Không gian ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 64 - 71)

2.1 .Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc

3.2.1 .Cảnh quan đường phố

3.2.2. Không gian ở

Không gian ở là một phần quan trọng tạo nên diện mạo của một khu phố. Không gian ở biến đổi qua từng thời kỳ lịch sử. Sự biến đổi này thể hiện rõ nét về mặt kiến trúc xây dựng nhà ở. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhà cửa trên tuyến phố chủ yếu là nhà tranh. Sau khi thực dân Pháp tiến hành chỉnh trang, cải tạo và ban hành các Nghị định liên quan đến việc kiến thiết các công trình công cộng và nhà cửa thì trên tuyến phố các ngôi nhà tranh lần lượt bị dỡ bỏ. Thay thế cho những mái nhà tranh lụp xụp là những ngôi nhà gạch được xây cất khang trang, là những biệt thự kiểu Âu theo phong cách Tân cổ điển hoặc phong cách địa phương Pháp phục vụ cho gia đình các quan chức và sĩ quan Pháp, những người Pháp sang Việt Nam làm ăn sinh sống. Từ năm 1920 trở đi, những quy định trong xây dựng các công trình công cộng và nhà ở trên tuyến phố nói riêng và khu phố Pháp nói chung lại càng thêm chặt chẽ khi người ta chỉ cho phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu ở khu vực này. Không những vậy, trên các đường phố, các nhà xây dựng phải cách tường rào ngăn cách với nhà bên cạnh hoặc đường giới hạn đất đang xây dựng là 2m trở lên. Các nhà xây dựng cách chỉ giới dưới 2m không được phép có cửa sổ cánh mở, hoặc nếu có cánh mở thì chỉ là để

bảo vệ cửa kính. Các nhà đã xây dựng nếu sửa chữa thì cũng phải tuân theo quy định này. Đối với những trường hợp mà nhà xây dựng nằm ở góc giữa một phố quy định xây nhà theo kiểu Âu và một phố không bắt buộc, Hội đồng thành phố đề xuất quy định các công trình xây dựng ở góc phố sẽ được phép xây dựng theo kiểu nhà ô với điều kiện phần xây dựng theo kiểu này phải cách phố cấm 40m [16, tr.292-293].

Hơn thế nữa, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều phong cách kiến trúc mới cũng được hình thành. Điều đó làm cho kiến trúc nhà cửa trên tuyến phố có sự biến chuyển. Trên tuyến phố mang đậm phong cách Pháp, mặt đường được trải nhựa thẳng tắp, vỉa hè rộng rãi, những lô đất ở đây được lấp đầy bởi các căn nhà kiểu Âu, những biệt thự với các phong cách đa dạng. Vẫn còn những căn biệt thự với mái dốc theo phong cách địa phương miền Bắc nước Pháp hoặc những căn biệt thự với những hình thức trang trí rườm rà theo phong cách Tân cổ điển, nhưng trong giai đoạn này kiến trúc biệt thự theo phong cách Art Deco lại tỏ ra thích hợp và được ưa chuộng hơn cả. Bởi lẽ loại hình nhà ở mới này vừa mang tính hiện đại vừa tương thích với khí hậu nhiệt đới Việt Nam.

Đặc điểm kiến trúc của loại hình biệt thự theo phong cách Art Deco là thường sử dụng các khối hình vuông hoặc chữ nhật cho các không gian ở còn các khối hình bán nguyệt hoặc đa giác cho các không gian phụ như lồng cầu thang, ban công. Phần mái được cấu tạo bởi hai lớp bêtông cốt thép đổ tại chỗ cách nhau khoảng 0,4 - 0,6m. Giữa hai lớp này là các lỗ thoáng được đặt ở hai phía đối diện hoặc ở cả 4 phía của ngôi nhà, bên ngoài được trang trí bằng các chất liệu và màu sắc rất thú vị. Các đường cong thường được sử dụng nhiều trong trang trí biệt thự làm bớt đi vẻ thô nặng của các khối hình hộp. Vật liệu trang trí chủ yếu là thép uốn với nhiều hình thức phong phú trên các lan can ban công, lan can sân thượng, trên các cửa sổ, cửa đi, cổng, hàng rào, đôi khi những mảng phù điêu bằng thạch cao hoặc xi măng cũng được sử dụng [5, tr.95-96].

