9. Kết cấu luận văn
1.2. Khái niệm quản lý và tự quản trong việc Bảohộ và Thực thi quyền
1.2.1. Khái niệm quản lý trong việc Bảohộ và Thực thi quyền SHCN đối vớ
SHCN đối với CDĐL
1.2.1. Khái niệm quản lý trong việc Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL với CDĐL
1.2.1.1. Khái niệm quản lý CDĐL
Vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý là khâu trọng tâm, quan trọng sau khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Để bảo đảm uy tín, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý là vô cùng quan trọng. Theo quy định của
Luật sở hữu trí tuệ, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý là: (1) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý; (2) Tổ chức đại diện quản lý chỉ dẫn địa lý của các nhà sản xuất kinh doanh. Vấn đề khúc mắc hiện này là Luật Sở hữu trí tuệ chưa phân định rõ các hình thức quản lý chỉ dẫn địa lý cũng như sự khác nhau trong việc quản lý của Cơ quan Nhà nước và Tổ chức đại diện quản lý chỉ dẫn địa lý.
Việc quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm hai lĩnh vực: - Quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý;
- Quản lý chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý là tài sản công nhưng không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng một cách tuỳ tiện. Để bảo vệ uy tín của chỉ dẫn địa lý, bảo đảm lợi ích của những người sử dụng chỉ dẫn địa lý, tránh những tranh chấp giữa các nhà sản xuất trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, cần có một cơ quan, tổ chức có quyền quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, có quyền cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý cho nhưng người sản xuất. Theo chúng tôi, nếu quyền này được giao cho Tổ chức tập thể đại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì dễ dẫn đến xu hướng muốn độc quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý của một nhóm các nhà sản xuất. Vì vậy, để bảo đảm tính khách quan, bảo vệ lợi ích chung, Luật Sở hữu trí tuệ nên quy định rõ: cơ quan có quyền quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý (cấp phép sử dụng) là cơ quan quản lý địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý như: UBND cấp tỉnh hoặc các cơ quan chuyên môn như: Sở Khoa học - Công nghệ; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở nội vụ...
Đối với vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan Nhà nước mà của cả những nhà sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Để bảo đảm uy tín và chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, cũng chính là bảo vệ tài sản chung của các nhà sản xuất,
bảo vệ tài sản quốc gia, chúng ta cần xác định phải có hai hệ thống kiểm soát chất lượng: kiểm soát chất lượng trong nội bộ và kiểm soát chất lượng từ bên ngoài. Việc quản lý chất lượng nội bộ sẽ do Tổ chức của các nhà sản xuất thực hiện. Tổ chức các nhà sản xuất chủ động thiết lập cơ chế và vận hành hề thống kiểm tra nội bộ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm: quản lý nguồn nguyên liệu, quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, hoạt động sản xuất, quản lý việc sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm... Hoạt động quản lý ngoại vi (quản lý bên ngoài) sẽ do Cơ quan quản lý Nhà nước địa phương hoặc các cơ quan chuyên môn thực hiện để bảo đảm tính khách quan, công bằng đối với tất cả các đối tượng chịu sự kiểm soát. Như vậy, cơ quan quản lý ngoại vi có thể đồng thời là cơ quan cấp phép, thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Quản lý CDĐL là các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm đạt được các mục tiêu đề ra3
Theo tác giả: “Quản lý CDĐL là các hoạt động của cơ quan quản lý địa phương và của tổ chức tập thể các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nhằm một mặt đảm bảo quyền sử dụng CDĐL hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, chống các hành vi lợi dụng sử dụng trái phép CDĐL; mặt khác nhằm bảo đảm sản phẩm chỉ được gắn tem, nhãn mang CDĐL khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng”
1.2.1.2. Mục tiêu quản lý CDĐL
- Đảm bảo quyền sử dụng CDĐL hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng CDĐL; ngăn chặn và chống các hành vi sử dụng trái phép CDĐL;
- Đảm bảo sản phẩm mang CDĐL đáp ứng các điều kiện quy định về chất lượng, xuất xứ nhằm duy trì danh tiếng, uy tín của sản phẩm, từ đó tăng giá bán, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người sản xuất, knh doanh sản phẩm; đồng thời bảo đảm cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm có chất lượng và nguồn gốc địa lý đúng như đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ4
.
1.2.1.3.Đối tượng tham gia quản lý CDĐL
Đối tượng tham gia quản lý CDĐL bao gồm cơ quan quản lý CDĐL và tổ chức tập thế của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL5
. Cơ quan quản lý CDĐL
Cơ quan quản lý CDĐL có thể trực tiếp là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có vùng địa lý tương ứng với CDĐL hoặc Cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định và trao quyền quản lý. Cơ quan có thể là:
- Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy thuộc vào mức độ tham gia của các Sở này vào quá trình xây dựng CDĐL đã được thực hiện trước đó);
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu vùng lãnh thổ tương ứng với CDĐL thuộc một huyện);
- Trên thực tế, để thực hiện nhiệm vụ của mình, Cơ quan quản lý CDĐL thường thành lập và trao quyền cho cơ quan trực thuộc thực hiện các chức năng kiểm soát chất lượng (Cơ quan kiểm soát chất lượng mang CDĐL). Cơ quan này có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý CDĐL kiểm soát (từ bên ngoài) việc sử dụng CDĐL của các thành viên thuộc Tổ chức tập thể và các tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan này không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL nhưng có đủ khả năng huy động
nguồn nhân lực và các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành kiểm soát việc sử dụng CDĐL.
Cơ quan kiểm soát chất lượng có thể được giao cho đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ) hoặc trực thuộc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông…)
Tổ chức tập thể tham gia quản lý CDĐL
Là tổ chức do các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐK tự nguyện thành lập và tham gia theo quy định của pháp luật. Tổ chức tập thể này có thể được thành lập dưới hình thức hợp tác xã hoặc hội/ hiệp hội.
Trên thực tế, việc thành lập các Tổ chức tập thể này là cần thiết để hỗ trợ Cơ quan quản lý CDĐL trong
quá trình quản lý việc sử dụng CDĐL và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi nội bộ các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL.
* Khái niệm tự quản trong việc Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL
Hiện nay chưa có một khái niệm nào chính thống và được sử dụng nhiều về vấn đề tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL. Bởi đây là khái niệm hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tham khảo, đúc kết và ý kiến chủ quan cá nhân tác giả xin đưa ra khái niệm về vấn đề này như sau:
“ Tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL chính là sự tham gia6
của các hộ sản xuất, các tổ chức sản xuất địa phương
6
Tiến hành kiểm tra về nguồn gốc nguyên liệu; định hướng, kiểm tra giám sát về sản xuất, chế biến và chất lượng về sản phẩm; xác nhận cho sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ; giám sát việc tuân thủ các quy định
vào quá trình sản xuất7
và lưu thông sản phẩm mang CDĐL nhằm tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, góp phần xây dựng và phát triển bền vững CDĐL địa phương”.