Trung tâm Văn hóa Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 86 - 113)

3.3.2 .Thư viện Quốc gia Việt Nam

3.3.3. Trung tâm Văn hóa Pháp

Trung tâm văn hóa Pháp được thành lập dựa trên việc kế thừa cơ sở của nhà in IDEO – công trình công cộng đầu tiên mang phong cách kiến trúc Art Deco được xây dựng ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Tòa nhà được xây dựng trong những năm 1920 và được coi là cao nhất Hà Nội lúc bấy giờ. Mặt chính công trình được tổ hợp từ ba khối hình chữ nhật, khối giữa cao 6 tầng, hai bên là hai khối nhà cao 5 tầng. Chiêm ngưỡng mặt chính của công trình, có thể thấy nhiều hàng cột giả được trang trí nhẹ nhàng. Cửa kính chiếm diện tích chủ đạo trên mặt đứng của tòa nhà được phân vị theo phương ngang ở khối trung tâm và theo phương đứng ở hai khối phụ để tạo sự khác biệt. Đặc biệt, các cửa sổ ở tầng 6 được cách điệu thành hình bát giác cùng các mái nhô ra phía trước tạo sự kết thúc mạch lạc cho toà nhà.

Mặc dù có kiến trúc độc đáo nhưng khi thiết kế công trình nhà in IDEO, các kiến trúc sư đã không chú trọng đầy đủ những giải pháp thích ứng với khí hậu nhiệt đới. Các cửa kính của công trình được mở rộng nhưng không có ô văng che nắng, các giải pháp thông gió, cách nhiệt đặc biệt cũng

không được đưa vào công trình. Những nhược điểm này sau đó đã được khắc phục khi người ta tiến hành xây dựng các công trình mang phong cách Art Deco khác ở Hà Nội.

Sau năm 1954, nhà in IDEO chuyển thành nhà in báo Nhân Dân. Đến tháng 9 năm 2003 chuyển thành Trung tâm văn hóa Pháp. Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển tại thủ đô Hà Nội, Trung tâm văn hóa Pháp đã trở thành một trong những địa chỉ quen thuộc của đời sống văn hóa nghệ thuật Hà Nội [5, tr.84-85].

Thông qua việc tìm hiểu một số công trình lịch sử văn hóa trên tuyến phố, có thể thấy giai đoạn 1920-1945 ở Hà Nội đã xuất hiện nhiều phong cách kiến trúc mới so với giai đoạn trước. Phong cách kiến trúc cổ điển mất dần vị trí độc tôn, bắt đầu xuất hiện phong cách kiến trúc mới theo xu hướng kết hợp văn hóa Á – Âu, hoặc phong cách mang những đặc trưng của kiến trúc hiện đại, thoát ly khỏi những chi tiết kiến trúc phức tạp, hướng tới cách xử lý hình khối và đường nét hình họa đơn giản. Điều này mang tới cho diện mạo tuyến phố nói riêng và phố phường Hà Nội nói chung những nét độc đáo và hấp dẫn riêng biệt.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những con số được ghi chép khá đầy đủ trong mỗi bằng khoán điền thổ về diện tích của từng loại hình, đối tượng sở hữu… đã cho phép chúng ta dựng lại một cách tổng quát nhất diện mạo tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Theo kết quả thống kê từ tư liệu địa chính, diện mạo đường phố giai đoạn này không được chỉnh trang, cải tạo nhiều do đã được quy hoạch khá đầy đủ ở thời kỳ trước. Những tác động có chăng chỉ là ban hành thêm một số luật lệ về giao thông và vệ sinh đường phố để đảm bảo tốt nhất vẻ mỹ quan của một trong những tuyến đường trung tâm của Hà Nội thời Pháp thuộc.

Những thống kê từ số liệu địa chính cũng khẳng định rằng: trên tuyến phố sở hữu tư nhân chiếm tỷ lệ lớn nhưng diện tích đất đai nhỏ, sở hữu công

tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng diện tích đất sở hữu lại lớn. Điều này cho thấy, trong giai đoạn này, dù người Pháp có tiếp tục đầu tư mở rộng Hà Nội về phía nam ở khu vực nhà máy rượu và hồ Bảy Mẫu nhưng chính quyền thuộc địa vẫn không ngừng đầu tư xây dựng các công trình công cộng lớn trên tuyến phố. Sự xuất hiện của những công trình mang phong cách kiến trúc độc đáo như bảo tàng Louis Finot, thư viện trung ương, nhà in IDEO… không chỉ tô điểm thêm cảnh quan tuyến phố mà còn góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị Hà Nội.

