Công tác quản lý CDĐL tại Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 105 - 109)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Công tác quản lý CDĐL của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm

3.1.2. Công tác quản lý CDĐL tại Hoa Kỳ

Các sản phẩm CDĐL của Hoa Kỳ mặc dù không quá đặc biệt nhưng lại khá thành công trên thị trường thương mại, vì vậy tác giả chọn nghiên cứu kinh nghiệm quản lý CDĐL tại Hoa Kỳ làm bài học cho CDĐL vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Hoa kỳ đã lựa chọn mô hình bảo hộ CDĐL thông qua hệ thống pháp luật hiện hành về nhãn hiệu với các sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với quy định tối thiểu của hiệp định này

Hệ thống pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời với những quy định tương đối đầy đủ đã được thực thi trong thời gian dài, trong đó Lanham Act và Luật nhãn hiệu Tracdemark Act 1905 là các đạo luật có vai trò quan trọng nhất. Theo đó, CDĐL có thể được bảo hộ theo ba cách21: bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Trong đó, nhãn hiệu chứng nhận là hình thức pháp lý được xem là phù hợp và hợp lý nhất đối với CDĐL. “ Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳ chữ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc kết hợp giữa các yếu tố đó đã được sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong hoạt động thương mại bởi một người không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu được chủ sở hữu đăng ký nhằm mục đích cho phép người khác sử dụng và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhằm chứng nhận rằng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn có nguồn gốc khu vực hoặc nguồn gốc khác, có nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, sự chính xác hoặc đặc tính và cách thức sản xuất hàng hóa và dịch vụ được thực hiện bởi các thành viên của hiệp hội hoặc tổ chức khác” Lanham Act, chương 15, điều 1127”.

Như vậy, với hệ thống pháp luật lâu đời và hoàn thiện về nhãn hiệu việc bảo hộ CDĐL theo hệ thống bảo hộ nhãn hiệu giúp Hoa Kỳ giảm bớt việc thiết lập một hệ thống bảo hộ CDĐL mới, tồn tại song song với hệ thống nhãn hiệu. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và đơn giản hóa thủ tục bảo hộ CDĐL.

Nguyên tắc bảo hộ CDĐL dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận22

:

Nếu như theo quy định của Châu Âu hay Pháp, quyền SHCN đối với CDĐL không thể coi là quyền tư hữu thì pháp luật Hoa Kỳ lại khẳng định việc bảo hộ CDĐL thông qua pháp luật về nhãn hiệu như một quyền tư hữu. Tuy nhiên, quyền tư hữu đối với pháp luật Hoa Kỳ vẫn thể hiện được tính tập thể trong việc sử dụng và đầu tư vào thương mại hóa các sản phẩm mang CDĐL.

Thứ nhất: Tính tập thể trong bảo hộ CDĐL của Hoa Kỳ thông qua pháp luật nhãn hiệu được hiểu là cơ chế cho phép nhà sản xuất tham gia cùng nhau, với mục đích bán được sản phẩm giá cao và mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Để đạt được mục tiêu tập thể đó, cần có cơ chế kiểm soát sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất. CDĐL Hoa Kỳ chủ yếu được bảo hộ thông qua cơ chế bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận nhằm mục đích khuyến khích sự tham gia vào tổ chức tập thể các nhà sản xuất, chính sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất trong khu vực sẽ xuất hiện yêu cầu cần kiểm soát chất lượng sản phẩm bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn nhãn hiệu chứng nhận và cũng đồng thời tạo môi trường cạnh tranh giữa chính các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Và ngược lại, nếu tiêu chuẩn chứng nhận không đúng với chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào chất lượng và danh tiếng của sản phẩm, nhãn hiệu đó không mang lại lợi ích thương mại, thậm chí không tồn tại lâu dài và sẽ không thu hút được các nhà sản xuất sử dụng nhãn hiệu.

Điều này đặt ra cho chủ sở hữu trách nhiệm xác định đúng, hợp lý chất lượng sản phẩm, cũng như quy trình kiểm soát, chứng nhận sản phẩm sao cho đáp ứng mục tiêu đề ra.

