Diện mạo tuyến phố đến năm 1920

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 42)

2.1 .Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc

2.3. Diện mạo tuyến phố đến năm 1920

Ngày 19 tháng 7 năm 1888 Tổng thống Pháp ban hành Nghị định xác lập Hà Nội là thành phố nhượng địa. Sau đó ít lâu, ngày 3 tháng 10 năm 1888, Đồng Khánh ra đạo dụ chính thức thừa nhận vai trò của Pháp ở Hà Nội. Bằng những Nghị định, Đạo dụ này, Hà Nội bước vào quá trình đô thị mạnh mẽ dưới tác động của chủ nghĩa tư bản phương tây mà cụ thể là Pháp. Với mục tiêu biến Hà Nội không chỉ là thủ phủ hành chính, chính trị của xứ Bắc Kỳ mà còn là thủ đô của Liên bang Đông Dương, chính quyền thuộc địa đã đẩy mạnh các hoạt động xây dựng thành phố ở mức độ cao. Trong bối cảnh chung đó, trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi cũng có những đổi thay rõ nét.

Tiếp tục quy hoạch và cải tạo đƣờng phố

Nối tiếp công việc đã làm ở giai đoạn trước, chính quyền thuộc địa tiếp tục có những hoạt động chỉnh trang đường phố, quy hoạch và hoàn chỉnh các tuyến đường ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm.

Quan sát bản đồ Plan de la ville de Hanoi 1890 do V.Leclanger vẽ chúng ta thấy rất rõ kế hoạch xây dựng những tuyến đường mới ở khu vực phía nam đường Paul Bert (Hàng Khay – Tràng Tiền) của chính quyền thuộc địa vào năm 1890. Mạng lưới các tuyến đường dự kiến này được thể hiện bằng các đường kẻ mờ. Cụ thể: nối hai đại lộ Paul Bert và Gambetta theo

chiều Bắc – Nam, tính từ Đông sang Tây, lần lượt là các tuyến đường dự kiến: Boulvard Rialan (Phan Châu Trinh), Boulvard Henri Riviere (Ngô Quyền). Các đại lộ song song với đường Paul Bert dự kiến được mở là: Boulvard Rollandes (Hai Bà Trưng), Boulvard Carreau (Lý Thường Kiệt).

Những tuyến đường dự kiến này đến năm 1894 đều đã được hoàn thành. Đến cuối thế kỷ XIX, khu vực tứ giác Quang Trung – Tràng Thi, Tràng Tiền – Phan Châu Trinh – Trần Hưng Đạo chính thức được hình thành với các “ô vuông” theo kiểu bàn cờ (xem bản đồ Plan de la ville de Hanoi en 1894). Năm 1902, hai tuyến Trần Bình Trọng – Dã Tượng, Yết Kiêu – Quán Sứ cũng được hoàn chỉnh. Không dừng lại ở đó, tuyến đường Trần Thánh Tông – Lý Thái Tổ cũng được xây dựng, nối nhượng địa với khu phố cổ [61, tr.145]. Việc xây dựng những tuyến đường này khiến cho khu Trường Thi vốn trước vẫn còn dấu vết ở bản đồ 1894, đến năm 1902 đã hoàn toàn biến mất.

Bên cạnh việc quy hoạch các tuyến đường ở phía Nam hồ Gươm, chính quyền thuộc địa tiếp tục chỉnh trang lại các tuyến phố đã có từ trước, đặc biệt là tuyến phố trung tâm Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi.

Trước hết là xây dựng hè phố: Việc lát gạch vỉa hè trục phố đã được tiến hành trong giai đoạn trước nhưng còn chưa đồng bộ. Trên một số khu vực ở trục phố, vẫn còn tồn tại những ngôi nhà nhô ra ngoài mặt phố và những phần đất lấn vào đường giao thông công cộng. Hơn thế nữa, trong năm 1890 chính quyền thuộc địa còn ban hành Nghị định ấn định chiều rộng, chiều dài và hướng của những phố cổ và mới của thành phố Hà Nội. Nội dung cơ bản của Nghị định đó là: Những phố hiện có và sẽ được tạo nên trong thành phố Hà Nội sẽ có chiều rộng lòng đường và vỉa hè được chỉ định trong những bảng phụ kèm theo đây. Theo Nghị định này, trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi được ấn định với những thông số như sau:

Bảng 2.1: Các thông số về chiều rộng, chiều dài của tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi Tên phố Chiều dài phố (m) Chiều rộng lòng đƣờng (m) Chiều rộng vỉa hè (m) Chiều rộng tổng cộng cuối cùng (m)

Phố Paul Bert (Tràng Tiền) 550 10 5 20

Tràng Thi 800 10 5 20

Nguồn: Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương tây, Nxb Hà Nội, tr.761

Do đó, để nắn thẳng, mở rộng đường phố và xây dựng vỉa hè đúng theo thông số đã quy định, chính quyền thuộc địa đã tiến hành trưng dụng một số khoảnh đất trên trục phố này.