Thống kê từ số liệu địa chính cũng cho ta thấy trong sở hữu tư trên tuyến phố, tỷ lệ sở hữu của người Việt là lớn nhất, sau đó mới đến người Âu (chủ yếu là người Pháp) và người Hoa. Dù vậy những ngôi nhà hay những cửa hàng khang trang bề thế trên tuyến phố không thuộc về người Việt mà thuộc về người Pháp. Điều này thể hiện rõ qua diện tích trung bình của mỗi thửa đất mà người Âu sở hữu lên tới 835,1m2. Điều đó cho thấy dù tỷ lệ sở hữu cao, dù đó là mảnh đất của chính mình nhưng người Việt lại không phải là người chủ thực sự của tuyến phố này. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn đã nhận xét: “Không phải khu phố của ta, tuy ở trung tâm thành phố nên người Việt Nam ít lai vãng. Ban ngày buổi sáng chỉ có những ông Ký, Phán đi làm tại các tòa sở và mấy xí nghiệp quanh đó; còn thì đi lại trong phố Tràng Tiền rặt những Tây già Đầm trẻ, họ đến các cửa hàng mua sắm đồ dùng hàng ngày. Trưa và tối thì các tiệm ăn, quán cà phê đông khách uống rượu, dùng bữa, toàn Tây đầm và sĩ quan. Bồi bếp quần áo trắng tinh là phẳng, lăng xăng hầu hạ. Khách uống rượu ngồi dàn cả ra hè phố, vừa giải khát vừa hóng gió hồ” [82, tr. 667-668].

KẾT LUẬN

1. Từ một làng nhỏ ven sông, trải qua bao đổi thay của thời gian, Thăng Long – Hà Nội đã sớm trở thành một vùng đất trọng yếu, kinh đô của các vương triều phong kiến Việt Nam đồng thời cũng là một đô thị phồn hoa, sầm uất bậc nhất cả nước. Trong buổi đầu thành lập, thành thị này bao gồm hai bộ phận chính là “thành” và “thị”. Trong đó, khu vực “thành” đóng vai trò hạt nhân quyết định, khu vực “thị” là một bộ phận cộng sinh, tồn tại được là nhờ vào phần “thành”. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Thăng Long hầu như không thay đổi về cấu trúc cơ bản dù đã trưởng thành khá nhiều về quy mô, không chỉ ở phần “thành” mà còn có sự phát triển trội vượt về phần “thị”. Điều đó được thể hiện rõ nét ở sự đa dạng của các mặt hàng thủ công, ở quang cảnh đường phố tấp nập kẻ bán người mua và cả ở sự hiện diện của những thương nhân người nước ngoài đến đây buôn bán và sinh sống. Phát triển là thế, sầm uất là thế, nhưng trước thời Pháp thuộc, cấu trúc đô thị Thăng Long - Hà Nội vẫn mang những đặc trưng điển hình của một đô thị trung đại Việt Nam.

2. Sau khi người Pháp làm chủ Hà Nội, dưới bàn tay quy hoạch của chính quyền thuộc địa, từ năm 1873 đô thị Hà Nội đã thay đổi với một diện mạo hoàn toàn mới. Những cảnh quan cũ mang đậm dấu ấn của nông thôn với những con đường hẹp và lầy lội, hai bên đường chen chúc những mái nhà tranh lụp xụp xen lẫn với những ngôi nhà gạch phát triển liên tiếp theo chiều sâu với những sân trong, đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, đã dần được thay bằng một diện mạo với tính chất đô thị cận đại rõ rệt. Sự thay đổi đó bắt đầu từ tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi, sau đó phát triển ra khu vực phía Đông, phía Nam, phía Tây hồ Hoàn Kiếm. Kết quả là một khu phố Pháp thực sự với đầy đủ những chức năng đô thị theo kiểu châu Âu đã được hình thành và tiếp tục phát triển đến tận năm 1945. Chính sự thay da đổi thịt này đã khiến cho nhiều người châu Âu đến thăm Hà Nội giai đoạn này phải ngạc nhiên khi được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan của

thành phố: “Hà Nội, thủ phủ phía Bắc của xứ Đông Dương thuộc Pháp… hoàn toàn là một đô thị với những công trình xây dựng tân tiến, những tàu điện chạy trong thành phố mà không thấy được ở một thuộc địa nào khác, đường xe lửa chạy đi bốn phương… nhiều khách sạn hảo hạng. Tóm lại nó là Paris thu nhỏ của miền nhiệt đới, với một vài ưu thế mà ngay chính Paris cũng không có”[87, tr.156].

