Sự ra đời của Luật HTX năm 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 82 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Sự ra đời của Luật Hợp tác xã

3.1.2. Sự ra đời của Luật HTX năm 2003

Ngày 18 tháng 3 năm 2002 đã diễn ra Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao

hiệu quả kinh tế tấp thể. Hội nghị đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của 5 năm thực hiện Luật HTX năm 1996. Nghị quyết hội nghị đã xác định: “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó có HTX là nòng cốt”, “Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Theo hướng đó, cần củng cố những tổ hợp tác và HTX hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế HTX với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và HTX; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, các liên hiệp HTX.

Nghị quyết Hội nghị đưa ra mục tiêu đến năm 2010 là: đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện được mục tiêu trên.

Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết và Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 3/10/2003 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể. Các cấp ủy Đảng ở địa phương đã nhận thức đầy đủ hơn về các quan điểm phát triển kinh tế tập thể. Các cấp chính quyền, các bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm quản lý của mình đã tiến hành rà soát, bổ sung và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật HTX năm 2003 đã có nhiều sửa đổi theo yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn mới.

So với Luật HTX năm 1996, Luật HTX năm 2003 có nhiều điểm điều chỉnh. Đặc biệt, đối với việc đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn, Luật HTX năm 2003 nhấn mạnh các điểm sau đây.

* Về bản chất của HTX:

Trong Luật năm 1996 HTX được định nghĩa là "tổ chức kinh tế tự chủ",

nhưng thực tế cho thấy các HTX, nhất là HTX trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang còn bị các cơ quan quản lý nhà nước xem như các tổ chức vừa là công cụ của chính quyền cơ sở, vừa là tổ chức nặng tính xã hội, có nghĩa vụ phục vụ chính quyền và cộng đồng theo ý muốn chủ quan của họ.

Luật HTX (sửa đổi) đã quy định: "HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này... HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật".

Theo định nghĩa này, HTX được tổ chức theo các nguyên tắc riêng về tính tự nguyện, dân chủ và bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm của mỗi đối tượng tham gia HTX, đồng thời làm rõ bản chất HTX là một loại hình doanh nghiệp, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của mình và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động.

* Về đối tƣợng tham gia HTX

Luật HTX năm 1996 quy định đối tượng tham gia HTX chỉ là "những người lao động", như vậy có phần hạn chế các đối tượng khác như các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cán bộ, công chức cũng muốn tham gia đóng góp phát triển HTX, trong khi bản chất của loại hình tổ chức kinh tế này là mang tính xã hội cao và mở rộng sự tham gia của các chủ thể trong xã hội.

Luật HTX (sửa đổi) đã quy định vấn đề này theo hướng mở rộng đối tượng tham gia HTX, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân và cán bộ công chức. Để làm rõ sự tham gia của từng loại đối tượng Luật sửa đổi quy định: Hộ gia đình, pháp nhân khi tham gia phải cử người đại diện cụ thể có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như đối với cá nhân theo Điều lệ của HTX; đối với cán bộ, công chức đang làm việc, nếu tham gia HTX thì chỉ với tư cách là xã viên bình thường, không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành HTX.

Các quy định mang tính mở rộng đối tượng, đồng thời làm rõ điều kiện tham gia của từng đối tượng trên vừa bảo đảm được nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tạo điều kiện cho HTX thu hút thêm nguồn lực trong xã hội vào phát triển HTX, đồng thời vẫn tôn trọng quyền tự chủ của từng HTX trong việc ra quyết định kết nạp các đối tượng này vào HTX.

* Về thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh:

Luật HTX năm 2003 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh đối với HTX, các thủ tục được rút gọn bớt; sáng lập viên có thể tiến hành ngay sau khi báo cáo bằng văn bản với UBND xã, phường nơi HTX dự định đặt trụ sở về việc thành lập HTX việc tuyên truyền, vận động những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu tham gia và làm các thủ tục cần thiết để thành lập mà không cần phải chờ sự cho phép của UBND xã, phường nơi HTX dự định đặt trụ sở chính. Đồng thờ HTX được tự quyết định nơi đăng ký kinh doanh ở cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc huyện tuỳ theo điều kiện cụ thể của HTX. Những đổi mới này trong Luật HTX sửa đổi sẽ tạo ra sự thông thoáng và bình đẳng giữa HTX và doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, giảm bớt những thủ tục và quy định không cần thiết mà vẫn bảo đảm tính chặt chẽ trong đăng ký kinh doanh.

* Về quản lý, điều hành HTX:

Để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận HTX đã phát triển ở trình độ cao, hoạt động đa dạng, phức tạp, Luật HTX 2003 đã quy định trong HTX phải tách rõ chức năng quản lý với chức năng điều hành, nhưng không nhất thiết

phải tổ chức hai bộ máy riêng biệt. Việc quyết định bố trí một bộ máy thực hiện cả hai chức năng hay tách riêng thành hai bộ máy để thực hiện từng chức năng là do Hội nghị thành lập HTX hoặc Đại hội xã viên HTX tự quyết định. Luật không quy định cụ thể loại nào tổ chức một bộ máy và loại nào tổ chức hai bộ máy. Điều này sẽ tạo khung pháp lý rộng rãi cho HTX tự quyết định lựa chọn mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp với trình độ phát triển của mình, đáp ứng được tình hình phát triển HTX hiện nay với nhiều trình độ, quy mô và khả năng quản lý khác nhau.