Ngày 3-2-1894, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định số 178 về việc cấp cho ông Jean Dupuis khoản tiền đền bù là 9000 đồng, đồng thời chuyển nhượng miễn phí cho ông này 4000m2

công thổ ở góc phố France (phố Tràng Tiền) và kè Cự Phú (khu vực bãi Cầu Đất) kéo dài [16, tr.227]. Sở dĩ có khoản đền bù này là vì thành phố Hà Nội đã trưng dụng các khoảnh đất nằm trên phố Paul Bert, Borgnis Desbordes và Mission (phố Nhà Chung) của nhà thám hiểm Jean Dupuis để làm vỉa hè và mở rộng các đường phố này.

Tiếp đó, năm 1901, thành phố Hà Nội tiếp tục mua các khoảnh đất trên phố Borgnis Desbordes của các ông Trần Hiệu Quan và Cruvelier, đồng thời cấp tiền đền bù cho các ông này vì phải phá nhà và nhượng lại cho thành phố phần đất phạm vào tuyến phố. Hợp đồng mua bán giữa hai bên cụ thể như sau:

Về việc mua đất của ông Cruvelier: Trong phiên họp ngày 1-3-1901, Hội đồng Thành phố Hà Nội đã thông qua việc thành phố mua lại của ông Cruvelier ngôi nhà số 47 với diện tích 36m2 trên phố Borgnis Desbordes do ngôi nhà đã phạm vào tuyến phố này. Về giá cả của mảnh đất được hai bên thống nhất trong hợp đồng là: Hợp đồng chuyển nhượng này được đồng ý với

mức giá 45 đồng, và sẽ được chuyển cho ông Crucelier bằng 01 tấm ngân phiếu của Kho bạc thành phố sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết liên quan đến mảnh đất được chuyển nhượng [100, tr.22].

Về việc mua đất của ông Trần Hiệu Quan, trong biên bản làm việc ngày 01/06/1901của Hội đồng thành phố Hà Nội có ghi:

Phía Tây của phố Borgnis Desbordes, thẳng ra quảng trường Coton, ngôi nhà số 4, nhô ra ngoài 8m70, gây cản trở cho việc đi lại.

Chúng tôi đã đến tiếp xúc với chủ sở hữu của ngôi nhà để có thể tiến hành phá dỡ một phần của ngôi nhà nằm trên đường giao thông công cộng, và theo công văn kèm theo, ký ngày 30/05/1901, bà Do Thi Ca, mẹ của ông Tran Hieu Quan, người vẫn đang ở tuổi vị thành niên, đồng ý nhận khoản tiền 60 đồng để phá dỡ ngôi nhà và chuyển nhượng cho thành phố phần đất lấn với đường giao thông công cộng, với diện tích 46m2.

Chủ mảnh đất giữ quyền sở hữu với các tài sản của phần ngôi nhà sẽ được phá dỡ và sẽ chịu phần chi phí xây dựng lại.

Chúng tôi đề nghị gửi giao dịch này tới Hội đồng thành phố để được phê chuẩn việc chi trả khoản 60 đồng được đề cập phía trên và chỉ rõ rằng hợp đồng sẽ được đăng ký và sao lưu bởi thành phố [100, tr.3-4].

Không chỉ quan tâm đến việc xây dựng hè phố, chính quyền thuộc địa còn cho xây dựng cống ngầm trên tuyến phố. Năm 1892, giám đốc Sở Quản lý đường bộ Hà Nội quyết định cho xây dựng một chiếc cống rộng 0,6m nằm giữa rãnh nước của Xưởng đúc tiền và phố Đồng Khánh (Hàng Bài) chạy qua phố Paul Bert. Ước tính chi phí xây dựng cống khoảng 1.400 đồng. Sau khi xem xét các đơn xin tham gia đấu thầu, ngày 16-4-1892, nhà thầu Tap Hing đã trúng thầu công trình xây dựng cống [17, tr.260]. Sau khi đã tiến hành xây dựng hệ thống cống ngầm, chính quyền đã ban hành một số điều luật nhằm đảm bảo vệ sinh cho khu phố dựa trên hệ thống cống ngầm này. Điều đó được thể hiện rõ nét trong điều 3 của Quy chế về lục lộ thành phố Hà Nội ngày 21

tháng 9 năm 1891: “Tất cả mọi nhà xây mới trong một phố đã có đường ống cống phải bố trí cách nào đó để dẫn thoát nước mưa và nước sinh hoạt gia đình. Điều khoản này cũng áp dụng cho mọi ngôi nhà cũ trong trường hợp sửa chữa lớn và trong mọi trường hợp nhà đã xây dựng từ trước 10 năm” [31, tr.762].

