Phân loại
Số lượng và tỷ lệ so với 611 thuật ngữ trong nhóm thuật
ngữ cây rừng
Ví dụ
Từ đơn 128 = 20,94% addle
Từ phái sinh 109 = 17,83% abiogenesis
Từ ghép 244 = 39,93% acinose structure
Cụm từ 130 = 21,27% absolute stand density
Phần cụm từ bao gồm Thuật ngữ gồm 2 ngữ tố Danh từ + danh từ: 78 = 12,76% Danh động từ + danh từ: 2 = 0,32% Tính từ + danh từ: 15 = 2,45% Danh từ + danh động từ: 3 = 0,49% Thuật ngữ gồm 3 ngữ tố Tính từ + danh từ + danh từ: 7 = 1,14% Danh từ + danh từ + danh từ : 9 = 1,47% Danh từ + tính từ + danh từ: 3 = 0,49% Danh từ + giới từ + danh từ: 6 = 0,98% Tính từ + tính từ + danh từ: 2 = 0,32%
Danh từ + động danh từ + danh từ: 1 = 0,16% Danh động từ + tính từ + danh từ: 1 = 0,16% Tính từ + danh động từ + danh từ: 1 = 0,16%
* Thống kê số lượng các loại thuật ngữ đã được khảo sát đến trong luận văn
Qua khảo sát 1148 thuật ngữ chuyên ngành lâm nghiệp tôi thu thập được bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Bảng thống kê các loại thuật ngữ đã được khảo sát:
Các lĩnh vực được khảo sát nhưỡng Thổ Khai thác và vận chuyển lâm sản Kỹ thuật
lâm sinh Cây rừng
Thuật ngữ là từ đơn Danh từ 17 14 5 116 Động từ 1 1 4 2 Tính từ 2 1 0 10 Thuật ngữ là từ phái sinh 36 22 47 109 Thuật ngữ là từ ghép 80 64 126 244 Danh từ + danh động từ 1 0 2 3 Danh từ + danh từ 10 7 10 78 Danh động từ + danh từ 1 3 1 2 Danh động từ + giới từ 0 0 2 0 Danh từ + 1 0 0 0
Danh từ + giới từ + danh động từ: 1 = 0,16%
Tổng số thuật ngữ gồm 2 ngữ tố: 98 = 16,03%
Tổng số thuật ngữ gồm 3 ngữ tố: 31 = 5,07%
Tổng số thuật ngữ nhiều hơn 3 ngữ tố: 1 = 0,16%
tính từ Thuật ngữ là cụm từ Tính từ + danh từ 7 5 5 15 Tính từ + Danh động từ 0 1 1 0 Động từ + danh từ 0 0 0 0 Danh từ + phó từ 0 0 0 0 Động từ + phó từ 0 0 0 0 Danh từ + động từ 0 0 0 0 3 ngữ tố 13 20 15 31 > 3 ngữ tố 0 8 4 1 Tổng 169 146 222 611
Nhận xét: Từ bảng thống kê trên ta có thể thấy được:
Giữa 4 lĩnh vực đã khảo sát trong luận văn có sự khác nhau khá rõ ràng về số lượng thuật ngữ. Cụ thể là: Số lượng của nhóm thuật ngữ cây rừng nhiều nhất trong số 4 nhóm được khảo sát (611), trong đó nhóm thuật ngữ có hình thức là từ đơn danh từ chiếm ưu thế với 116/611 thuật ngữ (18,98%). Tiếp theo là nhóm thuật ngữ kỹ thuật lâm sinh (222), thuật ngữ là danh từ ghép chiếm phần lớn số lượng thuật ngữ được khảo sát, trong đó thuật ngữ là từ ghép gồm 126/ 222 thuật ngữ (56,75%). Hai nhóm thuật ngữ còn lại là thổ nhưỡng (169) và khai thác và vận chuyển lâm sản (146) không có sự chênh lệch nhiều. Đối với nhóm thuật ngữ thổ nhưỡng và nhóm thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản thì thuật ngữ là từ phái sinh và từ ghép chiếm ưu thế so với các hình thức thuật ngữ còn lại, lần lượt là 36/169 (21,30%) và 80/169 (47,33%) đối với nhóm thuật ngữ thổ nhưỡng là 22/146 (15,06%) và 64/146 (43,83%). Trong cả 4 nhóm thuật ngữ, số lượng thuật ngữ đơn là động từ và tính từ rất ít, không
đáng kể khi so với tổng số lượng thuật ngữ của từng nhóm.
