9. Kết cấu luận văn
3.1. Công tác quản lý CDĐL của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm
3.1.3. Kinh nghiệm quản lý CDĐL của Trung Quốc
Trung Quốc duy trì hai hệ thống bảo hộ CDĐL song song và độc lập. Hệ thống đầu tiên là hệ thống đăng ký nhãn hiệu thương mại và hệ thống thứ hai là Chương trình ghi nhãn đặc biệt để bảo hộ CDĐL hoặc nhãn hiệu xuất xứ. Các cơ quan chính phủ quản lý hai hệ thống của Trung Quốc là riêng biệt
và hoạt động độc lập với nhau24. Một CDĐL được đăng ký theo Chương trình ghi nhãn đặc biệt có thể sau đó được đăng ký như nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể25
Đăng ký và bảo hộ CDĐL theo Luật nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc được đăng ký bởi văn phòng nhãn hiệu thương mại, quản lý nhà nước về Công nghiệp và Thương mại (SAIC) và bao gồm nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể26
. Nhãn hiệu thương mại ở Trung Quốc sử dụng một hệ thống bảo hộ “đăng ký đầu tiên”. Không giống như các quốc gia theo luật thông lệ, quyền nhãn hiệu thương mại ở Trung Quốc không thể có được thông qua sử dụng. Bởi vì luật nhãn hiệu của Trung Quốc có hiệu lực vào năm 1983, nhiều tên địa lý nhất định được sử dụng đăng ký như nhãn hiệu thương mại thông thường. Luật nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc được sửa đổi vào tháng 10 năm 2001, bổ sung thêm điều khoản về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể được xem là CDĐL và quy định về khả năng bảo hộ CDĐL như nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể27. Trước khi có Luật nhãn hiệu thương mại năm 1983, một số tên địa lý được một số công ty đăng ký như là nhãn hiệu thương mại, về mặt kỹ thuật điều này loại bỏ quyền của các công ty khác sử dụng tên địa lý đó. Kể từ khi Luật nhãn hiệu thương mại năm 2001, tên địa lý có thể được đăng ký bởi một nhóm các nhà sản xuất, hoặc hiệp hội chứ không phải một công ty riêng lẻ28
.
24 Tr 110 sách Hướng dẫn CDĐL kết nối sản phẩm và xuất xứ sản phẩm (sách dịch) từ tác giả Daniele Giavannucci- ông là người có công đầu tiên trong việc phát triển cuốn sách cũng như phát triển nhóm làm việc cho Trung tâm thương mại quốc tế (đồng tác giả cuốn sách bao gồm nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này).
http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/Huong%20dan%20chi%20dan%20dia%20ly%20- %20Sach%20tham%20khao.pdf.
25 Wang 2006.
26 Luật nhãn hiệu thương mại của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa được thông qua vào ngày 23 tháng 8 năm 1983, được sửa đổi vào ngày 27 tháng 10 năm 2001 có thể được tìm thấy tại trang web chính thức của văn phòng quản lý nhà nước về Công nghiệp và Thương mại.
Thủ tục đăng ký CDĐL như là nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể của SAIC yêu cầu người nộp đơn phải là một nhóm, một hiệp hội hoặc tổ chức khác đăng ký một CDĐL bởi vì một nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể phải bao gồm các thành viên từ một khu vực địa lý có liên quan đến CDĐL. Các thành viên này phải cung cấp được bằng chứng về các quy tắc và tiêu chuẩn đăng ký, cũng như việc đáp ứng các yêu cầu này và khả năng kiểm soát nhãn hiệu, quản lý, kiểm toán… các tiêu chuẩn được yêu cầu và chất lượng của sản phẩm CDĐL.
Hệ thống “nhãn mác đặc biệt” của Trung Quốc
Hệ thống “nhãn mác đặc biệt” của Trung Quốc nhằm bảo hộ CDĐL được quản lý bởi cơ quan giám sát thanh tra và kiểm dịch chất lượng (SAQSIQ)29 . Cơ quan này tạo ra bảo hộ về các sản phẩm CDĐL (quốc gia) (PGIP) vào năm 200530
. Quy định này thay thế quy định năm 1999 về bảo hộ chỉ dẫn xuất xứ. Tuy nhiên, việc bảo hộ này vẫn ở dạng “Nghị định” và như thế có ít giá trị pháp lý hơn Luật nhãn hiệu thương mại của SAIC.
