Sự ra đời của Luật Hợp tác xã năm 1996

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 76 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Sự ra đời của Luật Hợp tác xã

3.1.1. Sự ra đời của Luật Hợp tác xã năm 1996

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng đã có những biến chuyển tích cực, nhiều HTXNN sau khi thực hiện thành công quá trình “lột xác” đã tìm được hướng đi mới, đem lại hiệu quả tốt về kinh tế - xã hội. Các hình thức, tổ chức hợp tác mới của các hộ nông dân xuất hiện và phát triển ngày càng đa dạng, phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hộ nông nghiệp. Song thực tế quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các mô hình hợp tác chưa thực sự khẳng định được vai trò, chức năng của mình đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trước thực tế đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải tiếp tục có những chính sách, biện pháp tích cực nhằm tạo điều kiện cho các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đường lối đổi mới của Đảng được tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện qua các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, XIX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh của Đại hội VIII (1996) đã khẳng định cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh CNH - HĐH… Phấn đấu từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.

Để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà

nước định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 9 ngày 20/3/1996 thông qua Luật HTX. Luật HTX ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1997 là kết quả của một quá trình tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức lại về bản chất của mô hình kinh tế hợp tác đích thực với những đặc trưng và nguyên tắc cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nó.

Tiếp theo việc ban hành Luật HTX, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 68 ngày 24 tháng 5 năm 1996 về phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Chính phủ ban hành các Nghị định: số 15/CP ngày 21/2/1997 về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển HTX; Nghị định số 16/CP ngày 25/2/1997 về việc chuyển đổi, đăng ký HTX và tổ chức hoạt động của Liên hiệp HTX; các Nghị định số 41/CP, 42/CP, 43/CP, 44/CP, 45/CP và 46/CP (cùng này 29/4/1997) của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ mẫu các loại hình HTX thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, HTXNN, HTX tiểu - thủ công nghiệp, xây dựng, HTX giao thông vận tải, thủy sản.

Có thể nói, nhờ có Luật HTX 1996 ra đời và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đã thổi một luồng gió mới vào quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động của HTX có hành lang pháp lý, có chỗ dựa vững chắc để tiến hành chuyển đổi, tự giải thể hoặc thành lập HTX kiểu mới. Các HTX tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản, vốn liếng và công nợ, phân tích rõ nguồn vốn hình thành, xác định trách nhiệm cụ thể các vấn đề tồn đọng, tiến hành tổ chức Đại hội hoặc Hội nghị xã viên quyết định chuyển đổi hoặc giải thể HTX.

Đối với những HTX chuyển đổi tiến hành kiểm tra lại nội dung, phương thức hoạt động của HTX, xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, đăng ký lại xã viên, đóng góp cổ phần, tổ chức Đại hội xã viên và đăng ký hoạt động.

Đối với HTX không còn khả năng hoạt động phải tự giải thể thì sau khi xác định, phân loại tài sản, công nợ, những tài sản, phúc lợi chung và những khoản công nợ gắn với tài sản đó được chuyển giao cho UBND xã quản lý;

các hoạt động kinh tế như tưới tiêu, bảo vệ sản xuất, chuyển giao kỹ thuật.. UBND xã tạm thời quản lý và điều hành thông qua Ban kinh tế của UBND xã. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hầu hết các HTX mới được thành lập đều dựa trên cơ sở chấm dứt hoạt động của HTX cũ đồng thời với việc hình thành HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, nhận thầu hoặc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật do UBND xã giao lại.

Việc thành lập mới HTX tiến hành theo trình tự quy định của Luật HTX như đăng ký sáng lập viên, xây dựng phương án kinh tế, dự thảo Điều lệ, đăng ký vốn góp, tổ chức đại hội, làm thủ tục đăng ký xin giấy phép hoạt động. Trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết các HTX được thành lập mới đều trên cơ sở chấm dứt hoạt động của HTX cũ và chuyển sang hình thức HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, nhận thầu hoặc quản lý các cơ sở vật chất kỹ thuật do UBND xã giao lại.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kinh tế hợp tác mới được thể hiện trong Điều 1 của Luật HTX năm 1996: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Trong Điều 2 của Luật HTX cũng chỉ rõ: “Các tổ hợp tác có hình thức tổ chức, tên gọi khác nhau được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ và có chính sách khuyến khích phát triển để trở thành HTX khi có đủ điều kiện”.