Như vậy trong phạm vi 1148 thuật ngữ được khảo sát thì các thuật ngữ ghép và cụm từ chiếm ưu thế. Trong nhóm thuật ngữ cây rừng thì chủ yếu là danh pháp định danh (danh từ và cụm danh từ), đây là lí do số lượng thuật ngữ nhóm này nhiều nhất. Nhóm thuật ngữ khai thác và vận chuyển lâm sản chủ yếu là các thuật ngữ mô tả về các hoạt động khai thác, vận chuyển, bởi vậy trong phạm vi khảo sát, số lượng thuật ngữ nhóm này là ít nhất.
TIỂU KẾT
Dựa vào những thuật ngữ đã được khảo sát ở phần trên, chương 2 của luận văn đã đưa ra những nét khái quát về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh, nêu ra công thức của chúng.
- Về đặc điểm cấu tạo: hệ thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh gồm 4 loại: thuật ngữ là từ đơn (có số lượng 173/1148, chiếm 15,06%), thuật ngữ là từ phái sinh (có số lượng 214/1148, chiếm 18,64%), thuật ngữ là từ ghép (có số lượng 515, chiếm 44,86%), thuật ngữ là cụm từ, (có số lượng 246, chiếm 21,42% ). Mỗi loại thuật ngữ gồm nhiều mô hình tổ chức cấu tạo với những từ loại khác nhau. Trong số các thuật ngữ lâm nghiệp đơn được khảo sát, mô hình thuật ngữ là từ ghép chiếm nhiều nhất (515/1148 thuật ngữ), còn về từ loại, mô hình thuật ngữ đơn là động từ chiếm ít nhất (8/1148). Với thuật ngữ là cụm danh từ 2 ngữ tố, kiểu cấu trúc chiếm nhiều nhất là danh từ + danh từ (105/1148 thuật ngữ), tiếp đến là cụm từ 3 ngữ tố (79/1148 thuật ngữ), mô hình ít nhất là danh từ + tính từ: chỉ có 1 thuật ngữ.
CHƯƠNG 3: NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP TIẾNG ANH VÀ CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP ANH - VIỆT
3.1. Một số vấn đề về định danh
3.1.1. Khái niệm định danh
Thuật ngữ định danh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo quan niệm của G.V.Consanski thì định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm (significat) phản ánh cái đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”.
Định danh là một trong những chức năng của các đơn vị từ ngữ của ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên: gọi tên những đối tượng, thuộc tính hoặc những hành động… Yêu cầu của một tên gọi là:
1. Phải khái quát, trừu tượng, phải mất khả năng gợi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng vì nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng. Về mặt ngữ nghĩa, nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính.
2. Các tên gọi có tác dụng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. Sự phân biệt này phải dứt khoát, có nghĩa là khi đã có tên gọi thì sự vật này, loại nhỏ này cũng trở thành độc lập với nhau, riêng rẽ với nhau. Nhờ có tên gọi mà sự vật có đời sống độc lập trong tư duy.
Tất cả các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ đều có chức năng biểu nghĩa nhưng phải là một đơn vị cấp độ từ mới có thể định danh. Nhưng cũng chỉ có
các thực từ mới có chức năng định danh, còn các thán từ, liên từ, giới từ… không có chức năng này.
3.1.2. Đơn vị định danh
Khi xem xét các đơn vị của ngôn ngữ, lí thuyết định danh phân biệt các loại đơn vị định danh khác nhau.
Nhìn từ số lượng đơn vị có nghĩa tham gia đơn vị định danh thì có sự phân biệt:
- Định danh đơn giản (định danh tổng hợp): được tạo bởi một đơn vị có nghĩa.
- Định danh phức hợp (định danh phân tích, định danh miêu tả): được tạo bởi từ hai đơn vị có nghĩa trở lên.
Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thì có sự phân biệt: Định danh gốc (định danh bậc một) và định danh phái sinh (định danh bậc hai). Đơn vị định danh gốc được tạo bởi những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Định danh phái sinh (hay định danh bậc hai) là những đơn vị định danh có hình thái cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thức ẩn dụ hay hoán dụ). Ví dụ: làng nước, đất đai, cây lá, cười khẩy…
3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh
Chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm định danh bậc 2 của thuật ngữ lâm nghiệp trong tiếng Anh. Cụ thể, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau:
- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh tổng hợp tính.
- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh miêu tả. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành khảo sát được 158/ 1148 (chiếm 13,76%) đơn vị thuật ngữ có định danh bậc 2.
Các đặc trưng được lựa chọn để định danh khá phong phú, gồm 6 đặc trưng. Các đặc trưng được lựa chọn để định danh trong lâm nghiệp bao gồm: sản phẩm + tính chất (53 lần), hoạt động + phương thức (46 lần), thiết bị + công dụng (33 lần), vị trí + chức năng (13 lần), sản phẩm + danh pháp (12 lần), sản phẩm + vị trí (1 lần). Như vậy, đối với thuật ngữ chuyên ngành lâm nghiệp, đặc trưng tính chất đem lại giá trị khu biệt nhiều nhất. Các đặc trưng: chức năng, danh pháp, vị trí ít được quan tâm. Để tiện theo dõi chúng tôi sắp xếp các công thức có tần số từ lớn tới nhỏ.
Công thức 1: Sản phẩm + tính chất
Công thức này bao gồm 53 thuật ngữ. Đây là công thức có số lượng thuật ngữ nhiều nhất tập trung ở lĩnh vực cây rừng. Ví dụ: bareroot seedling
(cây con rễ trần), basic crop (giống cây trồng cơ bản)…Xin xem (Bảng 29, trang 39 phần Phụ lục 1).
Công thức 2: Hoạt động + phương thức
Công thức này gồm 46 thuật ngữ mô tả lại các hoạt động thường thấy trong lâm nghiệp và cách thức thực hiện. Đây là công thức có số lượng thuật ngữ nhiều thứ hai trong số các thuật ngữ đưa vào khảo sát định danh. Ví dụ:
ball planting (trồng cả bầu), checkrow planting (trồng theo ô vuông)…Xin xem (Bảng 30, trang 41 phần Phụ lục 1).
Công thức 3: Thiết bị + công dụng
Công thức này bao gồm 33 thuật ngữ về một số loại thiết bị và công dụng của chúng trong lâm nghiệp. Ví dụ: band dendrometer (băng đo vòng thân cây), bar cutting machine (máy cắt khúc), bark gauge (dụng cụ đo vỏ)…Xin xem (Bảng 31, trang 43 phần Phụ lục 1).
Công thức 4: Vị trí + chức năng
Công thức này bao gồm 13 thuật ngữ. Ví dụ: break section (khu gieo hạt),
Công thức 5: Sản phẩm + danh pháp
Đây là công thức của 12 thuật ngữ là danh pháp của một số loài cây trong thuật ngữ lâm nghiệp. Ví dụ: banian-tree (cây đa), bearing tree (cây kiểm chứng), chocolate tree (cây ca cao)…Số liệu cụ thể xin xem (Bảng 33, trang 45 phần Phụ lục 1).
Công thức 6: Sản phẩm + vị trí
Đây là công thức có số lượng thuật ngữ ít nhất: một thuật ngữ được định danh theo công thức này. Đó là thuật ngữ: cold deck (gỗ trong bãi).
Nhận xét:
Như đã khảo sát ở chương trước, đặc trưng cấu tạo bốn nhóm thuật ngữ có sự khác biệt cả về số lượng, từ loại, cấu tạo. Tương tự, đặc điểm định danh ở bốn lĩnh vực cũng có sự khác biệt. Lĩnh vực cây rừng thì xuất hiện nhiều công thức: sản phẩm + tính chất (53 thuật ngữ), lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh thì nhiều công thức: hoạt động + phương thức (46 thuật ngữ), lĩnh vực khai thác và vận chuyển lâm sản thì nhiều công thức: thiết bị + công dụng (33 thuật ngữ). Như vậy số lượng thuật ngữ được đưa vào khảo sát định danh cũng giống như số lượng thuật ngữ được đưa vào khảo sát đặc điểm cấu tạo. Đó là ở hai lĩnh vực cây rừng và lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh luôn có số lượng nhiều hơn cả.
