đã giảm bớt giúp bộ máy HTX trở nên gọn nhẹ hơn. Trung bình 1 HTX năm 1988 có 13,3 cán bộ, đến năm 1995 chỉ còn 8,3 cán bộ. 1 HTX thường chỉ có 1 chủ nhiệm, 1 – 2 kế toán, 2 cán bộ giúp việc, 1 trưởng ban kiểm soát.

Bảng 2.6: Chất lƣợng cán bộ HTX năm 1995 so với năm 1988

(đơn vị: người)

Đại học và

cao đẳng Trung học

Sơ cấp và chƣa qua đào tạo 1988 1995 1988 1995 1988 1995 1- Ban quản lý HTX Chủ nhiệm 2- Kế toán 94 25 35 82 33 37 660 215 903 482 283 690 714 305 1.204 389 355 803

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê Thanh Hóa

Từ bảng trên cho thấy, nhìn chung chất lượng cán bộ HTX năm 1995 so với năm 1988 đã có nâng cao, tuy nhiên chưa có sự thay đổi nhiều. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học năm 1988 là 3,7% thì năm 1995 mới chỉ là 4,8%, cán bộ có trình độ trung năm cấp 1988 chiếm 42,8, năm 1995 chiếm 46,1%. Nguyên nhân do cán bộ HTX chưa được chú trọng đào tạo, khu vực HTX ít được sự quan tâm của người lao động. Tĩnh Gia có 858 cán bộ nhưng số lượng không qua đào tạo bồi dưỡng là 707 người, chiếm 79%; Hậu Lộc có 80% cán bộ HTX chưa qua đào tạo, chỉ có 10,4% cán bộ có trình độ trung cấp, 8% có trình độ sơ cấp; Thiệu Yên có 33% số lượng cán bộ trong ban chủ nhiệm không qua bồi dưỡng đào tạo; 32% số lượng kế toán không có nghiệp vụ; 98% cán bộ đội sản xuất chưa qua bồi dưỡng nào. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của HTX.

Tóm lại, sự đổi mới mô hình HTXNN ở giai đoạn này không nằm trong khuôn khổ của sự cải tiến quản lý như trước đây vẫn làm, mà là sự chuyển đổi thành một mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới, với những thành tố mới, cơ chế vận hành mới, trong đó chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các HTX kiểu mới khác về căn bản so với các HTXNN kiểu cũ.

2.2.1.6. Đánh giá chất lượng HTXNN

Năm 1996 toàn tỉnh có 67 vạn hộ nông dân sinh hoạt cư trú ở nông thôn trong đó có 60 vạn hộ nông dân sống về nghề sản xuất nông nghiệp. Cả tỉnh có 2.047 HTXNN, trong đó đồng bằng ven biển có 793 HTX chiếm 38%, trung du và miền núi có 1.254 HTX chiếm 62% so với tổng số HTX.

Số HTXNN toàn xã có 287 HTX chiếm 14%, số HTX liên thôn có 529 HTX chiếm 25%, số HTX thôn, xóm, chòm, bản 1.231 HTX chiếm 61% so với tổng số HTX toàn tỉnh [59].

Có thể phân loại các HTXNN đến hết năm 1996 như sau:

* Loại HTX khá (HTX đổi mới có hiệu quả)

Loại này gồm 348 HTX, chiếm 17 % tổng số HTXNN, phần lớn là các HTX có quy mô toàn xã như HTX Phú Lộc (huyện Hậu Lộc), HTX Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa), HTX Thọ Xương (Thọ Xuân), Hoàng Anh (huyện Hoằng Hóa), Nga Thành (huyện Nga Sơn)…[59] (Bình quân chung cả nước là 11%) Nét nổi bật của loại HTX này là có vốn tích lũy để mở rộng sản xuất. Do đó mọi yêu cầu cho quá trình sản xuất của hộ nông dân HTX đáp ứng được, việc đầu tư ứng trước vật tư đối với hội thiếu vốn, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân đầu làm tốt. Do điều hành được một số khâu trong sản xuất nên đem lại lợi ích cho nông dân, lợi ích của tập thể tăng và lợi ích của Nhà nước cũng đảm bảo tốt.

