Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 34 - 42)

2.1 .Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc

2.2. Tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi trong những

năm 1873-1888

Mở tuyến đường chiến lược nối khu Nhượng địa và thành Hà Nội

Khi mới chiếm đóng Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành công việc quy hoạch, xây dựng một số tuyến phố. Trước hết, nhà cầm quyền cho mở một trục phố mới từ cổng khu nhượng địa giáp bờ sông tới cửa Nam thành Hà Nội trong đó có quân đội Pháp đồn trú. Trục phố đó chính là tuyến đường Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi ngày nay. Có hai lý do khiến chính quyền thực dân lựa chọn mở tuyến đường này:

Thứ nhất, dựa trên những nhận định về vị trí mang tính chiến lược của tuyến phố. Đầu năm 1883, đội quân viễn chinh của Henri Riviere ở Hà Nội chỉ đóng ở hai địa điểm: ở phía Đông là khu nhượng địa và ở phía Tây là trong thành Hà Nội. Mọi liên lạc thường xuyên giữa hai địa điểm bị cắt đứt từ ngày 19-5-1883, ngày Riviere tử trận tới ngày 3-6-1883, ngày lực lượng trong thành Hà Nội được tăng viện lên tới 500 người. Ngày 4-6-1883, chỉ huy trưởng Morel – Beaulieu gửi thư cho Thống đốc Nam Kỳ cho biết: “Khu nhượng địa ngổn ngang đủ thứ, hiện nay rất khó xây dựng... Toàn bộ phần phía Tây ngập bùn sau mỗi trận mưa, những chỗ giữa các công trình và taluy cọc thực sự biến thành đầm lầy... Khu thành Hà Nội sẽ là tâm điểm chúng ta, trong đó khu nhượng địa sẽ chỉ là lối ra sông để nhận tiếp tế” [81, tr.F]. Trong những điều kiện đó, người Pháp đã nhận ra tầm quan trọng của tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi - con đường trực tiếp nối nhượng địa với thành Hà Nội và khu phố buôn bán. Chính vì thế, người Pháp đã ra sức cải tạo, quy hoạch tuyến phố này và biến nó trở thành trục chính của một khu phố Pháp sẽ nảy sinh sau đó.

Vị trí địa lý mang tính chiến lược của tuyến phố càng được André Masson khẳng định trong Hà Nội giai đoạn 1873-1888: “Không gì có thể báo trước một phố nằm ở ngoại ô toàn đầm lầy như phố Hàng Khảm có ngày

lại trở thành một trung tâm náo nhiệt của Hà Nội. Khu phố kiểu Pháp chỉ này sinh từ con đường đó mà không ở nơi nào khác đơn giản vì con đường này trực tiếp nối khu nhượng địa với thành Hà Nội và với khu phố buôn bán” [1, tr.69-70].

Thứ hai, từ việc quy hoạch và cải tạo tuyến đường Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi, chính quyền thực dân có thể phát triển và mở rộng khu nhượng địa ra bên ngoài thành phố mới chinh phục đồng thời có điều kiện để phô trương về cái gọi là “sứ mạng khai hóa” của nền văn minh Pháp quốc đối với những người bản xứ.

Năm 1883, người Pháp cho mở con đường đầu tiên là đường Paul Bert. Những quy hoạch của chính quyền thực dân đã làm bộ mặt tuyến phố có những thay đổi mạnh mẽ. Từ một “con đường rộng chưa tới 3m đầy những hố nước hôi thối” (năm 1883), năm sau phố đã được “mở rộng như một đại lộ” [31, tr.515] và đến năm 1885 nó đã trở thành “một phố được trải đá dăm khá tốt, rộng từ 16 đến 18m” [32, tr.66]. Không chỉ quan tâm đến việc lát đá ở lòng đường, chính quyền thuộc địa còn cho lát vỉa hè và quy hoạch không gian hai bên đường phố. Ngày 15-1-1887, một khoản tín dụng 600 franc được chấp thuận cho phó công sứ Hà Nội để lát vỉa hè phố Paul Bert với mép bằng gạch [1, tr.137]. Và sau đó ở hai bên đường, người ta cho trồng những cây phượng vĩ hoa đỏ rực. Quang cảnh này đã được Dr.Hocquard ghi lại rất rõ nét: “Khi vượt qua cổng, chúng tôi thấy ngay một đại lộ lớn trồng nhiều cây và hai bên đường là những cái nhà lợp tranh: Đó là phố Hàng Khảm (Thợ Khảm)” [31, tr.598]. Nhưng sau đó các chủ hiệu đề nghị đẵn bỏ đi để lấy ánh sáng, không khí đỡ ẩm thấp và bớt muỗi về mùa mưa và cũng là để làm mất cái nạn ve sầu kêu làm bọn Tây khó ngủ [82, tr.663].