Để được đăng ký thành công như một nhãn mác đặc biệt về xuất xứ người nộp đơn phải là một tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp được chỉ định bởi cơ quan cấp quận hoặc cao hơn trong khu vực. Người nộp đơn phải cung cấp một phân khu vực được chính phủ công nhận; một mô tả về hình thức vật lý và mối quan hệ của nó với các yếu tố tự nhiên hoặc con người của nơi xuất xứ; các tài liệu khác nhau bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản xuất hàng hóa và tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh, sản xuất dự tính và bán sản phẩm31
.
29 SAQSIQ được phát triển từ CIQ SA, đây là Cục quản lý nhà nước về kiểm tra nhập cảnh- xuất cảnh và kiểm dịch thực vật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, vào tháng 10 năm 2007 SAQ SIQ được phát triển thành GAQSIQ – Tổng cục quản lý chất lượng giám sát, kiểm tra và kiểm dịch.
30
Quy định quản lý nhà nước về bảo vệ các sản phẩm CDĐL vào ngày 07 tháng 06 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 07 năm 2005.
Đối với Trung Quốc bất kỳ nhà sản xuất nào, ngoài người đăng ký có thể sử dụng nhãn đặc biệt, miễn là họ đáp ứng đủ điều kiện như thế (hơi khác so với hệ thống của EU nơi mà bất cứ nhà sản xuất nào phải được chứng nhận là đáp ứng các điều kiện sử dụng như thế), Khi mà một CDĐL được đăng ký như nhãn hiệu chứng nhận bất cứ tự nhiên nhân, pháp nhân nào hoặc tổ chức khác mà có hàng hóa đáp ứng được các điều kiện liên quan đến CDĐL có thể yêu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, và tổ chức kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận như thế có thể cho phép sử dụng.
Qua đây chúng ta có thể thấy được hệ thống bảo hộ CDĐL của Trung Quốc với hai chế độ song song và đều được điều hành bởi các cơ quan chính phủ khác nhau do đó điều này đã tạo nên một số vấn đề khác biệt. Mỗi hệ thống có một con dấu riêng, do chúng ít được sử dụng nên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Có những xung đột tiềm năng giữa nhãn hiệu thương mại truyền thống và CDĐL khi được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Các nhãn hiệu thương mại truyền thống được đăng ký trước năm 1983 hoặc 2001 được phép sử dụng tên địa lý chung chung, các nhãn hiệu thương mại hiện hành đã được quy định trong luật nhãn hiệu thương mại 2001. Theo nguyên tăc “dành ưu tiên cho những người đăng ký trước” trong quy trình đăng ký nhãn hiệu thương mại của Trung Quốc một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương đương một nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký và sử dụng cho một sản phẩm tương tự không thể được phép đăng ký32. Vì vậy có những nhãn hiệu thương mại cá nhân có tên địa lý chung chung và điều này sẽ làm
việc cho Trung tâm thương mại quốc tế (đồng tác giả cuốn sách bao gồm nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này).
http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/Huong%20dan%20chi%20dan%20dia%20ly%20- %20Sach%20tham%20khao.pdf.
32 Tr 116 sách Hướng dẫn CDĐL kết nối sản phẩm và xuất xứ sản phẩm (sách dịch) từ tác giả Daniele Giavannucci- ông là người có công đầu tiên trong việc phát triển cuốn sách cũng như phát triển nhóm làm việc cho Trung tâm thương mại quốc tế (đồng tác giả cuốn sách bao gồm nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này).
cho việc đăng ký CDĐL trở nên khó khăn hơn. Dù cho là đăng ký nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận33
.
3.1.4. Kinh nghiệm cho quản lý và tự quản CDĐL vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
Đặc trưng của hoạt động quản lý CDĐL không chỉ ở khâu sản xuất, từ nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất mà còn quản lý cả kênh phân phối và thương mại tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cần phải kết hợp giữa tự quản với quản lý nội bộ và quản lý bên ngoài tạo hiệu quả cho việc khai thác và sử dụng cũng như phát triển CDĐL;
Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tập thể tiến tới các tổ chức tập độc lập, khách quan và không bị ảnh hưởng hay điều chỉnh bởi cơ chế hành chính. Và các tổ chức này phải đứng ra chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và phát triển CDĐL;
Việc sử dụng và khai thác CDĐL thuộc về các cá nhân, và tổ chức tại khu vực địa lý nên cần huy động sức mạnh tối đa của các tổ chức, hộ sản xuất, cá nhân tham gia vào tổ chức tập thể;
Nâng cao năng lực, tính độc lập của các tổ chức tập thể trong hoạt động quản lý;
Giảm thiểu các thủ tục hành chính: việc quản lý thông qua nhiều thủ tục hành chính sẽ dẫn đến cơ cấu tổ chức hoạt động của tổ chức tập thể sẽ dần mất đi tính dân chủ, làm giảm tính chủ động của các thành viên và làm giảm uy tín, vai trò của người lãnh đạo tổ chức tập thể. Vì vậy, kinh nghiệm tổ chức tập thể như một tổ chức độc lập về chính trị, không bị hành chính hóa như ở Pháp là mô hình cho Bắc Giang nên học tập.