* Làm rõ tài sản và vốn không chia trong HTX:

Luật HTX năm 2003 đã quy định HTX phải hình thành vốn và tài sản chung không chia được hình thành từ các nguồn vốn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân và trích một phần từ quỹ phát triển sản xuất của HTX.

Khi giải thể, HTX không chia cho xã viên vốn và tài sản chung do Nhà nước trợ cấp mà chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý; đối với vốn và tài sản chung của HTX được hình thành từ các nguồn vốn của HTX và công sức của xã viên, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì do Đại hội xã viên quyết định.

Quy định này đã làm rõ yêu cầu các HTX phải quan tâm đến bộ phận vốn và tài sản thuộc sở hữu tập thể, tạo ra sức mạnh kinh tế chung và chất kết dính giữa các xã viên HTX trong nhiều năm hoạt động mà lâu dài.

* Về quản lý nhà nƣớc đối với HTX:

Để tăng cường và làm rõ vai trò quản lý của Nhà nước đối với HTX, Luật HTX sửa đổi quy định rõ các nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với HTX, trong đó có nội dung rất quan trọng là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTX; quy định Chính phủ thống nhất quản lý chung về Nhà nước đối với HTX; các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX.

* Về các chính sách của Nhà nƣớc đối với HTX:

Các chính sách khuyến khích phát triển đã được quy định tại Điều 5 Luật năm 1996 và Chính phủ đã cụ thể hoá bằng Nghị định 15/CP của Chính phủ ngày 21-2-1997, nhưng hầu như chưa được thực hiện trong thực tế.

Để nâng cao hiệu lực của các chính sách này, Luật HTX sửa đổi quy định rõ chính sách nhà nước đối với HTX, gồm:

Nhà nước ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ phát triển HTX về đào tạo cán bộ; phát triển nguồn nhân lực; đất đai; tài chính; tín dụng; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển HTX; áp dụng khoa học, công nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Riêng chính sách bảo hiểm xã hội cho xã viên và người lao động trong HTX được quy định theo hướng: HTX có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nhà nước cho xã viên là cá nhân và người lao động làm việc thường xuyên cho HTX, nhưng để phù hợp với điều kiện của các HTX, Luật HTX sửa đổi quy định:Đại hội xã viên sẽ quyết định đối tượng cụ thể được đóng bảo hiểm xã hội theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nhà nước.

Riêng đối với các HTXNN, Luật sửa đổi quy định: "Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển trong từng thời kỳ".

Những quy định này sẽ làm căn cứ để Chính phủ nghiên cứu, ban hành các chế độ cụ thể của từng chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Tóm lại, Luật HTX sửa đổi lần này đã làm rõ hơn bản chất và các nguyên tắc HTX; vừa nâng cao địa vị pháp lý của HTX để bình đẳng với các loại hình DN khác trong tham gia thị trường để phát triển, vừa bảo đảm những đặc thù riêng trong thành lập, tổ chức, quản lý và phân phối kết quả sản xuất, kinh doanh.

Sau khi ban hành Luật HTX năm 2003, Chính phủ đã ban hành các văn bản dưới luật như Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2003; Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX; nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh đối với HTX; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển HTX.

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành 3 Nghị quyết liên quan đến thúc đẩy phát triển KTTT như: Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2002 về phát triển ngành nghề TTCN; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/8/2003 về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm thời kỳ 2003 – 2010; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/3/2005 về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005 – 2010.

UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến phát triển KTTT như: Chính sách tạo việc làm cho người lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chính sách hỗ trợ các vùng nguyên liệu (giấy, sắn, mía, dứa, cao su, cà phê,…); Quyết định số 981/QĐ-UB ngày 03/4/2002 về chính sách nuôi trồng thủy sản; Quyết định số 3431/QĐ-UB ngày 20/10/2002 về chính sách khuyến khích phát triển CN-TTCN; Quyết định số 4297-QĐ/CT ngày 14/12/2003; Quyết định số 3851-QĐ/UB ngày 18/112003 về quy định quản lý sử dụng điện nông thôn; Quyết định số 3017/2005/QĐ/UB ngày 17/10/2005 về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò trên địa bàn miền núi giai đoạn đến năm 2010; Quyết định số 4101/2005/QĐ-UB ngày 30/12/2005 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ năm 2006 – 2010; tạo lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho khu vực KTTT phát triển.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và Luật HTX năm 2003 ra đời cùng các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, tạo ra bước thay đổi mạnh mẽ cho sự

phát triển của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Luật HTX ra đời là sự kết tinh những thành quả của sự nghiệp đổi mới và sự lựa chọn, vận dụng những nguyên lý chung về mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thanh hóa ( 1986 2010 ) (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)