Công tác quản lý CDĐL nhìn từ kinh nghiệm Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 103 - 105)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Công tác quản lý CDĐL của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm

3.1.2. Công tác quản lý CDĐL nhìn từ kinh nghiệm Cộng hòa Pháp

Pháp là một quốc gia có hệ thống quản lý CDĐL hoàn thiện và có ảnh hưởng lớn đến chính sách này ở Châu Âu. Pháp giúp Việt Nam xây dựng khung pháp lý và đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, khi áp dụng vào Việt Nam, trong quá trình thực hiện những nội dung triển khai còn nhiều bất cập. Nên tác giả chọn Pháp làm nghiên cứu cho kinh nghiệm quản lý và tự quản CDĐL vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang. Với hi vọng một ngày không xa sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang sẽ được bảo hộ và có mặt tại thị trường Pháp và các nước Châu Âu một cách dễ dàng mà không gặp trở ngại về mặt thủ tục pháp lý.

Hệ thống quản lý CDĐL của Pháp19

(Nguồn: Bảo hộ CDĐL theo kinh nghiệm Cộng hòa Pháp- TS Lê Thị Thu Hà tổng hợp)

Tự quản lý: Việc tự quản lý được triển khai bởi chính các hộ sản xuất. Mặc dù các cơ sở sản xuất phải tuân theo quy trình có kiểm soát đã được trong hồ sơ đăng bạ mới được cấp quyền sử dụng CDĐL. Ngay cả khi yêu

cầu này đã được đáp ứng, thì chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất đó cũng khác nhau. Việc tự quản lý tại cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo không chỉ danh tiếng chung của sản phẩm mang CDĐL mà còn cả danh tiếng cá nhân cho các hộ sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm so với chính các sản phẩm cùng loại trong khu vực

Quản lý nội bộ: Việc quản lý nội bộ được thực hiện bởi tổ chức Tập thể các nhà sản xuất địa phương. Tổ chức này có nhiệm vụ: tiến hành kiểm tra về nguồn gốc nguyên liệu; định hướng, kiểm tra giám sát về sản xuất, chế biến và chất lượng về sản phẩm; xác nhận cho sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ; giám sát việc tuân thủ các quy định trong sản xuất; chế biến; kiểm soát việc chuyển nhượng quyền sử dụng giữa các hộ sản xuất, hộ chế biến và hộ thương mại. Trong đó, việc cấp phép sử dụng CDĐL cho các nhà sản xuất là công việc quan trọng, được tiến hành ngay khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký CDĐL. Ở Pháp, vai trò của các nhà sản xuất Tập thể được thực sự phát huy, thể hiện ở các đặc điểm: là một tổ chức mở, một tổ chức chuyên nghiệp và dân chủ, không bị chính trị hóa và hành chính hóa, được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước đối với tổ chức tập thể về thương mại, thị trường, tài chính: máy móc, thiết bị, tài chính hoạt động thường xuyên.

Một số tổ chức tập thể quản lý CDĐL của Pháp: như liên nghành rượu Cognac; Hiệp hội các nhà sản xuất rượu Bordeaux; Hiệp hội pho mát Le Banon; Hiệp hội các nhà sản xuất pho mát Comté….Các tổ chức tập thể này do các nhà sản xuất và kinh doanh mang sản phẩm CDĐL tự lập nên với chức năng đại diện cho các nhà sản xuất, kinh doanh là thành viên hiệp hội. Các tổ chức tập thể này có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động chặt chẽ, luôn thể hiện đầy đủ vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh để họ có thể khai thác CDĐL một cách có hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hiệp hội phải bảo đảm mục tiêu quản lý có hiệu quả

CDĐL thay vì việc tạo ra một thể chế mang tính hành chính, tạo thêm gánh nặng cho những người có quyền sử dụng đối tượng này.

Quản lý ngoại vi: hoạt động quản lý ngoại vi tập chung vào khâu lưu thông và khai thác thương mại các sản phẩm mang CDĐL nhằm phát hiện ra hàng giả, hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Việc quản lý ngoại vi trước kia do các tổ chức công thực hiện. Nhưng từ năm 2006 về đây, Pháp cho phép các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động này với điều kiện các tổ chức tư nhân này được cơ quan quốc gia về xuất xứ và chất lượng chứng nhận đủ thẩm quyền thực hiện việc quản lý ngoại vi.

Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện theo nguyên tắc sau20

: - Việc quản lý được tiến hành độc lập và không bị nhầm lẫn với các cơ chế kiểm tra hành chính khác của các cơ quan như: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thú ý, phúc lợi xã hội; các cơ sở pha chế thực phẩm, người bán thực phẩm, các cơ sở giết mổ, vận chuyển và xử lý thực phẩm, các chất phụ gia…;

- Các tổ chức thực hiện chức năng kiểm tra phải có đủ năng lực và trình độ để đảm bảo tính khách quan và công bằng đối với tất cả các nhà sản xuất và chế biến trong khu vực địa lý được kiểm soát;

- Nội dung kiểm tra chỉ bao gồm những kía cạnh đặc thù, riêng biệt và quyết định đến chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Chính hệ thống quản lý CDĐL một cách quy chuẩn và chặt chẽ cũng góp phần làm nên danh tiếng các sản phẩm CDĐL của Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)