Điển hình của loại HTX này như HTX Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa) đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, điện sáng đến hộ nông dân, mở rộng và nâng cấp 22km đường làng… Trong số vốn đó, nông dân góp 300 triệu đồng bằng giá trị ngày công. Nhờ đó sản xuất phát triển, cả xã chỉ còn 5% hộ khó khăn trên tổng số 1.350 hộ. 99,8% gia đình được ngói hóa. Cả xã có 200 hội nghề nghiệp do hội nông dân quản lý, điều hành, có sự giúp đỡ tích cực của Ban quản trị HTX [59].

* Loại HTX trung bình (loại HTX đổi mới một số khâu nhưng kết quả thấp)

Loại này gồm 1.085 HTX, chiếm 53% tổng số HTXNN (bình quân cả nước là 49%) [59].

Đây là những HTX chỉ hoạt động ở vài khâu, vài việc nhưng kết quả thấp. Các HTX này sau khi chuyển giao ruộng đất và các công cụ sản xuất khác cho hộ xã viên quản lý, sử dụng và không còn trực tiếp điều hành sản xuất nữa, nhưng việc thực hiện quá trình “lột xác” để chuyển sang hoạt động dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Ban quản lý HTX chỉ duy trì một số khâu chủ yếu như thủy lợi, giống, bảo vệ thực vật, nhưng hiệu quả làm dịch vụ kém, làm ăn thua lỗ, thu không bù chi; trình độ năng lực quản lý, kinh doanh của cán bộ quản lý HTX yếu, không chủ động mạnh dạn đầu tư mở mang sản xuất, nguồn vốn quỹ ngày càng cạn kiệt do làm ăn thua lỗ và bị xã viên chiếm dụng do khê đọng sản phẩm, tình trạng nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con làm cho các HTX mất dần khả năng kinh doanh, dịch vụ và trả nợ, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý và rơi vào tình trạng yếu kém.

Từ năm 1988 trở đi, trong số những HTX thuộc loại này không có HTX nào vươn lên thành loại khá. Ngược lại, nhiều HTX kém dần và trở thành hình thức.

Ví dụ: HTX Định Liên (huyện Thiệu Yên) có 1.363 hộ, 6.569 khẩu, 2.346 lao động, với diện tích canh tác có 458 ha, diện tích giao khoán bình quân 16,5 thước cho một khẩu, sản lượng khoán cho cây lúa là 37,6 kg thóc cho 1 sào 1 vụ. Do bộ máy quản lý của HTX còn đông, công việc điều hành của Ban quản trị mới chỉ được khâu tưới nước và phòng trừ sâu bệnh nên việc chi phí cho sản xuất và các khoản đóng góp của nông dân còn quá lớn, bình quân mỗi sào phải đóng góp 44 kg, bình quân cho khẩu gần 60 kg. Trong khi đó việc đóng góp không được dân bàn, thành toán lại không dứt điểm. Do vậy không xây dựng được kế hoạch sản xuất, không lên được lịch gieo trồng, nông dân tự lo giống, tự tìm kiếm vật tư, tự định thời gian gieo cấy… làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất [59].

* Loại HTX kém (chỉ tồn tại hình thức)

Loại này gồm 614 HTX, chiếm 30% (bình quân cả nước là 40%) tổng số HTXNN. Chủ yếu là các HTX ở miền núi, một số HTX ở trung du (Xuân Châu, Xuân Thắng (huyện Thọ Xuân), vùng ven biển (Hoằng Phụ - Hoằng Hóa, Quảng Thái - Quảng Xương), các HTX vùng đồi phía nam Tĩnh Gia [59].

Đây là loại HTX trong thực tế không còn hoạt động kinh tế, HTX không còn vốn, quỹ và các cơ sở vật chất kỹ thuật để hoạt động, nhưng vẫn duy trì ban quản trị. Ban quản trị HTX chỉ làm một số việc phổ biến kỹ thuật một cách chung chung và tham gia vào một số công việc thuộc chức năng chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, không có tác dụng đối với sản xuất kinh doanh của các hộ xã viên, nhưng vẫn duy trì những khoản đóng góp quỹ theo đầu sào để nuôi bộ máy quản lý. Chính vì vậy, loại HTX này trở thành vật cản cho sự phát triển của kinh tế hộ và hộ xã viên có nguyện vọng giải thể các HTX này.