Kiến thiết các công trình công cộng và nhà ở

Công việc cải tạo đường sá trục phố đã được tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt. Và điều đó hoàn toàn không phải là ngoại lệ đối với việc xây dựng các công trình công cộng và xây dựng nhà ở dân dụng trên tuyến phố này.

Giai đoạn 1888-1920 là giai đoạn xây dựng lớn của chính quyền thuộc địa với khoảng 49 công trình lớn nhỏ. Những công trình đó là trụ sở của các cơ quan đại diện cho bộ máy chính trị các cấp, từ cấp Liên bang (Đông Dương), cấp Kỳ (Bắc kỳ) đến cấp thành phố (Hà Nội); trụ sở của các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, hành chính; trụ sở của các công sở thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... Ngay tại tuyến đường Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi, một số công trình quan trọng đã được xây dựng.

Về giáo dục: Trường Hậu bổ (Hà Nội) nằm trên đại lộ Rollandes (tức là Phố Hai Bà Trưng bây giờ) được thành lập theo Nghị định ngày 9-2- 1897 của Phó Toàn quyền Đông Dương và theo đề nghị của Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải, với thành phần học sinh là các hậu bổ (đã đỗ cử nhân, tú tài hay là ấm sinh) của các tỉnh gửi đến học. Mục đích thành lập trường là để đào tạo và đào tạo lại các quan chức người Việt nhằm dễ dàng trong việc tuyển lựa quan lại để họ phục vụ chính quyền thuộc địa một cách dễ dàng hơn, cần thiết hơn và cấp tốc. Trong khóa học đầu tiên, nội dung giảng dạy và học tập tại trường rất đơn giản chỉ bó gọn trong việc đọc, viết chữ quốc ngữ và tiếng Pháp giao tiếp. Học sinh là những quan chức đương nhiệm trong bộ máy bản xứ được cử đi học với độ tuổi trung bình là 37. Do thời gian học tập quá ngắn (6 tháng) và do độ tuổi của học viên khá cao

nên chất lượng học tập không cao, trong kỳ kiểm tra cuối khóa đầu tiên chỉ có 3/45 người đạt yêu cầu. Sau này, khi Nha kinh lược bị bãi bỏ, trường Hậu bổ chuyển qua Phủ thống sứ Bắc Kỳ và được cải tổ chấn chỉnh lại.

Trường kỹ nghệ thực hành Hà Nội: Ngày 10-8-1898, Phòng thương mại thành lập trường kỹ nghệ thực hành Hà Nội. Lúc đầu cơ sở vật chất của trường kỹ nghệ đều tiếp thu hoàn toàn từ trường Hậu bổ, nhưng đến năm 1900, phòng thương mại đã cho xây thêm các xưởng, văn phòng và các lớp học. Trong suốt thời gian tồn tại đến khi sáp nhập với trường kỹ nghệ Hải Phòng và đổi tên thành trường kỹ thuật công nghiệp Hà Nội, trường kỹ nghệ Hà Nội đã nhiều lần thay đổi chương trình tuyển sinh và giảng dạy để thu hút học sinh theo học. Mặc dù mục đích ban đầu của việc thành lập trường kỹ nghệ được chính quyền thuộc địa rêu rao là nhằm đào tạo các đốc công hoặc xưởng trưởng người bản xứ có khả năng trợ giúp người Âu trong các công trình công nghiệp và thúc đẩy kỹ nghệ bản xứ phát triển, đem các kỹ nghệ của các nước khác vào dạy cho dân thuộc địa nhưng về thực chất chỉ là để đào tạo những thợ rèn, thợ khóa, thợ máy, thợ mộc, thợ điện để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ ở Đông Dương [21, tr.31-36].

Về kinh tế: Ngay sau khi Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, ngày 20-10- 1897, Toàn quyền Đông Dương đã ký quyết định chuyển các tòa nhà trước đây dùng làm nhà ở của cựu Kinh lược Bắc Kỳ làm Phòng Thương mại Hà Nội, Phòng Nông nghiệp Bắc Kỳ. Tiếp đó, thực hiện chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương, Thống sứ Bắc Kỳ ra Công văn số 713 ngày 9-11-1904 yêu cầu xây cho Nha Nông nghiệp và Thương mại Đông Dương một số phòng làm việc tại địa điểm trước đây là Nha Kinh lược. Công trình xây dựng này có tổng mức chi phí cho phép là 125.000 francs [16, tr.442].