Sau đường Paul Bert, chính quyền thuộc địa tiếp tục cho cải tạo và quy hoạch đường Tràng Thi. Vào năm 1884, nếu như Tràng Tiền – Hàng Khay đã là một con đường được mở rộng thì đường Tràng Thi chưa phải là một đường

phố. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi đọc những dòng hồi ký của một sĩ quan Pháp: “Ra khỏi thành phố (tức là đi hết phố Hàng Khay) thì đến con đường đầy bóng râm mát, bên trái là đồng ruộng, bên phải là lũy tre dày trong có tiếng sẻ chiếp chiếp. Lề đường cành tre rậm và cao ngã xuống tận đầu người qua đường, bên trong lũy tre những cô gái nhìn khách nước ngoài vẻ tò mò. Phía trái con đường, giữa đám ruộng thấp có một khu nền đất chung quanh có tường xây bao bọc khá cao... Đó là trường thi Hương. Lúc này thì cả khu bỏ hoang tàn và đổ nát, tường nhà vỡ, mái sụt, cỏ mọc khắp nơi...” [82, tr.783]. Tuy nhiên, sau năm 1890, diện mạo này đã hoàn toàn biến mất. Đường Tràng Thi đã là một đường phố Tây với cái tên Borgnis Desbordes: “Đường phố thẳng tắp, mặt đường rộng, trải đá và có vỉa hè, hai bên đường trồng những cây bàng lớn soi bóng mát, tối có đèn thắp sáng” [82, tr.784].

Sau khi được cải tạo theo hướng giao thông hiện đại, trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi thực sự trở thành trung tâm, xuất phát điểm của hệ thống giao thông kiểu phương Tây ở Hà Nội. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy, là vì, từ sau tuyến phố này, các phố vuông góc về hai phía với phố Hàng Khay – Tràng Tiền được mở ngay sau đó là Jules Ferry (phố Hàng Trống) nối với Rue Gia Long (phố Bà Triệu), Boulevard Đồng Khánh (phố Hàng Bài).... Đây là hệ thống đường phố đầu tiên ở Hà Nội được trang bị kỹ thuật hạ tầng, làm cơ sở cho sự phát triển khu trung tâm hành chính Hà Nội thời thực dân ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm.

Dỡ bỏ và nghiêm cấm việc làm nhà tranh, xây dựng nhà gạch

Mặc dù đã tiến hành đầu tư cải tạo nhưng tuyến phố có vị trí chiến lược này vẫn làm chính quyền thuộc địa cảm thấy đau đầu vì quang cảnh hai bên đường vẫn đầy ắp những ngôi nhà lá và thiếu hụt những ngôi nhà kiểu châu Âu. Sự tồn tại các khu nhà tranh là một vấn đề rất lớn không chỉ trong quy hoạch tuyến phố nói riêng, đô thị thành phố nói chung mà còn liên quan đến an toàn trong khu vực. Do nhà được làm bằng các vật liệu dễ cháy, lại nằm

chen chúc và san sát nhau nên thường xuyên xảy ra hỏa hoạn, có khi thiêu trụi cả một dãy phố hàng mấy trăm nóc nhà. Trước tình hình đó Phó Công sứ Hà Nội ký Nghị định ngày 17-9-1886 nghiêm cấm xây dựng cũng như sửa chữa các công trình bằng tranh ở khu vực có mặt tiền trên các phố Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Chiếu [16, tr.222]. Đến ngày 26/12/1886, Tổng trú sứ Paul Bert lại ký một Nghị định gia hạn đến ngày 1/1/1888, phải dỡ bỏ tất cả các nhà làm bằng tranh ở phố Paul Bert5. Tiếp đó, ngày 16/3/1888 Công sứ Pháp ở Hà Nội lại ra một Nghị định cấm xây cất những nhà bằng lá cách dưới 15 mét những nhà xây bằng gạch và lợp ngói trên đại lộ Hoàn Kiếm, các bến sông, các phố Tràng Tiền, Hàng Thêu, Ngô Quyền, Nhà Chung, Hàng Bông, Hàng Chiếu, Đường Thành, Hàng Bài, Hàng Cá, Mã Mây, Hàng Buồm và đoạn đầu phố Tràng Thi [72, tr.27].

