.Cảnh quan chung của tuyến phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 27 - 31)

Ở phần trên chúng ta đã phác họa một số nét cơ bản về diện mạo phố phường Hà Nội trước thời kỳ Pháp thuộc. Vậy trong bối cảnh chung đó, tuyến đường Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi hiện lên như thế nào?

Đường Hàng Khay – Tràng Tiền vốn có sẵn từ thế kỷ XVI khi Chúa Trịnh cho đắp một con đường từ cửa Tuyên Võ trước Phủ Chúa ra đến bờ sông Hồng, ngăn đôi hồ Hoàn Kiếm thành hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Con đường Chúa ngự được lát đá tảng để voi ngựa có thể đi lại được mỗi khi nhà Chúa ra lầu Ngũ Long ở cạnh cửa ô Tây Long. Thế nhưng đến năm 1788, khi Phủ Chúa cũng như lầu Ngũ Long không còn, thì con đường lát đá tảng bị người ta cạy ra để làm việc khác, cỏ mọc làm che lấp dần, lối đi chỉ còn là con đường mòn bình thường lầy lội về mùa mưa.

Được hình thành muộn hơn đường Hàng Khay - Tràng Tiền, đường Tràng Thi là một con đường cũ có từ đầu thế kỷ XIX khi lập ra Trường thi

Hương Hà Nội ở phía đông nam thành Thăng Long trên địa điểm tại giữa con đường này. Là những con phố từng tồn tại thời xưa cũ nên quang cảnh tuyến phố cũng giống như quang cảnh chung của đường phố Hà Nội lúc bấy giờ. William S.Logan đã miêu tả trục tuyến này vào thời điểm đầu những năm tám mươi của thế kỷ XIX là: “Một con đường ngoằn nghèo dài 1,5km, dựng liền sát với cổng thành nhưng chỉ với một cụm rải rác các ngôi nhà giữa những ruộng lúa về phía Tràng Thi. Ở phía hồ Hoàn Kiếm, sự phát triển của khu nhà ở liên tục hơn, nhưng ruộng lúa vẫn có đầy ở bên trong các khối phố” [87, tr.121-122].

Hồi ký của Bonnal – trú sứ đầu tiên ở Hà Nội – càng khẳng định tính chính xác của những mô tả trên khi ông đưa ra những nhận xét về phố Thợ Khảm lúc bấy giờ: “Đường phố đó hẹp và lầy lội, hai bên có những túp lều tranh, là nơi ở của đám dân chúng khốn khổ bao gồm những cửa hiệu nhỏ của người dân bản xứ và những phu phen” [31, tr.539].

Xung quanh tuyến phố tồn tại rất nhiều các nhà tranh vách đất “thấp thỏi và bẩn thỉu” [15, tr.42] che lấp tầm nhìn trông ra hồ Hoàn Kiếm. Kiến trúc những ngôi nhà này vẫn là kiểu nhà ống truyền thống “...có nhiều những gian hàng nhỏ. Những gian tầng trệt, khá bẩn, trần trụi và xấu xí. Một dãy những căn phòng hẹp, bị cắt quãng bởi những mảnh sân, ở đó nước mưa chảy xuống đã làm mốc rêu những phiến gạch, kéo dài từ mặt tiền nhà đến trong vườn, hoặc đến bờ hồ, xa, rất xa. Những gian buồng và những kho hàng ở bên trong nhà, những xưởng thợ ở phía bên ngoài, người qua lại đều nhìn thấy rõ” [31, tr.536].

Như vậy, trước khi có những hoạt động xây dựng của người Pháp, tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi vẫn mang đặc điểm truyền thống Việt Nam. Đường phố hẹp, hai bên là những ngôi nhà vừa ở vừa sản xuất và buôn bán với các mặt hàng gỗ khảm xà cừ độc đáo. Đó là kiểu nhà ở đô thị Hà Nội thế kỷ XIX, nhà một tầng lợp tranh xen lẫn nhà gạch phát triển

liên tiếp theo chiều sâu với các sân trong. Điều này hoàn toàn tương đồng với cảnh quan chung của phố phường Hà Nội lúc bấy giờ.

Tiểu kết chƣơng 1

Trước khi người Pháp đặt chân tới Việt Nam, Hà Nội là một đô thị phong kiến. Cấu trúc đô thị Hà Nội mang những đặc trưng điển hình của một thành phố nông nghiệp truyền thống Đông Nam Á. Đó là sự hòa trộn giữa làng xã trong không gian đô thị, tính gắn kết cộng đồng trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp [5, tr.12]. Hai thành phần chính tạo nên cấu trúc không gian đô thị, chi phối sự phát triển của đô thị Hà Nội trong lịch sử chính là khu thành nội và khu thị dân buôn bán - thường được gọi là “36 phố phường”.

Toàn bộ khu vực 36 phố phường tập trung nhiều phường hội thủ công, mỗi phường sản xuất một mặt hàng riêng, chiếm một hoặc vài phố. Cách tổ chức phường đô thị hoàn toàn khép kín, các phố được ngăn cách với nhau bởi những chiếc cổng lớn, mang phong vị của một ngôi làng truyền thống. Mạng lưới đường sá trong khu vực nhỏ hẹp, đa phần các phố là đường đất, không có vỉa hè, thường lầy lội lúc trời mưa và bụi bặm khi trời nắng. Ở các phố Hoa kiều, đường sá có khá hơn nhưng nhìn chung vẫn chưa được cải thiện: “Những con phố thường là khá hẹp, được lát gạch theo kiểu Trung Quốc, nghĩa là chỉ được lát ở mặt lòng đường trên một bề rộng khoảng chừng 1m và những viên gạch vuông thì phần lớn đã bị vỡ nứt hoặc xô lệch. Dọc theo hai bên đường, thực sự là những vũng nước đọng hôi thối hoặc không có lối thoát” [32, tr.62]. Hai bên đường những mái tranh lụp xụp xuất hiện dày đặc không tuân theo bất kỳ một hàng lối và quy định nào đan xen với những ngôi nhà ống xây gạch có mặt tiền hẹp, lòng nhà sâu. Sự phát triển theo dạng tự nhiên trong hướng của các tuyến phố cùng các ngôi nhà bên đường khiến cho hình thái cấu trúc đô thị của khu vực có đặc điểm tự do, không đồng đều. Đây là yếu tố tạo nên nét đặc trưng đậm đà và riêng biệt cho phố phường Hà Nội

nói chung và tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi nói riêng. Đúng như học giả Nguyễn Quốc Thông từng nhận xét: “Chính cấu trúc đô thị không đồng đều, những dãy phố ngắn và hẹp, những ngôi nhà thấp nhộn nhịp dân cư đến từ ngoại ô và những vùng quê xa xôi đã mang lại cho Hà Nội một dáng vẻ đặc biệt về diện mạo đô thị” [71, tr.21-22].

Chƣơng 2:

PHỐ PHƢỜNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1873-1920 (Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)