Về văn hóa: Nhà hát thành phố: ngày 30-3-1900, Hội đồng thành phố Hà Nội họp và đi đến thống nhất về việc xây dựng một Nhà hát mới ở Thành phố Hà Nội. Vị trí lựa chọn xây dựng là khu vực đầm lầy thuộc hai làng

Thạch Tần và Tây Luông. Trong phiên đấu thầu xây dựng nhà hát mở ngày 25-4-1901, Charavy và Savelon đã trúng thầu toàn bộ công trình. Việc xây dựng kéo dài đến năm 1911 thì hoàn thành, với ước tính chi phí tiêu tốn khoảng 800.000 đồng Đông Dương.

Về y tế: Bệnh viện Phủ Doãn. Trong 1887-1888, ở Hà Nội phát sinh bệnh dịch tả. Để góp phần chữa trị bệnh này, bà phước Félicienne làm việc trong cục quân y Pháp đã cho xây dựng một bệnh xá nhỏ trong vườn Phủ Doãn trên phố Tràng Thi. Vì đặt trên nền đất dinh Phủ Doãn nên bệnh xá này được gọi là Nhà thương Phủ Doãn. Năm 1904 Nhà thương Phủ Doãn trở thành bệnh viện bảo hộ của Pháp. Theo tài liệu, bệnh viện gồm 2 khu: một khu hiện nay là Bệnh viện Việt Đức trông ra phố Tràng Thi và phố Phủ Doãn và Viện Răng Hàm Mặt trông ra phố Quán Sứ và phố Tràng Thi. Khu thứ 2 nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương trông ra phố Tràng Thi và bệnh viện K trông ra phố Quán Sứ. Khu vực này trước năm 1923 thuộc Nhà tu kín dòng Carmen. Sau đó chính phủ Đông Dương mua lại và giao cho bệnh viện Phủ Doãn để làm chi nhánh. Công trình này chủ yếu là nhà cũ của dòng tu để lại được tu tạo làm nhà hộ sinh, lớp học, phòng khám. Ngày nay, cụm công trình bệnh viện do bệnh viện Việt – Đức, Viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện phụ sản trung ương, Bệnh viện Ung bướu quản lý và sử dụng [16, tr.590].

Các công trình công cộng được xây dựng trên trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi chủ yếu theo phong cách Tân cổ điển6. Công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc này chính là Nhà hát lớn.

Như trên đã trình bày, công trình này được khởi công xây dựng năm 1901 với ý đồ để chính quyền thực dân truyền bá tri thức phương Tây đồng thời cũng là nơi giải trí của tầng lớp quan chức thực dân và thượng lưu bản xứ. Lúc đầu, phương án dự định xây dựng bao gồm công trình như đã thấy

6 Đây là một phong cách kiến trúc rất thịnh hành ở châu Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ XIX, nét cơ bản của phong cách này là phục hưng những giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã.

sau này cộng thêm hai khối hai bên nhưng sau chỉ xây dựng khối giữa. Nhà hát lớn được thiết kế theo kiểu Grand Opéra, do đó có nhiều nét tương đồng với nhà hát Opéra ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Công trình có chiều dài 87m, bề ngang trung bình 30m, phần đỉnh mái cao nhất cao 34m so với nền đường và diện tích xây dựng khoảng 2.600m2 [52, tr.123]. Kiến trúc nhà hát mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, thể hiện rõ nét ở kiểu mái lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức: mái hình chóp cong ở các điểm nhấn, mái cuốn tròn ở khu vực khán phòng và mái tam giác phía trên sân khấu. Mặt bằng nhà hát được chia thành 3 phần rõ rệt: ngay lối vào là khu đại sảnh tráng lệ với một cầu thang long trọng bằng đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí trên trần và tường, phía trên sảnh là “phòng gương” dành cho khách Vip ở tầng hai. Phòng khán giả chính của nhà hát có không gian rộng, có thể chứa khoảng 870 chỗ ngồi. Diện tích sân khấu khá lớn với kích thước 24m x 24m. Đằng sau sân khấu là phòng quản trị, 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, 2 phòng tập hát, một thư viện và một phòng giải lao dành cho nghệ sĩ [5, tr.56-58]. Các không gian khác của nhà hát như sảnh chính, cầu thang chính, hành lang hai bên, cầu thang phụ và chiều cao của tầng trống sảnh chính đều khá lớn. Điều đó cho thấy khi xây dựng nhà hát các kiến trúc sư rất chú ý tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)