Tổng quan huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 54 - 55)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Giới thiệu tổng quan huyện Lục Ngạn và lịch sử hình thành, đặc

2.1.1. Tổng quan huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Lục Ngạn là một huyện miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha. Huyện nằm trên trục đường Quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40m km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng ( Lạng Sơn), phía Nam và Tây giáp huyện Lục Nam, Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Sơn Động và huyện Lộc Bình (Lạng Sơn). Huyện Lục Ngạn nằm giữa hai vòng cung Đông Triều và phần tiếp nối của vòng cung Bắc Sơn, lại có hai dải núi Bảo Đài và Huyền Đinh bao bọc nên địa hình chia làm hai vùng rõ rệt, vùng núi cao và vùng đồi thấp. Vùng núi cao bị chia cắt mạnh, có độ dốc trên 25độ, độ cao trung bình 300-400m so với mặt nước biển, chiếm gần 60% diện tích tự nhiên. Vùng đồi núi thấp chiếm 40 % diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 80- 120 m. Khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23,5độ, lượng mưa trung bình 1300mm/năm, Lục Ngạn là huyện phát triển khá toàn diện và có giá trị cao về trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang. Giá trị thu hoạch cây ăn quả bình quân đạt 35- 45 triệu đồng(2010) và tăng lên 70-80 triệu đồng (2015). Nông nghiệp có vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của huyện , chiếm 65% cơ cấu kinh tế. Trong những năm 60 của thế kỉ 20, cùng với phong trào khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, cây vải thiều bắt đầu được trồng tại huyện Lục Ngạn. Thiên nhiên ban tặng cho Lục Ngạn một vùng đất rộng lớn với những sườn đồi đất đỏ, pha lẫn sỏi son cùng tiều vùng khí hậu đặc trưng rất phù hợp với việc phát

triển cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều. Những năm trước kia khi cây vải thiều còn chưa bén duyên với đất đồi Lục Ngạn, cuộc sống của người dân nơi đây thiếu thốn đủ bề. Chẳng thế mà người ta cho rằng Lục Ngạn là nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Vậy mà những năm 1990 trở lại đây, vùng đất “ chó ăn đá, gà ăn sỏi” đó lại cho ra một sản phẩm đặc sản nông nghiệp với hương vị thơm, ngon đặc trưng- vải thiều Lục Ngạn. Nhân dân Lục Ngạn đã mất nhiều năm để biến những quả đồi trọc nghèo nàn năm xưa thành những vùng vải xanh trù phú. Đến năm 2006 diện tích đã lên tới 19.125 ha, sản lượng hàng năm đạt 75.000- 124.000 tấn, giá trị thu về hàng năm trung bình đạt 500 tỷ đồng. Đến năm 2010 giá trị thu từ vải thiều đạt 780 tỷ đồng và năm 2015 chỉ riêng giá trị xuất khẩu ước đạt 1.700 tỷ ( tương đương 80 triệu USD). Vải thiều đã thực sự là cây có thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có quy mô phát triển thành một loại cây hàng hóa thực thụ trên địa bàn huyện. Sản lượng vải thiều Lục Ngạn chiếm 35-40% sản lượng vải tươi tiêu thụ trên thị trường trong nước và trên 50% sản lượng vải thiều khô xuất khẩu sang Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)