3.3. Việc chuyển dịch thuật ngữ lâm nghiệp Anh - Việt
Ta có thể thấy rằng thuật ngữ cũng là một phần của ngôn ngữ nên việc dịch thuật ngữ có một ý nghĩa lớn đối với các ngành khoa học nói chung và đối với thuật ngữ lâm nghiệp nói riêng. Trong những phần trước, chúng tôi đã khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh xét trên bình diện cấu tạo từ. Từ vị trí của một một giáo viên tiếng Anh tôi nhận thấy rằng cần thiết phải khảo sát thêm việc chuyển dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt để phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành lâm nghiệp
cho sinh viên Việt Nam. Vì tiếng Anh và tiếng Việt luôn có sự khác biệt nhau về hình thức, cấu trúc, ngữ nghĩa, hệ thống, độ dài cho nên trong quá trình học tập các sinh viên học chuyên ngành luôn gặp những khó khăn nhất định trong quá trình dịch thuật từ Anh sang Việt. Cụ thể như đối với một số thuật ngữ lâm nghiệp được chuyển đổi từ tiếng Anh sang tiếng Việt buộc phải dịch theo cách gọi là thuật ngữ giải thích. Ví dụ: breast high age (tuổi tính ở độ cao ngang ngực).
Đặc biệt là trong lĩnh vực cây rừng có những loài cây không có ngôn ngữ tiếng Anh gốc để sử dụng mà phải mượn từ tiếng La Tinh, các cụm từ này rất khó đọc và khó nhớ. Ví dụ: Alstonia scholaris (Cây sữa), Anogeis acuminate (Cây chò nhai), Antidesma montanum (Cây chòi mòi núi),
Atalantia guillauminii (Cây quýt hôi)…
Những khó khăn khi dịch sẽ xảy ra khi không có thuật ngữ tương đương giữa thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt. Trong trường hợp này, khi chuyển dịch thường phải giải thích nên rất dài dòng không đảm bảo độ ngắn gọn, chính xác. Có những thuật ngữ học sinh chuyên ngành bắt gặp rất nhiều cách dịch khác nhau. Điều này làm cho người học luôn bối rối, do dự để lựa chọn thuật ngữ dịch tương đương đúng.
Trong phần sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề trong việc chuyển dịch thuật ngữ lâm nghiệp Anh Việt. Trước khi khảo sát cụ thể, chúng tôi đi vào một số điểm tương đồng và khác biệt trong thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh với tiếng Việt.
3.3.1. Vài nét so sánh thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh với tiếng Việt và việc chuyển dịch Anh - Việt chuyển dịch Anh - Việt
3.3.1.1. Sự tương đồng
Cả hai thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh và tiếng Việt đều có một số lượng lớn thuật ngữ vay mượn. Nguồn vay mượn chủ yếu của thuật ngữ lâm
nghiệp tiếng Anh là từ tiếng La Tinh, Hy Lạp…còn tiếng Việt chủ yếu xây dựng thuật ngữ lâm nghiệp bằng việc sử dụng từ thuần Việt và yếu tố Hán Việt là chủ yếu. Về hiện tượng vay mượn, thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều vay mượn từ các ngôn ngữ khác: tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh, các phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La Tinh và Hy Lạp; trong khi tiếng Việt không vay mượn căn tố và phụ tố, nhưng sử dụng các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tương đương. Đây là những yếu tố góp phần tạo thuật ngữ tiếng Việt mang tính hệ thống.
Một điểm trùng nhau nữa là trong hai ngôn ngữ, thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức ghép là chủ yếu. Thuật ngữ là từ ghép đều được phân loại dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố.Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố đều có nghĩa tương đương nhau. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố trung tâm bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trò chính, vai trò trung tâm, còn thành tố phụ biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, quá trình, hay tính chất do thành tố trung tâm biểu thị, từ loại của thành tố trung tâm quyết định từ loại của thuật ngữ. Số lượng thuật ngữ là từ ghép trong tiếng Anh và tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn.
3.3.1.2. Sự khác biệt
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ngôn ngữ là trật tự từ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở hình thức từ ghép chính phụ, trật tự từ là nhân tố quan trọng trong cả hai ngôn ngữ. Nếu thành tố thứ nhất là thành tố trung tâm thì thành tố thứ hai là thành tố phụ và ngược lại. Tuy nhiên, trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn ngược nhau. Trong tiếng Anh tất cả các trường hợp thành tố trung tâm luôn đứng sau, thành tố phụ đứng trước. Ngược lại, trong tiếng Việt thành tố trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.
Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau cho nên cách thức cấu tạo thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ khác nhau.Trong tiếng
Anh có hiện tượng từ phái sinh (thêm tiền tố hậu tố) để cấu tạo thuật ngữ, còn