Các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra được sử dụng tại Nam Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu ra và đầu vào phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức rd thuộc lĩnh vực KHXHNV (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐƯỢC

2.1. Hiện trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê này được sử dụng trên thế giới

2.1.4. Các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra được sử dụng tại Nam Phi

Phiếu điều tra dành cho các phòng chức năng, tổ chức nghiên cứu, khoa kỹ thuật trong trường cao đẳng và đại học gồm các chỉ tiêu:

Ngoài các thông tin chung về tên, địa chỉ, tình trạng của tổ chức. Phiếu điều tra gồm có các chỉ tiêu điều tra về: Loại trường đại học/cao đẳng/kỹ thuật/viện nghiên cứu; Lĩnh vực khoa học đối với những hoạt động R&D (12 loại); Số người tham gia R&D; Số cán bộ nghiên cứu đã gia nhập hoặc bỏ tổ chức; Số cán bộ nghiên cứu thường xuyên theo chuyên ngành (42 chuyên ngành); Tổng chi cho R&D; Chi cho R&D theo loại hoạt động; Chi cho R&D theo mục tiêu lựa chọn; Đầu tư cho R&D thu được; Đầu tư R&D trả cho bên ngoài.

2.1.4. Các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra được sử dụng tại Nam Phi Phi

Năm 1996, ở Nam Phi, Bộ Nghệ thuật, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ (the Department of Arts, Culture, Science and Technology - DACTS) đã chỉ định một cơ quan Kiểm toán nghiên cứu và công nghệ quốc gia (NRTA) như một phần của quá trình tiếp tục xác định lại và thông tin về chính sách KH&CN mới ở quốc gia này. Những lý do chính để bắt đầu cho một cuộc kiểm toán là để “đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống KH&CN Nam Phi” và hướng tới việc đạt được một định hướng phát triển lâu dài cho hệ thống KH&CN.

Công việc đánh giá các tổ chức KH&CN ở Cộng hòa Nam Phi dường như được lồng ghép trong đánh giá hoạt động R&D, và quốc gia này tập trung vào đánh giá ba nhân tố, đó là: Đánh giá các chỉ số đầu vào, đánh giá các chỉ số đầu rađánh giá những đóng góp thiết thực.

Về đánh giá các chỉ số đầu vào: Có 5 loại tiêu chuẩn về đánh giá các chỉ số đầu vào được phân tách là: Nguồn nhân lực (cán bộ nghiên cứu và phát

triển); Thời gian dành cho nghiên cứu (chỉ dành cho khu vực giáo dục cao); Kinh phí; Thiết bị; Cơ sở hạ tầng.

Về đánh giá các chỉ số đầu ra, gồm có: Các ấn phẩm khoa học (là những ấn phẩm có phản biện); Các bài báo không phản biện; Các bài trình bày khoa học; Công nghệ; Sáng chế; Văn bằng, chứng chỉ; Số lượng sinh viên tốt nghiệp (chỉ dành cho khu vực giáo dục cao).

Những đóng góp thiết thực được đánh giá ở đây là tính hữu dụng chung đối với xã hội. Tính hữu dụng của đầu ra được đánh giá thông qua 4 câu hỏi mở:

-Lợi ích mà người sử dụng sẽ được hưởng trực tiếp từ R&D của họ; -Làm thế nào để các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến họ;

-Lợi ích mà những cá nhân khác sẽ được lợi gián tiếp từ các hoạt động R&D;

-Làm thế nào để các kết quả nghiên cứu sẽ có liên quan đến họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu ra và đầu vào phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức rd thuộc lĩnh vực KHXHNV (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)