Nhiệm vụ “Thống kê các tổ chức và nhân lực KH&CN trên toàn quốc năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu ra và đầu vào phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức rd thuộc lĩnh vực KHXHNV (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐƯỢC

2.2. Hiện trạng các chỉ tiêu thống kê này được sử dụng ở Việt Nam

2.2.2.3. Nhiệm vụ “Thống kê các tổ chức và nhân lực KH&CN trên toàn quốc năm

quốc năm 2008”

Nhiệm vụ này do Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị là Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Văn phòng đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ, Tạp chí hoạt động Khoa học và Công nghệ. Với mục tiêu là đánh giá lại một cách toàn diện hoạt động của các tổ chức KH&CN trên phạm vi cả nước, phân loại được các tổ chức hoạt động có hiệu quả hoặc yếu kém; nhận dạng được chất lượng và số lượng nguồn nhân lực KH&CN, từ đó đề ra các chủ trương, quyết sách mạnh mẽ hơn để tạo ra bước chuyển biến mới về chất trong hoạt động KH&CN nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế về KH&CN. Trong nhiệm vụ KH&CN này, điểm nổi bật là đã tiến hành điều tra trên phạm vi cả nước, với sự tham gia cung cấp thông tin của phần lớn các tổ chức KH&CN của hầu hết các tỉnh (62/64 tỉnh/thành phố tham gia). Tuy nhiên, kết quả đánh giá là dựa trên số liệu thống kê thông qua các báo cáo hoạt động của các tổ chức KH&CN và thông tin thu thập được của các phiếu điều tra được các tổ chức KH&CN trả lời mà chưa có sự kiểm chứng, điều tra, khảo sát tại hiện trường các tổ chức KH&CN, chưa có sự phân tích kỹ các kết quả điều tra do đó còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu đánh giá một cách toàn diện.

Các thông tin thu thập trong lần điều tra này chủ yếu tập trung vào các yếu tố đầu vào: nhân lực, tài chính, năng lực thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; các yếu tố đầu ra (một số kết quả nghiên cứu chính) như số lượng công bố và sở hữu trí tuệ, doanh thu từ chuyển giao công nghệ.

Cuộc điều tra lần này có thể được coi như tổng điều tra toàn ngành KH&CN, với 1177 tổ chức trong tổng số trên 1.300 tổ chức KH&CN trên phạm vi cả nước, chiếm xấp xỉ 90%, trong đó có 474 tổ chức KH&CN thuộc các Bộ, ngành và 2 viện trực thuộc Chính phủ (Viện KHXHVN, Viện KH&CNVN), 366 tổ chức KH&CN công lập tại 62/64 tỉnh/thành phố (có 2 tỉnh không gửi báo cáo điều tra về Bộ là Lào Cai và Đắc Nông), 337 tổ chức

KH&CN thuộc các Hội, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam9.

* Nhận xét chung:

Tuy được coi là cuộc điều tra toàn bộ, song số lượng phiếu thu về chỉ đat trên 50% số đơn vị điều tra (684 đơn vị trong tổng số 1177 đơn vị). Trong đó, nhiều đơn vị khai phiếu không theo mẫu chuẩn, các số liệu khai không đầy đủ (theo số liệu từ cơ sở dữ liệu 684 tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ). Hơn nữa, trong báo cáo điều tra của Vụ không thấy xác định rõ đơn vị điều tra, do vậy các đơn vị gửi phiếu về vừa có các viện trực thuộc Bộ, vừa có các trung tâm hoặc phân viện trực thuộc các viện này. Khi thống kê số liệu sẽ có sự trùng lặp nhất định về số lượng nhân lực, tài chính, kết quả hoạt động,… Như vậy, các số liệu thu được không đảm bảo tính tin cậy để phục vụ công tác đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức KH&CN nói chung và các tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu ra và đầu vào phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức rd thuộc lĩnh vực KHXHNV (Trang 51 - 52)