Thứ hai: Tính tập thể thể hiện trong bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận nhằm mục đích khuyến khích mối liên hệ hợp tác giữa chủ sở hữu nhãn hiệu và những người sản xuất địa phương. Sự hợp tác này thể hiện ở điểm khi nhãn

hiệu chứng nhận có chứa CDĐL thì trong phần lớn các trường hợp, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc là một cơ quan Chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ ủy quyền hoặc cho phép, thay mặt các nhà sản xuất trong khu vực đăng ký và phát triển sản phẩm. Chủ sở hữu làm gia tăng giá trị của sản phẩm mang nhãn hiệu thông qua việc chứng nhận một đặc tính riêng biệt của sản phẩm và kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu trên hàng hóa để chứng nhận đặc tính. Tuy nhiên, thành công chỉ có được khi các nhà sản xuất tham gia và sẵn sàng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm. Chính giá trị gia tăng cho sản phẩm nhờ việc kiểm soát mang lại cho các sản phẩm của địa phương, thúc đẩy tính tập thể của các nhà sản xuất trong khu vực đó.

Xây dựng quan điểm kiểm soát chất lượng hiện đại

Quan điểm chất lượng của Hoa Kỳ được tiếp cận trên hai góc độ, từ sản phẩm và từ chính doanh nghiệp

Dưới góc độ doanh nghiệp: “quản lý chất lượng” hay “bảo đảm chất lượng” phải mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Với mục đích này thì các doanh nghiệp thường áp dụng hai hệ thống quản lý là ISO 9001 (phiên bản 2000) về hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường. Cả hai hệ thống này đều hoạt động dựa trên nguyên tắc độc lập, quản lý từ bên ngoài và theo cách thức công nhận (theo tiêu chuẩn 45011). Chủ sở hữu hệ thống quản lý sẽ thực hiện việc kiểm tra sổ sách và chứng nhận sự phù hợp sự phù hợp của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định (như sinh thái, nông nghiệp…). Mục tiêu của chứng nhận doanh nghiệp là đem lại sự tin cậy cho người tiêu dùng.

Dưới góc độ sản phẩm, sự đa dạng của sản phẩm có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như các tính chất sản phẩm (màu sắc, mùi vị…) hay bao, gói sản phẩm… . Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng kỳ

vọng của người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin về sản phẩm, các đặc tính nổi trội hay các chỉ số mang tính xã hội ( tuân thủ các quy định về môi trường, chế độ nuôi dưỡng động vật…) các tiêu chí chất lượng này thường được chia thành hai nhóm:

Tiêu chuẩn chất lượng chung: liên quan đến sức khỏe hay dinh dưỡng, được áp dụng cho tất cả các sản phẩm hay doanh nghiệp;

Tiêu chuẩn đặc biệt : (bổ sung cho tiêu chuẩn chung, không mang tính bắt buộc), được xác định thông qua các chỉ tiêu chất lượng và được thể hiện thông qua các công cụ như nhãn hiệu chứng nhận.

Việc bảo hộ CDĐL thông qua nhãn hiệu chứng nhận ở Hoa Kỳ luôn dựa trên nền tảng tiêu chuẩn chất lượng chung và bổ sung một số tiêu chuẩn đặc biệt của sản phẩm có được nhờ nguồn gốc địa lý được mô tả dưới các chỉ tiêu định tính và định lượng bên cạnh các bộ tiêu chuẩn chung sẵn có. Vì vậy, quá trình đăng ký các sản phẩm dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể được thực hiện đơn giản hơn rất nhiều so với các quy định của Châu Âu23.

Chính sách quản lý phù hợp đối với các sản phẩm mang CDĐL

Việc quản lý hợp lý CDĐL cần được xem xét. Kiểm soát quá trặt hoặc đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn sẽ làm hạn chế đổi mới, sáng tạo, không khuyến khích người khác tham gia vào quản lý tập thể. Quản lý lỏng lẻo có thể dẫn tới uy tín và chất lượng của nhãn hiệu bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang) (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)