Nội dung của quản lý CDĐL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 50 - 52)

9. Kết cấu luận văn

1.2. Khái niệm quản lý và tự quản trong việc Bảohộ và Thực thi quyền

1.2.2. Nội dung của quản lý CDĐL

1.2.2.1. Các nội dung do cơ quan quản lý CDĐL thực hiện

- Quản lý từ bên ngoài đối với việc sử dụng CDĐL;

- Kiến nghị ban hành các quy định về quản lý CDĐL và trao quyền sử dụng CDĐL;

- Tổ chức thực hiện các thủ tục xem xét, đánh giá khả năng và trao đổi quyền sử dụng CDĐL cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu;

- Kiểm soát việc sử dụng CDĐL; gia hạn, thu hồi quyền sử dụng CDĐL;

- Kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân không tham gia Tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL.

1.2.2.2. Các nội dung do cơ quan kiểm soát chất lượng sản phẩm thực hiện

- Kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân làm căn cứ trao đổi thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và xác nhận sản phẩm đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lý;

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;

- Cấp và quản lý việc sử dụng tem xác nhận chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

- Kiểm tra, phát hiện và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm phát sinh trong quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý.

1.2.2.3. Các nội dung quản lý Tổ chức tập thể thực hiện

- Xem xét, xác nhận đủ điều kiện và yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các thành viên;

- Quản lý, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên tổ chức (địa điểm, diện tích, sản lượng, quy mô, năng lực sản xuất…);

- Nghiên cứu xây dựng, trình phê duyệt, tổ chức áp dụng và kiểm soát việc áp dụng các quy định về kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm;

- Xây dựng và quản lý việc sử dụng hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm, hệ thống quầy, kệ trưng bày sản phẩm…(tổ chức cấp tem nhãn, bao bì sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu, theo dõi, quản lý việc sử dụng tem, nhãn, bao bì…);

- Nghiên cứu và tổ chức áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng nông sản mang chỉ dẫn địa lý;

- Điều tra, nghiên cứu và tổ chức triển khai các kênh thương mại cho sản phẩm nhằm quảng bá rộng rãi và nâng cao giá trị kinh tế cho nông sản mang chỉ dẫn địa lý.

1.2.2.4. Các nội dung “tự quản” CDĐL

Chính là tổ chức tập thể các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL

- Đảm bảo việc chấp hành các quy chế về quy trình canh tác, bảo quản, sử dụng tem nhãn, bao bì của các hội viên

- Quy trình tự quản lý hiện trạng canh tác, chế biến, kinh doanh của các hội viên

- Quy trình cấp và tự quản lý việc sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm của các hội viên

- Quy trình tự quản trong hoạt động canh tác, thu hoạch, bảo quản, lựa chọn sản phẩm đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn

- Thống kê hiện trạng sản xuất, kinh doanh của các hội viên, lập hồ sơ hồ sơ hội viên để theo dõi, quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)