3. Trong khi khu phố Pháp được định hình và ngày càng được nâng cấp trở thành một khu vực thương mại – dịch vụ trung tâm của thành phố thì khu phố cổ vẫn bảo tồn một không gian văn hóa có tính lịch sử dưới những tác động chỉ có tính chất “chỉnh trang” nửa vời của thực dân Pháp. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ sự đối lập này khi so sánh diện mạo đường sá, nhà cửa trên hai khu phố. Ở khu phố cổ, vào thời điểm những năm 1940, mặc dù đã được thực dân Pháp chỉnh trang, uốn nắn thẳng hàng song sự đổi thay về diện mạo đường sá vẫn chỉ là “những nét vạch vẽ ít ỏi và mờ nhạt, đối ngược lại với những vệt loang lổ dài của hệ thống đường sá tối tăm, chật chội và bẩn thỉu trong bức tranh tổng quát về hệ thống giao thông khu phố cổ” [68, tr.207]. Trên những con phố thuộc phạm vi phố cổ, hai bên đường vẫn dày đặc những ngôi nhà theo lối cổ truyền: nhà hình ống, thấp nhỏ, hẹp bề ngang xen lẫn với những ngôi nhà gạch chồng tầng được xây dựng trên đất của những nền nhà cũ (sự xuất hiện của những ngôi nhà gạch chồng tầng này là hệ quả của sự tác động về mặt quy hoạch của thực dân Pháp). Trong khi đó, ở khu phố Tây, các con đường đã được chỉnh trang và quy hoạch rất hiện đại với lòng đường rộng, đường phố thẳng tắp, có trải đá và có vỉa hè. Hai bên đường đã không còn tồn tại những kiểu nhà truyền thống nữa, thay thế vào đó là những ngôi nhà gạch được xây dựng hoàn toàn theo kiểu Âu, có diện tích lớn, có sân vườn rộng rãi. Điều này thể hiện rõ chính sách bất bình đẳng, phân biệt đối xử, thể hiện rõ bản chất hẹp hòi của chủ nghĩa thực dân.

4. Trong quy hoạch xây dựng Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa đã cho xây dựng nhiều công trình công cộng ở các khu vực khác nhau. Việc triển khai xây dựng các công trình công cộng này vừa là để tô điểm cho cảnh quan đô thị thành phố, vừa mang tính biểu trưng cho quyền lực của người Pháp ở Đông Dương. Với vị trí địa lý chiến lược, đồng thời cũng là một trong những tuyến phố đẹp và sầm uất bậc nhất, nhiều công trình công cộng quan trọng đã được chính quyền thuộc địa đầu tư xây dựng tại tuyến đường Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi. Có thể kể tới các công trình tiêu biểu như: Nhà hát lớn, Bảo tàng Louis Finot, thư viện trung ương của liên bang Đông Dương, nhà in IDEO, rạp chiếu phim Palace… Mỗi công trình được xây dựng theo những phong cách kiến trúc khác nhau vừa cho thấy sự đa dạng vừa thể hiện nét đặc trưng và xu hướng kiến trúc của từng giai đoạn lịch sử. Hiện nay, một số công trình thời Pháp thuộc trên tuyến phố ít nhiều đã có sự thay đổi về hiện trạng kiến trúc, nhưng những dấu ấn của một thời kỳ lịch sử đã qua vẫn còn đậm nét và chưa hề phai nhạt.