Diện mạo nhà cửa trên tuyến phố không chỉ nổi bật với các phong cách kiến trúc đa dạng mà còn được thể hiện rõ nét qua kết cấu của các ngôi nhà. Từ việc thống kê và phân tích số liệu địa chính kết hợp với các nguồn tư liệu khác có thể giúp ta tìm hiểu về từng không gian chức năng trong kết cấu của một ngôi nhà, từ đó dựng lại một cách khái quát nhất không gian ở của khu vực phố Tây thời điểm này. Thống kê từ các bằng khoán địa chính của tuyến phố cho ta kết quả:

Bảng 3.3: Phân bố các loại hình nhà và đất trên tuyến phố

Loại hình G ác 1 G ác 2 G ác 3 K hôn g g ian N hà t ạm ờn Sân Đƣ ờng, n Tổng số Diện tích (m2) 38.482 8.428 1.218 41.481 5.784 61 120.286 214 215.954 Tần số xuất hiện 112 33 5 109 51 1 117 3 431

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Qua bảng số liệu trên, ta thấy, xét về tần số xuất hiện thì loại hình sân xuất hiện nhiều nhất với 117/125 bằng khoán, tiếp đó là loại hình gác 1 với 112/125 bằng khoán, đứng thứ 3 là loại hình không gian với 109/125 bằng khoán. Loại hình vườn chỉ xuất hiện 1 lần với diện tích 61m2 ở phố Tràng Thi, thuộc sở hữu của người Việt. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của tuyến phố mà còn là đặc điểm chung của phố phường Hà Nội8.

Sân là một trong những thành tố quan trọng nhất trong kết cấu của một ngôi nhà. Thống kê số liệu địa chính cho ta kết quả về diện tích trung bình của sân ở từng phố như sau:

8 Thống kê trong khu phố cổ Hà Nội, loại hình vườn chỉ xuất hiện 3 lần với diện tích rất khiêm tốn là 296m2 bao gồm: 251m2 vườn của số nhà 45 phố Hàng Cót; 15m2 vườn của số nhà 75 phố Hàng Bồ; 30m2 vườn của số nhà 24 phố Bát Sứ [68, tr.242].

Bảng 3.4: Diện tích trung bình của loại hình sân

Đƣờng/phố Sân

Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2)

Tràng Tiền 50 32.888 657,8

Hàng Khay 19 969 51

Tràng Thi 48 86.429 1800,6

Tổng 117 120.286 1028,1

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Diện tích trung bình của loại hình sân trong tuyến phố tại thời điểm những năm giữa thế kỷ XX là 1028,1m2. Theo cấu tạo của từng khu phố, diện tích sân trung bình có khác nhau. Ở phố Tràng Thi là lớn nhất, còn nhỏ nhất là diện tích sân ở phố Hàng Khay. Nếu so sánh với diện tích trung bình của loại hình sân trong khu phố cổ, đặc biệt là ô phố Hàng Bạc – Mã Mây – Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến sẽ thấy sự khác biệt rất lớn. Diện tích sân trung bình của ô phố Hàng Bạc – Mã Mây – Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến lần lượt là 34,3 m2; 24,7 m2; 49 m2; 112 m2 [72, tr.66].

Sở dĩ có điều này là vì trên tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi tồn tại nhiều công trình thuộc sở hữu công có diện tích sân lớn. Cụ thể: trên phố Tràng Tiền có Bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) công trình này có diện tích sân là 11.026 m2; Bệnh viện Phủ Doãn (cụm công trình bệnh viện ngày nay do bệnh viện Việt – Đức, Răng Hàm Mặt, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện Ung bướu quản lý và sử dụng) trên phố Tràng Thi có diện tích sân lên tới 19.512 m2… Chính điều này đã đẩy giá trị trung bình của loại hình sân trên tuyến phố lên cao như vậy. Ở những công trình thuộc sở hữu tư nhân, loại hình sân cũng có diện tích vừa phải, từ vài chục đến vài trăm mét vuông.

Bảng 3.5: Diện tích trung bình của loại hình không gian

Đƣờng/phố Không gian

Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2)

Tràng Tiền 49 10.874 221,9

Hàng Khay 14 530 37,9

Tràng Thi 46 30.077 653,8

Tổng 109 41.481 380,6

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Diện tích trung bình của loại hình không gian trên tuyến phố theo tính toán từ số liệu địa chính là 380,6m2. Không gian được hiểu là các khoảng không để lấy ánh sáng, không khí cho mỗi số nhà. Khoảng không này đặc biệt hữu hiệu trong việc tạo ánh sáng, trao đổi không khí. Những ngôi nhà trên phố Tràng Thi có diện tích không gian lớn nhất, sau đó là Tràng Tiền, cuối cùng là Hàng Khay.

Ngoài sân, vườn, không gian được hiểu là những phần đất không xây dựng thì toàn bộ diện tích còn lại của các số nhà đều được sử dụng làm không gian ở. Trong phần đất dành cho xây dựng nhà có hai loại hình nhà tồn tại là nhà gác và nhà tôn (nhà tạm). Xét về loại hình nhà gác, tùy thuộc gia chủ mà nhà có thể là một tầng, hai tầng, hay thậm chí là ba tầng hay còn gọi là gác 1, gác 2, gác 3.