Ví dụ: HTX Quảng Lợi (huyện Quảng Xương). Xã này có 1.280 hộ nông dân, 5.700 khẩu, 2.080 lao động theo độ tuổi, do không điều hành được nên mô hình HTX ở đây không còn mà lập ra Ban kinh tế nông nghiệp xã do Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, tuy nhiên ban này hầu như không có hiệu lực gì, mọi yêu cầu của nông dân tuy được ký hợp đồng nhưng với tính chất quan hệ cá nhân với nhau thông qua giới thiệu của Ban Kinh tế, trong khi đó dân vẫn phải đóng góp 2% thu nhập để nuôi bộ máy của Ban kinh tế xã.

Bảng 2.7: Phân loại HTX Thanh Hóa theo chất lƣợng

Chỉ tiêu 1988 1995 Số lƣợng (HTX) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (HTX) Tỷ lệ (%) Tổng số HTX HTX khá HTX trung bình HTX yếu kém 1.798 171 842 785 100 9,5 46,8 43,7 2047 348 1085 614 100 17 53 30

Bảng 2.8: Giá trị bằng tiền các khâu HTX dịch vụ/ha

(Đơn vị: đồng)

Loại HTX Giá trị dịch vụ bình quân/ha

Khá Trung bình Kém 39.850 16.360 7.630

Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Báo cáo sơ kết cải tiến khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị TW Đảng, ngày 26 tháng 9 năm 1988

Thực tế cho thấy số lượng HTX đổi mới có kết quả hầu như không tăng, ngược lại có một số HTX kém đi do không đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong cơ chế thị trường, phần lớn các HTX còn lại không thể tự mình tạo được đủ các điều kiện trên nên triển vọng duy trì và phát triển các HTX loại này cũng rất khó khăn. Như vậy, tình hình các HTX ở Thanh Hóa cũng như trong cả nước trước khi có Luật HTX chưa có chuyển biến gì lớn so với giai đoạn trước.

2.2.2. Mô hình hợp tác xã phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa

Đối với các HTX phi nông nghiệp ở nông thôn (bao gồm sản xuất TTCN, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ) từ năm 1988 đã có những biến đổi đáng kể về nội dung tổ chức, phương thức hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước (Năm 1997, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, ở khu vực nông thôn có 46 HTX phi nông nghiệp thu hút hơn 4.200 lao động, bao gồm: 26 HTX sản xuất TTCN và chế biến hải sản; 11 HTX vận tải thủy bộ; 8 HTX mua bán; 1 HTX xây dựng [87]).

Như vậy, trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ở nông thôn Thanh Hóa chủ yếu tồn tại hình thức HTX sản xuất TTCN song song với sản xuất nông nghiệp. HTX trong các lĩnh vực khác như dịch vụ mua bán, vận tải… ở khu

vực nông thôn còn ít và yếu kém. Điển hình là ở huyện Nga Sơn đã hình thành một loạt các HTXNN kiêm sản xuất chiếu cói, mành rèm có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn ở mức nhỏ, trang thiết bị sản xuất chưa được đầu tư nên năng suất chưa cao. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương, hàng xuất khẩu rất hiếm hoi, nếu có phần lớn là làm gia công cho các xí nghiệp ở tỉnh ngoài (hàng cói, hàng mây tre đan, chế biến hải sản…). Các HTX phi nông nghiệp chủ yếu hình thành ở các huyện đồng bằng ven biển như Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hà Trung…, ở các huyện miền núi các hoạt động sản xuất TTCN, mua bán, vận tải trong các HTX hầu như chưa có.