Như vậy, bản chất kinh tế - xã hội của HTX kiểu mới theo Luật HTX có những đặc trưng cơ bản sau:

- Những người sản xuất, lao động tự nguyện hợp tác với nhau để hoạt động kinh tế. Trong HTX kiểu mới, các hộ xã viên cùng hợp tác với nhau, họ vừa là chủ thể kinh tế xã viên nhưng cũng là chủ thể kinh tế HTX, họ tự nguyện góp vốn, góp sức, cùng tham gia các hoạt động của HTX cùng hưởng kết quả, cùng chịu trách nhiệm rủi ro của HTX theo mức đóng góp vốn, lao

động vào HTX. Mỗi xã viên đều có quyền bình đẳng trong biểu quyết các công việc của HTX, được hưởng thụ các phúc lợi xã hội chung của HTX và tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

- HTX kiểu mới ra đời xuất phát từ yêu cầu phát triển của kinh tế hộ xã viên. Do vậy, HTX phải thực hiện có hiệu quả các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất của hộ xã viên, tập trung vào làm dịch vụ những khâu mà hộ không tự mình làm được hoặc làm không có hiệu quả bằng HTX làm. Hoạt động dịch vụ của HTX nhằm hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của kinh tế hộ nông dân xã viên trong cơ chế thị trường.

- Trong HTX kiểu mới, các chủ thể kinh tế gắn bó với nhau, bổ sung hỗ trợ nhau để hợp tác theo khả năng và thế mạnh của từng chủ thể kinh tế. Trong đó, kinh tế hộ là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển HTX, còn HTX coi sự phát triển và lợi ích của kinh tế hộ xã viên là mục tiêu hàng đầu. Động lực để phát triển kinh tế hợp tác giữa các chủ thể kinh tế là cùng có lợi ích kinh tế.

Sự khác biệt về đặc trƣng của HTX kiểu mới so với HTX kiểu cũ Tiêu chí HTX kiểu cũ HTX kiểu mới theo luật

HTX năm 1996

1. Cơ sở ra đời Chủ trương của cấp trên Nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ 2. Hình thức tổ chức Quy mô lớn, theo một

hình mẫu chung

Nhỏ, đa dạng, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính

3. Chủ thể tham gia Xã viên, người lao động Hộ nông dân, xã viên, cổ đông 4. Mức độ tự nguyện Thấp Cao 5. Cơ sở kinh tế tham gia

Ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác

Chủ yếu là vốn cổ phần

6. Quan hệ sở hữu Sở hữu chung, sử dụng chung

Chủ yếu là sở hữu riêng, sử dụng chung.

7. Nội dung hoạt động

Chủ yếu là sản xuất thuần nông, tự cấp

Chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ cho sản xuất hàng hóa 8. Cơ chế quản lý Chủ yếu là tập trung, bao

cấp

Hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Theo Luật HTX, quá trình tổ chức xây dựng và hoạt động của HTX phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

1 – Phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện gia nhập và ra HTX. Mỗi công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của Luật và tán thành Điều lệ của HTX đều có thể trở thành xã viên HTX, xã viên có quyền ra HTX theo quy định của Điều lệ HTX.

2 – HTX phải được quản lý dân chủ và bình đẳng, xã viên HTX có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hạt động của HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

3 – Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi.

4 – Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của HTX: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX do Đại hội xã viên quyết định.

5 – HTX và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy tình thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong HTX và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các HTX với nhau ở trong nước và ngoài nức theo quy định của pháp luật.

So với mô hình HTX cũ trước đây thì những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mô hình HTX kiểu mới khác nhau về căn bản, trong đó nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi là nguyên tắc cơ bản của kinh tế hợp tác mới. Trước đây, trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình HTX chúng ta đã bỏ qua hoặc xem nhẹ những nguyên tắc cơ bản này, và đó chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của mô hình HTH-TTH.

