Đặc điểm và tình hình phát triển cây Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 55 - 57)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Giới thiệu tổng quan huyện Lục Ngạn và lịch sử hình thành, đặc

2.1.2. Đặc điểm và tình hình phát triển cây Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Vải thiều hay Lệ Chi (Lichi chinesensis) là một loại cây có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. được di thực vào Việt Nam chừng 150 năm trước và được trồng đầu tiên tại Thanh Hà (Hải Dương). Vào những năm 90 của thế kỷ trước, những người nông dân quê gốc Hải Dương đã biến những vùng đồi khô cằn của huyện Lục Ngạn ( cách thành phố Bắc Giang chừng 40km về phía đông) thành những đồi Vải bạt ngàn. Cây vải Thanh Hà vốn đã nổi tiếng nay được trồng trên vùng đồi đất đỏ pha sỏi của huyện Lục Ngạn với một khí hậu ôn hòa và nhiệt độ trung bình thấp đã cho ra những quả vải thơm ngon nổi tiếng có vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ, nhiều nước, vị ngọt đậm và giàu chất dinh dưỡng.

Nhắc tới Bắc Giang là người ta nhớ tới vùng đất văn hiến lâu đời, đồng thời cũng là nơi đất lành với nhiều hoa thơm trái ngọt. Trong số các sản vật không thể không nhắc tới Vải thiều mà đặc biệt là Vải thiều Lục Ngạn.

Về lịch sử hình thành của Vải thiều Lục Ngạn cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố nhân duyên giữa đất và người nơi đây. Vốn từ cái nôi Châu thổ Sông Hồng, Vải thiều di thực về Bắc Giang một cách hữu duyên như trời định, sự hòa hợp giữa đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu với loài cây quả độc đáo này đã tạo ra một thứ quả ngọt thơm lành thậm chí còn thơm ngọt, đậm đà hơn ở nơi nó đã được khai sinh ra. Kết quả của mối nhân duyên đó đã hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung tại Bắc Giang mà thủ phủ là Lục Ngạn, với diện tích khoảng 40.000 ha, đạt sản lượng hàng năm trên 250.000 tấn (Lục Ngạn trên 150.000 tấn).

Hàng năm nguồn thu của người dân Lục Ngạn chủ yếu là vải thiều. Vải chính vụ bắt đầu cho thu hoạch từ đầu tháng sáu, rộ lên từ trung tuần tháng sáu và dự kiến kết thúc vào cuối tháng bẩy

Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã chính thức được đăng bạ tại Quyết định số 1012/QĐ-SHTT, ngày 25/6/2008 và là CDĐL số 15 của cả nước. Khu vực địa lý bao gồm 20 xã và thị trấn của huyện Lục Ngạn ( Thị trấn Chũ, các xã: Đồng Cốc, Biên Sơn, Biển Động, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phượng Sơn, Qúy Sơn, Tân Hoa, Tân Mộc, Tân Lộc, Tân Quang, Thanh Hải, Trù Lựu). Theo đăng bạ các chỉ tiêu đặc thù của vải thiều Lục Ngạn được xác định như sau8

: - Chỉ tiêu cảm quan9:

^ Qủa vải tươi: Vải thiều Lục Ngạn quả to tròn, trọng lượng trung bình từ 20,05-24,20 gam/quả, vỏ đỏ tươi, gai nhẵn, cùi dày, ngọt lịm có mùi thơm đặc trưng.

8

^ Qủa vải sấy khô: màu đỏ, vàng sáng đến vàng thẫm, cùi vải sấy có màu cánh gián, vị ngọt thơm đặc trưng và có hình dạng múi khế.

^ Vải đóng hộp: Qủa vải tươi sau khi bóc vỏ, bỏ hạt được chế biến đóng hộp cùng với nước đường và có them một số phụ gia khác, tùy thuộc yêu cầu thị trường. Khi ăn cùi quả vẫn giòn và mang hương vị cũng như độ ngọt cao - Các chỉ tiêu phân tích chất lượng:

Bảng 1: Hàm lƣợng các chất trong dịch quả

CDĐL vải thiều Lục Ngạn được chính thức đăng bạ đã góp phần quan trọng nâng cao uy tín, danh tiếng của vải thiều, quảng bá hình ảnh vải thiều Lục Ngạn tới các vùng, miền trong và ngoài nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng vải thiều.

Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn đã được cấp văn bằng bảo hộ tại 05 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang tiến hành xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ công nghiệp đối với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tại 04 quốc gia: Mỹ, Malaysia, Singapore, Australia.

Tuy nhiên, để CDĐL vải thiều Lục Ngạn được khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả cần sự kết hợp giữa khâu quản lý và tự quản một cách hài hòa và chặt chẽ.

2.2. Thực trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)