Vai trò của các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra đối với việc đánh giá hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu ra và đầu vào phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức rd thuộc lĩnh vực KHXHNV (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐƯỢC

1.3. Vai trò của các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra đối với việc đánh giá hoạt

đánh giá hoạt động của tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học

Các tổ chức nghiên cứu công đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Họ có nhiệm vụ xác định và giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội và đưa ra các định hướng phát triển. Chính phủ cấp kinh phí cho các tổ chức nghiên cứu công để thực hiện các nghiên cứu nhằm tạo ra tri thức khoa học và phát triển các công nghệ mà các cơ quan nghiên cứu thuộc khu vực tư nhân không thể đảm nhiệm. Nhưng làm thế nào để các cơ quan cấp kinh phí (ví dụ: các Bộ, ngành) biết liệu kinh phí mà họ cấp cho hoạt động R&D tại các tổ chức được sử dụng hiệu quả không? Các tổ chức nghiên cứu có thực hiện các nghiên cứu mới và tiên phong không? Họ có tạo ra các công nghệ mới và có chuyển giao một cách hiệu quả cho những người sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có không? Các tổ chức nghiên cứu có làm việc hiệu quả không? Tổ chức nào cần phải phân bổ kinh phí nhiều hơn, vì họ thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển tốt? Tổ chức nào cần phải cải thiện chiến lược và phương thức hoạt động của mình để trở thành những viện nghiên cứu hoạt động tốt hơn? Để trả lời những câu hỏi này, cần tiến hành đánh giá các tổ chức nghiên cứu.

Cơ sở nền tảng để đánh giá được hoạt động của các tổ chức R&D chính là các số liệu thu thập về hoạt động KH&CN của các tổ chức này dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra. Đánh giá đầu vào là đánh giá tất cả

các nguồn lực đầu tư vào hoạt động nghiên cứu của tổ chức R&D. Đánh giá này cho thấy một bức tranh tổng thể về năng lực nghiên cứu của tổ chức. Đánh giá đầu ra sẽ cho thấy những đóng góp và ảnh hưởng của tổ chức R&D đơi với các mặt của đời sống xã hội. Để đánh giá được yếu tố đầu vào hay đầu ra của tổ chức R&D thì cần phải có các dữ liệu về các yếu tố này. Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra, các nhà đánh giá sẽ thu thập được các dữ liệu phục vụ mục đích đánh giá của mình. Như vậy, các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra có vai trò quyết định trong việc đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D.

Với các chỉ tiêu thống kê đầu vào, đánh giá nhằm vào mục đích sau7:

-Quyết định thu nhận hoặc không thu nhận các yếu tố đầu vào để sử dụng trong nghiên cứu;

-Ghi nhận những yếu tố không đạt yêu cầu nhưng bất khả kháng, phải sử dụng trong nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hạn chế tác động âm tính;

-Ghi nhận những yêu tố không đạt yêu cầu nhưng bất khả kháng, phải sử dụng trong nghiên cứu, để xem xét đánh giá các rủi ro ở đầu ra do tác động của đầu vào;

-Phân tích và biện luận kết quả nghiên cứu, đối chiếu kết quả với các yếu tố đầu vào.

Với các chỉ tiêu thống kê đầu ra, đánh giá nhằm vào mục đích8 là xác nhận kết quả nghiên cứu đã đạt yêu cầu đến mức độ nào, xét một cách toàn diện, không chỉ bản thân kết quả nghiên cứu, mà toàn bộ những gì liên quan đến kết quả nghiên cứu.

Như vậy, đánh giá đầu ra là một việc làm rất có ý nghĩa. Nó chính là sự đánh giá hiệu quả đầu tư vào hoạt động NCKH của bản thân tổ chức khoa học nói chung và tổ chức R&D nói riêng – đây là đánh giá “hiệu quả trong”. Đánh

7 Theo Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr110. 8 Theo Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr124.

giá này là cơ sở để phán xét hiệu quả hoạt động của cơ quan NCKH, là cơ sở để xem xét các chương trình đầu tư để tiếp tục phát triển cơ quan R&D, hơn nữa, còn là cơ sở để xem xét bản thân sự tồn tại của cơ quan NCKH.

Khi xem xét kết quả đầu ra của NCKH, tức xem xét hiệu quả trong, chúng ta chưa xét đến hiệu quả của việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. Đó là vì chúng ta chỉ giới hạn việc xem xét ở khâu NCKH một cách thuần túy, chưa xem xét hiệu quả áp dụng.

*Kết luận Chương 1

Trong phần Chương 1, tác giả đã trình bày rõ ràng cơ sở lý luận của Luận văn. Các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu như: lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN, chỉ tiêu thống kê đầu vào, chỉ tiêu thống kê đầu ra, đánh giá KH&CN được diễn giải cụ thể, mạch lạc.

Bên cạnh đó, chương 1 của Luận văn cũng làm rõ đặc trưng cơ bản của tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học và phân tích vai trò của các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra đối với việc đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học.

Như vậy, chương 1 của Luận văn đã trình bày đầy đủ cơ sở lý luận của Luận văn.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC R&D THUỘC LĨNH VỰC KHXH&NV

TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy rằng, hiện nay, chưa có quy định chính thức nào về các chỉ tiêu thống kê KH&CN đầu vào và đầu ra phục vụ riêng cho công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học. Các chỉ tiêu thống kê đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chỉ là các chỉ tiêu thống kê KH&CN nói chung, chứ chưa được cụ thể hóa cho từng lĩnh vực nghiên cứu, từng nhóm đối tượng của hoạt động KH&CN.

Vì vậy, phần trình bày sau đây sẽ tổng lược về hiện trạng các chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra được sử dụng trong công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D nói chung. Trong số các chỉ tiêu thống kê chung đó, có một vài chỉ tiêu thống kê cũng được sử dụng cho công tác đánh giá hoạt động của tổ chức R&D trong lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học nói riêng. Tác giả sẽ phân tích hiện trạng chỉ tiêu thống kê đầu vào và đầu ra được sử dụng cho công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D thuộc lĩnh vực KHXH&NV trong trường đại học thông qua việc phân tích hiện trạng các chỉ tiêu thống kê phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức R&D nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu ra và đầu vào phục vụ công tác đánh giá hoạt động của các tổ chức rd thuộc lĩnh vực KHXHNV (Trang 28 - 31)