CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐƯỢC
2.2. Hiện trạng các chỉ tiêu thống kê này được sử dụng ở Việt Nam
2.2.2.1. Tổng điều tra R&D trên cả nước năm 2012
Ngày 5 tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 1154/QĐ-BKHCN về việc Điều tra R&D năm 2012, giao cho Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chủ trì và phối hợp với các bên liên quan tổ chức thực hiện điều tra.
Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về NCKH và phát triển công nghệ của các tổ chức R&D, các trường đại học, các doanh nghiệp chế tạo phục vụ đánh giá, xây dựng chính sách chiến lược KH&CN.
Điều tra R&D đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu để:
1. Đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng thay đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược về R&D trên phạm vi cả nước, theo các Bộ, ngành cũng như các địa phương.
2. Đánh giá kết quả thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ, các chính sách, các kế hoạch, chương trình về R&D. Phục vụ so sánh quốc tế về các chỉ tiêu thống kê về R&D, thực hiện trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho UNESCO. 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về R&D của Việt Nam phục vụ các phân tích chuyên sâu và làm tiền đề cho các cuộc điều tra của các năm tiếp theo.
Các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc trường đại học, học viện, cao đẳng là một trong các đối tượng điều tra, đồng thời là đơn vị điều tra của Điều tra R&D.
Nội dung điều tra tập trung phục vụ các chỉ tiêu: 1/Các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Số người trong các tổ chức KH&CN; Số đề tài, dự án, chương trình NCKH và phát triển công nghệ; Chi cho đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; 2/Các chỉ tiêu Hệ
05/2009/TT-BKHCN ngày 30/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN: Số người làm R&D; Chi quốc gia cho R&D; Số đề tài/dự án R&D. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong Phiếu thu thập thông tin, với 4 phần: Phần I: Thông tin chung về tổ chức; Phần II: Thông tin về nhân lực R&D; Phần III: Thông tin về chi phí R&D; Phần IV: Thông tin về hoạt động R&D. Như vậy, với 4 phần thông tin trên, có thể thấy cuộc điều tra chủ yếu thu thập số liệu thống kê đầu vào và đầu ra của các tổ chức R&D.
Trong mẫu phiếu điều tra số 2 dành riêng cho các viện, trung tâm R&D trong trường đại học, cao đẳng, học viện, các chỉ số được thu thập cụ thể:
Chỉ số thống kê đầu vào được điều tra gồm có:
-Chỉ số nhân lực R&D gồm có: Nhân lực trực tiếp tham gia tham gia hoạt động R&D của đơn vị chia theo loại hình nhiệm vụ; Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ chuyên môn và chức danh; Cán bộ nghiên cứu của đơn vị chia theo lĩnh vực nghiên cứu.
-Chỉ số tài chính cho R&D gồm có: Chi phí cho hoạt động R&D chia theo nguồn cấp kinh phí; Chi phí cho R&D chia theo loại chi; Chi phí cho hoạt động R&D chia theo lĩnh vực nghiên cứu; Chi phí cho hoạt động R&D chia theo loại hình nghiên cứu.
Chỉ số đầu ra được thu thập gồm có: Số đề tài/dự án do đơn vị chủ trì; kết quả/sản phẩm của hoạt động R&D, gồm: Số công nghệ mới/cải tiến đã chuyển giao cho sản xuất, Doanh thu từ các hợp đồng chuyển giao công nghệ/kết quả nghiên cứu, Số tiến sĩ đã đào tạo được trong năm.
* Nhận xét chung:
Qua bảng điều tra trên cho thấy, số lượng ấn bản phẩm không được
điều tra thu thập thông tin. Với các tổ chức nghiên cứu cơ bản, những tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong các trường đại học được điều tra sẽ lấy gì làm bằng chứng cho kết quả hoạt động R&D của đơn vị. Như vậy, với
quy mô điều tra lớn (các tổ chức R&D trên cả nước), với nguồn kinh phí lớn và quan trọng là được triển khai điều tra theo con đường chính thống (do Bộ KH&CN yêu cầu), thì bắt buộc các tổ chức phải tham gia cuộc điều tra này (khác với các cuộc điều tra theo các đề tài/dự án), thế nhưng, các chỉ tiêu thống kê, các thông tin được thu thập trong cuộc điều tra lại chưa đáp ứng được mục đích điều tra đã đề ra, chưa làm cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác cho công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D nói chung và các tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học nói riêng.
Như vậy, các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra được thiết kế điều tra riêng cho các tổ chức R&D nhưng lại không đầy đủ, không phản ánh hết được kết quả hoạt động của các tổ chức. Cho nên, dữ liệu thu thập được qua đợt điều tra không thể làm cơ sở tin cậy cho công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D nói chung được. Từ đó cho thấy cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra phục vụ cho công tác đánh giá các tổ chức R&D nói chung và các tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học nói riêng.