Bảng 3.6: Diện tích trung bình của loại hình gác 1

Đƣờng/phố Gác 1

Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2)

Tràng Tiền 53 17.222 324,9

Hàng Khay 20 3.273 163,7

Tràng Thi 39 17.987 461,2

Tổng 112 38.482 343,6

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Bảng 3.7: Diện tích trung bình của loại hình gác 2

Đƣờng/phố Gác 2

Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2)

Tràng Tiền 15 4.140 276

Hàng Khay 4 158 39,5

Tràng Thi 14 4.130 295

Tổng 33 8.428 255,4

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Bảng 3.8: Diện tích trung bình của loại hình gác 3

Đƣờng/phố Gác 3

Tần số xuất hiện Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2)

Tràng Tiền 4 1.209 302,3

Hàng Khay 0 0 0

Tràng Thi 1 9 9

Tổng 5 1.218 243,6

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy các ngôi nhà trên tuyến phố chủ yếu là nhà một tầng, có 28 nhà hai tầng và chỉ có 5 nhà ba tầng (3 nhà thuộc sở hữu của người Âu phục vụ cho việc sinh hoạt và kinh doanh; 2 nhà thuộc sở hữu công là ngân hàng quốc gia Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ). Diện tích trung bình của loại hình gác 1, gác 2, gác 3 trong tuyến phố khá lớn: 200- 300m2. Điều này chứng tỏ các ngôi nhà được xây dựng trên tuyến phố giai đoạn này đã tuân thủ rất nghiêm ngặt những quy định của chính quyền trong việc xây cất các công trình nhà ở. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì: Nghị định số 91 ngày 7-7-1921 của Thống sứ Bắc kỳ về các công trình xây mới tại một số đường của Thành phố Hà Nội quy định: số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1 người/25m2. Các phòng dùng làm nhà ở cho gia nhân, diện tích có thể nhỏ hơn 75m2... Tuân theo Nghị định này các công trình xây dựng trên tuyến phố đều có diện tích tương đối lớn.

Những ngôi nhà gác của người Hoa trên tuyến phố rất ít, tại phố Hàng Khay chỉ có hai ngôi nhà, phố Tràng Thi hoàn toàn không có và phố Tràng Tiền có đông người Hoa sinh sống nhất với 9 ngôi nhà. Những ngôi nhà của người Việt và người Âu được xây dựng nhiều.

Thống kê từ số liệu địa chính, chúng tôi thấy nhiều ngôi nhà có phần diện tích gác 2, gác 3 lớn hơn gác 1. Những trường hợp này chủ yếu là do diện tích gác 1 nhỏ, không đủ không gian sinh hoạt cho gia đình hay cho các hoạt động buôn bán nên khi chồng thêm tầng, người ta đã cơi nới không gian để tăng thêm diện tích. Nhưng cũng có một số trường hợp diện tích gác 1 đã lớn mà diện tích gác 2 lại còn lớn hơn. Những ngôi nhà này chủ yếu thuộc sở hữu công hoặc thuộc sở hữu của người Âu.

Trong phần đất dành cho xây dựng nhà có hai loại hình nhà tồn tại là nhà gác và nhà tôn (nhà tạm). Qua thống kê từ số liệu địa chính của ô phố, ta có được kết quả sau:

Bảng 3.9: Diện tích trung bình của loại hình nhà tạm Đƣờng/phố Nhà tạm Số lƣợng Tổng diện tích (m2) Diện tích TB (m2) Tràng Tiền 17 1.126 66,2 Hàng Khay 10 230 23 Tràng Thi 24 4.428 184,5 Tổng 51 5.784 113,4

Nguồn: Kết quả xử lý 125 bằng khoán địa chính (chỉ tính bằng khoán của số thửa xây dựng) tại sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Những ngôi nhà tạm thường được xây dựng một cách đơn giản, lợp mái tôn. Theo số liệu địa chính, diện tích trung bình của một nhà tạm là 113,4m2. Phố Tràng Thi có diện tích nhà tạm tập trung nhiều nhất (4.428m2) với diện tích trung bình rộng nhất là 184,5m2. Những ngôi nhà tạm ở phố Hàng Khay có diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 23m2. Các ngôi nhà tạm thường xuất hiện song song với nhà gác. Mục đích sử dụng của những ngôi nhà này có thể là nơi sinh sống của người giúp việc hoặc nơi chứa hàng hay đồ đạc trong gia đình… Cũng có một số trường hợp chỉ xuất hiện nhà tạm mà không có loại hình nhà gác.

Từ những phân tích các loại hình trong cấu trúc của một ngôi nhà thuộc phạm vi tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi chúng ta thấy rằng: việc sắp xếp và bố trí từng loại hình trong mặt bằng kết cấu chung của ngôi nhà hợp lý với diện tích các loại hình khá lớn, thích hợp cho các hoạt động buôn bán cũng như sinh hoạt, nghỉ ngơi trong gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)