2.2.3. Sự hình thành và phát triển của những hình thức tổ chức kinh tế hợp tác mới tế hợp tác mới

Trong quá trình đổi mới, mặc dù hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ nhưng phần lớn vẫn là nhưng hộ tiểu nông, điểm xuất phát kinh tế thấp (quy mô sản xuất nhỏ, cơ cấu sản xuất thuần nông theo kiểu tự cung tự cấp) lại mới thoát ra từ cơ chế tập trung bao cấp, phải tự bươn chải trong cơ chế thị trường đầy biến động nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, hợp tác sẽ giúp cho các hộ phần nào những hạn chế đó, lấp đi những khoảng trống công việc mà HTX vừa chuyển giao nhưng bản thân từng hộ không thể đảm đương được. Đối với những hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp cần có sự hợp tác để vay vốn, đổi công lao động, sức kéo để đảm bảo phát triển sản xuất. Với hộ nông dân có tiềm lực khá, trình độ sản xuất cao, vươn lên sản xuất hàng hóa hợp tác là cách thức để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức canh tranh trên thị trường, hạn chế những rủi ro trong sản xuất kinh doanh và sự chèn ép, thao túng của tư thương và các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, các hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ đã tự tìm đến với nhau, hình thành các loại hình hợp tác mới.

Ở những nơi HTX yếu kém hoặc giải thể, ở những nơi kinh tế hộ phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa thì các hình thức hợp tác giản đơn

này giữa các hộ nông dân phát triển mạnh và ngày càng đa dạng. Các hình thức hợp tác mới hình thành ngay trong lòng HTXNN kiểu cũ, do các hộ tự nguyện tập hợp với nhau để hình thành tổ hợp tác giản đơn, trao đổi với nhau từng công việc theo thời vụ cây trồng hoặc các hộ góp vốn lao động để sản xuất kinh doanh một lĩnh vực nào đó, lợi nhuận sau khi trừ chi phí sẽ phân phối theo cổ phần và công sức đóng góp. Các hình thức này phần lớn là hình thành theo dòng họ, anh em thân quen nhưng chưa có tư cách pháp nhân. Bao gồm có hình thức hợp tác tiêu biểu:

- Hợp tác trong dồn ô đổi thửa, cải tạo đồng ruộng: Với khoán 10, việc chuyển giao ruộng đất tới hộ nông nghiệp rất manh mún, phân tán, trong khi đó nhu cầu sản xuất nông sản hàng hóa cần có quy mô ruộng đất rộng lớn và tập trung. Do vậy, các hộ nông dân Thanh Hóa hợp tác nhau lại để chuyển đổi ruộng đất cho nhau nhằm giảm bớt số ô thửa và tạo ra những mảnh ruộng lớn hơn, tạo điêu kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới và sản xuất, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chăm sóc, bảo vệ và nâng cao khối lượng nông sản hàng hóa. Hình thức hợp tác này diễn ra ở tất cả các HTXNN, đặc biệt sau chủ trương dồn điền đổi thửa của Nhà nước.

- Hợp tác trong việc làm thủy lợi: Hình thành nhiều tổ hợp tác đường nước giữa các hộ nông dân, cùng xây dựng và quản lý sử dụng chung mương máng dẫn nước, máy bơm tưới tiêu cho cùng một khu ruộng.

- Hợp tác trong vay vốn: Các hộ nông dân trong thôn, xóm lập ra các tổ liên gia vay vốn ngân hàng để giúp đỡ nhau vay vốn, cử người đại diện cho tổ để giao dịch với ngân hàng và sử dụng tài sản của thành viên trong tổ để thế chấp vay vốn của ngân hàng, phát triển sản xuất kinh doanh.

- Hợp tác trong mua sắm công cụ lao động để sử dụng sản xuất và kinh doanh dịch vụ: Do hạn hẹp về vốn, lao động để đầu tư mua sắm công cụ, hơn nữa với bình quân ruộng đất thấp nên một hộ không phát huy hết công suất máy, nên các hộ nông dân đã hợp tác với nhau để chung vốn đầu tư mua sắm máy móc, nông cụ để phục vụ cho sản xuất của các hộ và kinh doanh dịch vụ

với các hộ nông dân khác như các tổ cơ khí xay xát, tổ làm đất, tổ vận chuyển, tổ vò đập lúa

- Hợp tác trong sản xuất: Do các thành viên góp vốn và lao động xây dựng thành những tổ sản xuất với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.

- Hợp tác liên kết giữa sản xuất với cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Phổ biến trong các ngành chăn nuôi lợn xuất khẩu, gà công nghiệp, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)