Chính sự đầu tư cải tạo và tác dụng của những Nghị định được ban hành đã làm quang cảnh nhà cửa xung quanh khu phố cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như vào năm 1884 hai bên phố Tràng Tiền – Hàng Khay: “là những ngôi nhà tranh, hai hay ba cửa hiệu của người Trung Quốc, rất sạch sẽ và hầu như sang trọng, bắt đầu cho một dãy những gian hàng nhỏ” [31, tr.533], thì sau khi những ngôi nhà tranh trên tuyến phố bị dỡ bỏ, lần lượt thay thế là những nhà gỗ tre lợp tranh lá xen kẽ với một số ít nhà xây gạch bình thường được dựng lên. Dần dần dọc đường phố, những nhà hàng của người Pháp mọc lên và họ bắt đầu xây cất nhà gạch có gác thay thế cho nhà gỗ lụp xụp. Sự thay đổi này càng được khẳng định khi tờ Tương lai Bắc Kỳ miêu tả về những ngôi nhà trên phố Hàng Khay vào năm 1888: “Chúng ta đang chứng kiến sự đổi thay của khu phố này. Khắp nơi, những ngôi nhà gạch lịch sự và những cửa hàng đẹp đẽ đã đang mọc lên trên những mảnh đất mà xưa kia là nơi cư

5 Trong thực tế, Nghị định này đuổi dân nghèo ra khỏi nơi sinh sống của họ, tạo điều kiện cho chính quyền thuộc địa cướp không được một diện tích đất đai đáng kể.

trú tập trung của những người An Nam, những ngôi nhà làm mồi cho hỏa hoạn và dịch bệnh” [87, tr.142].

Lúc đầu, chỉ có những cửa hiệu nhỏ như cửa hiệu sản xuất nước có ga, tiệm bánh, tiệm tạp hóa... Sau đó, có thêm các quán cà phê (quán cà phê của bà Beire được mở đầu tiên ở khu phố này vào năm 1883), quán rượu (năm 1885 đã có tới sáu quán rượu ở phố này), một hiệu thợ cạo có bán nước hoa, một cửa hàng dược phẩm (nhà Julien Blanc ở chỗ góc bờ hồ), một phòng đọc sách và cho thuê truyện... Tất cả đều là những vật phẩm phục vụ cho đám quan chức Pháp và gia đình, các nhà thực dân tư bản cùng các sĩ quan, binh lính Pháp. J.Boissiere mô tả phố Tràng Tiền vào cuối thế kỷ XIX: “Dọc theo phố Paul Bert có những cửa hàng bóng lộn như tiệm cà phê, nhà hàng ăn, như để cho người du khách mới cặp bến biết được rằng muốn nói gì thì nói, Hà Nội vẫn là một thành phố Pháp. Hãy đi qua để phát hiện ra những biển hiệu “Bazar de Paris” (Chợ phiên Paris) “Aux fabriques de France” (ở các xưởng chế tạo Pháp quốc)... Hiệu tạp hóa, cửa hàng thảm, cửa hàng đồ sắt, hiệu thuốc tây, hãng buôn bán hàng thuộc địa, thôi thì đủ thứ” [32, tr.67].

Xây dựng một số công trình công cộng

Mặc dù chưa “bình định” được Bắc Kỳ nhưng ngay từ tháng 10-1875, người Pháp đã chú trọng xây dựng Hà Nội nhằm biến Hà Nội thành một trung tâm chính trị, quân sự ở Bắc Kỳ để nhanh chóng thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa, bắt đầu bằng việc khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu nhượng địa. Các công trình ở khu nhượng địa bao gồm tòa Lãnh sự, sở chỉ huy quân đội, nhà ở cho sĩ quan, trại lính. Tất cả các công trình này đều được bao quanh bằng các ụ đất và các hàng rào cọc gỗ. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, vì cho rằng chúng gây nên những điều bất lợi, làm cách biệt khu nhượng địa với thành phố nên tất cả các cọc gỗ và các ụ đất bao quanh khu nhượng địa đã được dỡ bỏ trong năm 1886. Ngoại trừ Tòa lãnh sự, toàn bộ các ngôi nhà ở đây đều được xây dựng một cách đơn giản theo chủ nghĩa

công năng duy lý. Đặc điểm chung của các công trình là mặt bằng hình chữ nhật đơn giản với hành lang rộng bao quanh. Vật liệu chủ yếu sử dụng là vật liệu địa phương kết hợp với kết cấu thép nhẹ mang từ Pháp sang.

Sau khi làm chủ được Hà Nội và tiến hành chỉnh trang về mặt đường sá, chính quyền thuộc địa rất quan tâm đến việc quy hoạch không gian xung quanh hồ Hoàn Kiếm, đặc biệt chú trọng xây dựng khu phố Tây mà trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi là trung tâm.