Về hình thức của kinh tế hợp tác: Tùy theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, từng thời kỳ khác nhau mà hình thành và phát triển các mô hình hợp tác đa dạng khác nhau; không thể có một mô hình kinh tế hợp tác đồng nhất, phù hợp cho mọi điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Luật HTX còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của HTX và xã viên HTX: HTX có quyền lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và địa bàn hoạt động phù hợp với khả năng của HTX; HTX có quyền quyết định việc phân phối thu nhập, có quyền được bảo hộ bí quyết công nghệ, tên và biểu tượng của HTX theo quy định của pháp luật… Đồng thời HTX phải có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX, thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê do Nhà nước quy định, bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên Xã viên HTX có quyền được ưu tiên làm việc cho HTX, được hưởng lãi chia theo vốn và công sức đóng góp cho HTX và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, được hưởng phúc lợi xã hội chung của HTX, được HTX thực hiện các cam kết kinh tế và tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; xã viên được tham gia bầu cử, ứng cử vào ban quản trị HTX, được tham gia các cuộc họp, đề đạt ý kiến, bàn bạc và biểu quyết các công việc của HTX, được chuyển nhượng hoặc trả lại vốn góp và các quyền lợi khác ra HTX… Ngược lại, xã viên HTX phải có nghĩa vụ chấp hành điều lệ, nội quy của HTX, thực hiện các cam kết kinh tế với HTX, cùng chịu trách nhiệm về rủi ro, các khoản nợ, khoản lỗ của HTX trong phạm vi vốn góp của mình, bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho HTX theo quy định của Điều lệ HTX…

Một điểm đặc biệt ở Thanh Hóa trong quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là: trước khi có Luật HTX năm 1996, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Nghị quyết số 09NQ/TU ngày 27/5/1995 “về tiếp tục đổi mới HTXNN, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn Thanh Hóa”. Ngày 30/9/1995, UBND tỉnh có Quyết định số 1795 cụ thể hóa Nghị quyết 09 để địa phương thực hiện. Nghị quyết 09 đã xác định rõ các quan điểm cơ bản về kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp, nông thôn. Bản chất HTX trong nông nghiệp là tổ chức kinh tế do các hộ nông dân tự nguyện đóng góp vốn lập ra, nhằm mang lại lợi ích cho các thành viên và tập thể

HTX. Thực hiện nguyên tắc quản lý dân chủ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, hình thức quy mô phong phú, đa dạng, hoạt động vì mục tiêu phục vụ cho kinh tế hộ, trên cơ sở đó góp phần xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết đã đề ra được các giải pháp để nông dân tự đánh giá, phân loại, định hướng xử lý các HTXNN cũ, nội dung phát triển các hình thức kinh tế hợp tác mới ở nông thôn.

Nghị quyết 09 đã được đông đảo nông dân đồng tình ủng hộ. Tỉnh ủy đã tổ chức thực hiện chặt chẽ và thận trọng, có chỉ đạo rút kinh nghiệm mở rộng như ở Nga Sơn thí điểm trước ở 3 HTX Nga Thành, Nga Liên, Ba Đình; ở Thọ Xuân thí điểm ở 2 HTX Thọ Xương, Xuân hòa, Nông Cống thí điểm ở HTX Thăng Bình…

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, ban chỉ đạo đổi mới HTX của tỉnh đã được thành lập để chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn, chỉ đạo các HTX chuyển đổi hoặc thành lập HTX kiểu mới; tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và xây dựng phương án thực hiện. Như vậy, có thể nói Thanh Hóa đã đi trước một bước trong việc phát hiện, nhìn nhận ra vấn đề bức xúc đối với HTX, nên khi Luật HTX năm 1996 ra dời thì việc chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới tương đối nhanh chóng.

Ngay trong năm 1995, các địa phương đã tổ chức đánh giá thực trạng HTX và chọn một số HTX chỉ đạo điểm như: Quảng Xương chọn 3 xã: Quảng Thành, Quảng Hợp, Quảng Lợi; Tĩnh Gia chọn 2 xã; Cát Sơn, Hải Nhân; Triệu Sơn chọn 5 xã: Khuyến Nông, Dân Lý, Minh Dân, Thọ Tân, Vân Sơn; Nga Sơn chọn 3 xã: Nga Thành, Nga Liên, Ba Đình; Thọ Xuân chọn 2 xã: Thọ Xương, Xuân Hòa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)