9. Kết cấu luận văn
2.2.2. Thực trạng tự quản trong bảohộ và thực thi quyền SHCN đối vớ
CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang
Quản lý CDĐL là khâu rất quan trọng, liên quan đến việc thành công hay thất bại của CDĐL. Hệ thống quản lý bao gồm: hệ thống quản lý bên trong (quản lý nội bộ hay tự quản) và hệ thống quản lý bên ngoài ( sự tham gia của các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào việc quản lý CDĐL). Trong đó yếu tố tự quản chính là tổ chức của những người sản xuất và lưu thông . Yếu tố này đóng vai trò quan trọng là hệ thống quản lý chính mang tính chủ đạo, dẫn tới sự thành công hay thất bại của CDĐL.
Thực trạng tự quản CDĐL vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
* Tổ chức hệ thống quản lý nội bộ12
- Huy động tổ chức tập thể đã có đại diện (như các hợp tác xã), thay mặt các nhà sả xuất, kinh doanh sản phẩm, thực hiện chức năng quản lý nội bộ việc sử dụng CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Huy động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh vào mô hình quản lý nội bộ;
- Đã tổ chức tập huấn, đào tạo, hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức tập thể triển khai các hoạt động quản lý sản phẩm CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Được sự hỗ trợ của Trung tâm SEDA mô hình cơ cấu tổ chức của Hội Sản xuất Vải thiều Lục Ngạn đã ra đời và vận hành tốt phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương;
Trên thực tế tại tỉnh Bắc Giang đã xây dựng, ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý của Hội bao gồm:
- Quy chế kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân sử dụng CDĐL;
- Hội cũng đã có các phương án đề xuất với cấp trên huy động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh vào mô hình quản lý nội bộ CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Đã vạch và cụ thể hóa các kế hoạch đào tạo tập huấn, hỗ trợ, tổ chức cá nhân sử dụng CDĐL, triển khai các hoạt động tự quản lý CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
- Hệ thống chỉ số theo dõi, phương pháp thu thập thông tin nhằm giám sát quá trình vận hành của hệ thống sử dụng và khai thác CDĐL vải thiều Lục Ngạn;
Đầu tư thiết bị quản lý: máy tính để chạy hệ thống mã số, mã vạch, máy in tem mã số, mã vạch, máy quét đọc mã số, mã vạch và phần mềm quản lý mã số mã vạch (POS):
- Phần mềm được thiết kế và cài đặt mã số, mã vạch đảm bảo dung lượng, theo dõi và quản lý được đến từng xã, từng thôn và từng hộ, phần mềm đảm bảo luôn hoạt động tốt, tiện ích và hiệu quả nhanh chóng để truy xuất được ngay nguồn gốc của sản phẩm khi cần thiết;
- Tổ chức thường niên những cuộc tập huấn tại huyện Lục Ngạn để giới thiệu cho nông dân và các nhà sản xuất, kinh doanh vải thiều về mô hình quản lý nội bộ;
Mô hình quản lý nội bộ đã và đang được áp dụng tại huyện Lục Ngạn dưới sự nhất trí, đồng thuận và ý kiến khách quan của các tổ chức, cá nhân khu vực có sản phẩm mang CDĐL và các hội viên, các chi hội chủ động tổ chức thực hiện.
Với yêu cầu:
Thứ nhất: Tổ chức mang tính hệ thống với các cấp độ khác nhau: hiệp hội- chị hội- nhóm hộ và hội viên. Đảm bảo chỉ đạo thống nhất trong giám sát tới từng hội viên.
Thứ hai: Xác định quy mô từng nhóm hộ đảm bảo tính phù hợp giữa khoảng cách không gian, quy mô diện tích với năng lực, thời gian thực hiện công tác giám sát của các giám sát viên
Với các cấp độ cụ thể như sau:
Thứ nhất: cấp độ hiệp hội làm trưởng ban giám sát có nhiệm vụ lên kế hoạch giám sát cho toàn hội viên theo từng giai đoạn cần giám sát; tổ chức họp phổ biến kế hoạch và cách tổ chức triển khai giám sát với tất cả các thành viên trong ban giám sát; theo dõi đôn đốc việc triển khai giám sát của các giám sát viên; tổng kết kết quả giám sát từng mùa vụ trình lên chủ tịch Hiệp hội.
Thứ hai: cấp độ chi hội, mỗi chi hội có một người phụ trách chung cụ thể là…..