Để có đất làm đường và xây dựng khu phố Pháp, vào năm 1886, chính quyền thuộc địa đã phá hủy nhiều ngôi chùa cổ ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm bất chấp những lá đơn khiếu nại của dân chúng trong khu vực. Trong đó điển hình là việc phá hủy chùa Phổ Giác. Chùa Phổ Giác tục gọi là chùa Tàu (người Pháp viết Chua Tao) vì ngôi chùa cổ này xưa kia có một Tàu tượng (chuồng voi) do các tù binh người Chăm trông nom. Sau năm 1882, thực dân Pháp chiếm đóng nơi này làm cơ quan tình báo quân sự. Năm 1886 - 1887, chùa bị phá dỡ, chuyển về khu Y Miếu cũ thuộc thôn Lương Sử gần Văn Miếu.

Không chỉ tiến hành phá hủy các di tích chùa chiền, chính quyền thuộc địa còn cho dỡ bỏ các cửa ô ở Hà Nội. Trước năm 1883, lũy đất Đại La vẫn còn đến 15 cửa ô (trước là 16, sau cửa ô Nhân Hòa quãng bệnh viện Quân đội 108 ngày nay đã bị mất, có thể do bị sụp lở xuống sông Hồng). Nhưng sau khi khi Pháp hạ Thành Hà Nội lần thứ 2, các cửa ô đều bị dỡ bỏ (chỉ để lại ô Quan Chưởng do có ý kiến bảo tồn của trường Viễn Đông Bác Cổ), trong đó có cửa ô Tây Luông ở Tràng Tiền. Nếu như trước đây cửa ô này có thể là “một vòm cuốn uốn cong rộng lớn xây gạch chắc chắn vuông vắn” thì đến năm 1886 nó đã bị phá hủy và được thay bằng một cửa ô mới đơn giản hơn rất nhiều. Cửa ô mới này được gọi là cửa Pháp Quốc, ở lối đi vào khu nhượng địa, với 2 cột trụ xây thẳng đứng, trên có đắp hình 2 con lân [32, tr.63].

Từ phần đất chiếm dụng được, chính quyền thực dân đã xây dựng một cụm công trình công sở hành chính - chính trị, thường được gọi là “Bốn Tòa” ở phía đông nam hồ Hoàn Kiếm. Cụm công trình kiến trúc này được xây dựng trong những năm 1886-1887, gồm tòa Đốc lý, Kho bạc, Bưu điện và Phủ Thống sứ, ở 4 góc đối xứng nhau, giữa là vườn hoa Paul Bert với bức tượng của viên quan cai trị này. Tiếp đó, chính quyền thuộc địa còn xây dựng một số công trình phục vụ hoạt động quản lý hành chính trên trục phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi. Điển hình là công trình Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Nha Kinh lược Bắc Kỳ bắt đầu được thiết lập trong năm đầu niên hiệu Hàm Nghi (1885). Sự tồn tại của tổ chức này là kết quả của một sự thỏa hiệp nửa vời của hai thế lực trước là đối địch sau thành cấu kết. Triều đình Huế muốn thông qua cơ quan này để vớt vát chút quyền lực còn lại của mình ở Bắc Kỳ, còn Pháp thì coi Kinh lược như một công cụ để nắm lấy trong việc bình định và cai trị Bắc Kỳ, qua đó thực hiện âm mưu tách Bắc Kỳ ra khỏi triều đình Huế. Sự thỏa hiệp này được thể hiện rõ nét trong những quy định về quyền hạn của người đứng đầu Nha Kinh lược: Kinh lược Bắc Kỳ có toàn quyền thay mặt triều đình để cai quản Bắc Kỳ; mọi hoạt động của Kinh lược Bắc Kỳ đều phải đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của Thống sứ Bắc Kỳ.

Nha Kinh lược Bắc Kỳ bắt đầu được xây dựng từ tháng 7-1886, đến tháng 2-1887 thì hoàn thành. Địa điểm được chọn để xây dựng cơ quan này là tại khu đất vốn trước đây là Trường Thi Hà Nội. Công trình nằm trên một mảnh đất vuông vắn quay mặt ra ba phố Borgnis Desbordes (Tràng Thi), đại lộ Jauréguiberry (Quang Trung) và đại lộ Rollandes (Hai Bà Trưng). Kiến trúc của dinh Kinh lược được mô tả: “là một tòa nhà lớn, khiêm nhường nhưng được trang trí sang trọng, bên trong có một khoảng sân rộng với một bể cá vàng, hòn non bộ và nhiều chậu hoa.... Tòa nhà đã được trang trí lộng lẫy nhiều bức màn trướng gấm thêu, hoành phi câu đối và những bản văn khắc thiếp vàng trên những bài vị sơn son đỏ của xứ Bắc Kỳ, những đồ gỗ đẹp, những

dụng cụ chạm khắc, sơn son thếp vàng và những chiếc kiệu đỏ thếp vàng dùng trong những nghi lễ của nhà chùa được bày biện trong công đường của vị quan lớn đã gây được sự chú ý thán phục của mọi người” [31, tr.579].

Ngay sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng, năm 1887, Nha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)