Từ năm 1873 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa đã tiến hành nhiều hoạt động quy hoạch và xây dựng làm biến đổi tính chất đô thị Hà Nội. Mục đích thật sự của chính quyền thuộc địa khi tiến hành các hoạt động này là nhằm khuyến khích người Pháp sang định cư và làm ăn lâu dài, thể hiện rõ ý đồ chiếm đoạt vĩnh viễn các nước Đông Dương. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên các đặc điểm kiến trúc và quy hoạch thì với những gì thực dân Pháp đã tiến hành, khu phố Pháp cũng đã có được sự hoàn chỉnh theo phương án quy hoạch phương Tây. Sự tồn tại của những tổng thể kiến trúc ở khu vực này đánh dấu một bước phát triển đáng lưu ý, một bước hội nhập của văn hóa Hà Nội với văn hóa phương Tây. Cùng với thời gian, nó đã có những giá trị nhất định góp phần tạo nên nét hấp dẫn của Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. André Masson (2003), Hà Nội giai đoạn 1873-1888, Nxb Hải Phòng 2. Trần Huy Bá (1997), Hà Nội có 36 phố phường từ bao giờ?, Xưa và

Nay, số 46, tr.39

3. Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm (2002), Di tích lịch sử - văn hóa trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Nxb Hà Nội

4. Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử - văn hóa Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Trần Quốc Bảo, Nguyễn Văn Đỉnh (Chủ biên) (2011), Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc, Nxb Xây dựng, Hà Nội

6. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội

7. Trần Văn Bính (2000), Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

8. Charles B.Maybon (2006), Những người châu Âu ở nước An Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

9. Charles Meyer (1998), Người Pháp ở Hà Nội những năm đầu thời thuộc địa, Xưa và Nay, số 47, tr.39

10. Nguyễn Hồng Chi (2010), Qúa trình đô thị hóa của Hà Nội thời Pháp thuộc (1885-1945), Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11. Christitan Pédélahore de Loddis (2001), Hà Nội diện mạo và di sản kiến trúc, (Đào Hùng dịch), Xưa và Nay, số 103, tr.G,H,I,J

12. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Những giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2010), Từ điển đường phố Hà Nội, Nxb Hà Nội

14. Claude Bourrin (1999), Hà Nội 1911-1912, Xưa và nay, số 68, tr.7 15. Claude Bourrin (2007), Bắc Kỳ xưa, Nguyễn Tiến Quỳnh (dịch), Nxb

Giao thông vận tải, Hà Nội

16. Đào Thị Diến (chủ biên) (2010), Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954, Tập I, Nxb Hà Nội

17. Đào Thị Diến (chủ biên) (2010), Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954, Tập II, Nxb Hà Nội

18. Đào Thị Diến (2005), Giao thông đường sắt ở Hà Nội thời Pháp thuộc (qua tư liệu lưu trữ), Nghiên cứu lịch sử, số 11 (354), tr.43-51

19. Đào Thị Diến (2006), Vài nét về trường Hậu Bổ ở Hà Nội (1897-1917), Nghiên cứu lịch sử, số 9 (365), tr.43-50

20. Đào Thị Diến (2007), Hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc và vai trò của nó trong quản lý và phát triển đô thị, Nghiên cứu lịch sử, số 377, tr.34-41

21. Đào Thị Diến (2012), Trường kỹ nghệ thực hành ở Hà Nội thời Pháp thuộc, Nghiên cứu lịch sử, số 11 (439), tr.31- 36

22. Nguyễn Khắc Đạm (1994), Cái được và cái mất của Hà Nội trong việc cải tạo mặt bằng của thực dân Pháp trước kia, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1993, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.153-155

23. Nguyễn Khắc Đạm (1999), Thành lũy phố phường và con người Hà Nội trong lịch sử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

24. Trịnh Minh Đức (1994), Vài nét về kiến trúc nhà ở Hà Nội thời Nguyễn,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1993, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.179-180

25. Emmanuel Pouille (2005), Hà Nội: Ernest Hébrard và vấn đề đô thị hóa ở Đông Dương, Hà Nội chu kỳ của những đổi thay, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.119-127

26. Đặng Thái Hoàng (1999), Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX-XX, Nxb Hà Nội 27. Nguyễn Thế Huệ (1992), Vài nét về dân số Hà Nội từ thập kỷ 20 đến

trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nghiên cứu lịch sử, số 2 (262), tr.38-42

28. Đào Hùng (2009), Những đổi thay quanh Hồ Gươm cuối thế kỷ XIX,

Xưa và Nay, số 341, tr.3-5&29

29. Trần Hùng (2004), Thăng Long – Hà Nội – Mười thế kỷ đô thị hóa, Nxb Xây Dựng, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diện mạo phố phường hà nội giai đoạn 1873 1945 ( trường hợp tuyến phố tràng tiền hàng khay tràng thi ) (Trang 86 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)