Theo dõi giám sát tình hình của chi hội mình; tổng kết kết quản giám sát của chi hội theo từng giai đoạn, mùa vụ để trình lên trưởng ban giám sát.
Thứ ba: cấp nhóm hội mỗi nhóm hội có một kiểm soát viên phụ trách kiểm soát nhóm hội liền kề; đồng thời phụ trách kiểm tra giám sát quy trình kỹ thuật của các hội viên trong nhóm mình phụ trách; thu nhận thông tin, kiểm tra thông tin và xử lý thông tin phản ánh của các hội viên; tổng kết kết quả giám sát của nhóm mình trình lên cấp chi hội.
Thứ tư: cấp hội viên, 10 hộ liền kề được chia thành một nhóm có nhiệm vụ phát hiện các hành vi vi phạm CDĐL của các hộ, báo cáo lên giám sát viên phụ trách hộ đó.
* Xây dựng nội dung và nguyên tắc hoạt động quản lý chất lượng CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
Thứ nhất: Xác định các thời điểm cần giám sát - Giai đoạn chăm sóc sau thu hoạch; - Giai đoạn chăm sóc quản non đợt 1 - Giai đoạn chăm sóc quả non đợt 2
- Kiểm tra đánh giá chất lượng quả vải trước khi thu hoạch
- Kiểm tra đánh giá chất lượng khi thu hoạch và kiểm soát việc sử dụng nhãn mác.
Thứ hai: Xây dựng nội dung công cụ và các bước tiến hành giám sát
- Xây dựng các nội dung, công cụ kiểm soát và thời điểm kiểm soát: các nội dung, công cụ kiểm soát và giám sát được xây dụng chi tiết cho từng thời kì cụ thể
Giai đoạn chăm sóc sau thu hoạch:
^ Nội dung giám sát: Kỹ thuật tỉa cành, vệ sinh vườn vải, kỹ thuật bón phân , phun thuốc Bảo vệ thực vật, tình hình sinh trưởng lộc thu;
^ Công cụ giám sát: biểu mẫu theo dõi chăm sóc sau thu hoạch ^ Thời điểm kiểm soát từ tháng 8 tới tháng 9 hàng năm
Giai đoạn chăm sóc quả non đợt 1:
^ Nội dung giám sát: Kỹ thuật bón phân, kỹ thuật tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật;
^ Công cụ giám sát: Biểu mẫu theo dõi, chăm sóc, bảo vệ quả đợt 1 ^ Thời điểm kiểm soát: tháng 3 đến tháng 4 hàng năm.
Giai đoạn chăm sóc quả non đợt 2:
^ Nội dung giám sát: Kỹ thuật bón phân, kỹ thuật tưới nước, phun thuốc Bảo vệ thực vật;
^ Công cụ giám sát: Biểu mẫu theo dõi, chăm sóc, bảo vệ quả đợt 2; ^ Thời điểm kiểm soát: Tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.
Kiểm tra đánh giá chất lượng vườn vải trước khi thu hoạch: ^ Nội dung kiểm soát: đánh giá sản lượng đạt loại 1, loại 2, loại 3 của từng hộ, sản lượng của từng thời điểm thu hoạch (đầu vụ, giữa vụ, cuối vụ);
^ Công cụ đánh giá: Hệ thống chỉ tiêu phân loại vải tươi; phiếu kiểm tra chất lượng vải tươi;
^ Thời điểm tiến hành: Trong suốt vụ thu hoạch - Các bước tiến hành giám sát
Vận hành công tác giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất và đánh giá chất lượng vườn vải trước khi thu hoạch tiến hành theo các bước như sau:
^ Bước 1: Trưởng ban giám sát tổ chức công tác chuẩn bị cho từng đợt giám sát như lên kế hoạch, phổ biến kế hoạch;
^ Bước 2: Triển khai công tác giám sát ^ Bước 3: Tổng kết kết quả giám sát
Kiểm tra, phân loại chất lượng và sử dụng nhãn mác cho Vải tươi ^ Bước 1: Từng hộ sản xuất tiến hành phân loại
^ Bước 2: Giám sát viên kiểm tra sự phân loại của hội
^ Bước 3: Phát nhãn mác và gắn nhãn mác vào sản phẩm để lưu thông
* Xây dựng quy chế hoạt động cho CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
Chưa có quy chế riêng cho CDĐL vải thiều Lục Ngạn.