Trên thực tế, để giảm kinh phí cho việc đăng ký và bảo hộ CDĐL vải thiều Lục Ngạn ở các nước bạn cần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng đặc thù dựa trên các bộ tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng trên thế giới. Điều này sẽ
tạo thuận lợi cho việc thương mại hóa sản phẩm vải thiều mang CDĐL Lục Ngạn Bắc Giang ở thị trường nước ngoài, đồng thời bớt thủ tục hành chính đối với hoạt động xác lập quyền.
Chúng ta chỉ biết tương đối ít về kinh nghiệm toàn cầu của CDĐL, đặc biệt ở hơn 150 quốc gia đang phát triển nơi quy mô phát triển của CDĐL thực sự lớn. Nếu quả thực như vậy, các nước đang phát triển phải tránh những khó khăn và gặt hái được những lợi ích đáng kể cho các CDĐL hiện có, do đó rõ ràng chúng ta cần một sự hiểu biết tốt hơn nữa về việc các CDĐL hoạt động như thế nào và không hoạt động như thế nào34
.
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý, tự quản, kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN cho vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang.
Sự thành công của một CDĐL thường được xác định qua nhiều năm nếu không nói qua nhiều thập kỷ, và đòi hỏi những nỗ lực tham gia bền bỉ và cam kết giữ vững cho các nguồn lực. Phục thuộc vào các nhân tố sau:
- Cơ cấu tổ chức và thể chế mạnh mẽ để duy trì, tiếp thị và giám sát. Quy trình phức tạp của việc xác định và phân định ranh giới thị trường của một CDĐL, của việc quản lý những thông lệ và tiêu chuẩn hiện có, của việc thiết lập một kế hoạch bảo vệ và tiếp thị của CDĐL. Quy trình này đòi hỏi xây dựng những thể chế địa phương và cấu trúc quản lý với những cam kết dài hạn với các bên tham gia xây dựng và phát triển CDĐL
- Cần có sự tham gia bình đẳng giữa những nhà sản xuất và các doanh nghiệp trong một khu vực CDĐL. Sự bình đẳng ở đây được xác định ở chỗ giữa những cư dân tham gia ở một khu vực CDĐL chia sẻ không những chi
34 Tr 119 sách Hướng dẫn CDĐL kết nối sản phẩm và xuất xứ sản phẩm (sách dịch) từ tác giả Daniele Giavannucci- ông là người có công đầu tiên trong việc phát triển cuốn sách cũng như phát triển nhóm làm việc cho Trung tâm thương mại quốc tế (đồng tác giả cuốn sách bao gồm nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này).
phí và lợi ích mà còn chia sẻ quyền ra quyết định và quyền kiểm soát tài sản công cộng của mình. Nếu không có cấu trúc quản lý tốt, những lợi ích kinh tế của CDĐL có thể không được chia sẻ trên toàn chuỗi cung ứng và cũng không được chia sẻ giữa các bên tham gia. Vì các giá trị tiềm năng của CDĐL sẽ giảm đi khi chúng bị chiếm đoạt, sở hữu một số ít các tầng lớp. Khi đó, cần thiết phải xem lại những vấn đề về sự tham gia bình đẳng giữa các nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp và các nhà quản lý trong khu vực, cho dù thực hiện điều này là không dễ dàng.
- Cần tìm và mở rộng những đối tác thị trường lớn cam kết để thương mại hóa sản phẩm mang CDĐL trong thời gian dài hạn. Bởi trên thực tế nhiều trường hợp tiếp thị thành công cho CDĐL là kết quả của quá trình xúc tiến và thương mại hóa một cách bền bỉ và lâu dài do các đối tác thị trường mang lại để dành riêng cho sự phát triển CDĐL như một thương hiệu.
- Sự bảo hộ hiệu quả của pháp luật, bao gồm hệ thống CDĐL nội địa rõ ràng và sự hiểu biết về những ưu điểm, nhược điểm của các lựa chọn pháp lý khác nhau trên thị trường nước ngoài. Ngoài những chi phí thiết lập ban đầu, cần có những chi phí đáng kể để bảo hộ ở thị trường nước ngoài. Những chi phí này bao gồm sự điều khiển liên tục và tính cưỡng chế thi hành trong những thị trường liên quan để giảm thiểu khả năng gian lận làm ảnh hưởng tới danh tiếng và lợi ích có các bên liên quan.