Khái niệm về ngành lâm nghiệp và thuật ngữ lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 38 - 42)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Khái niệm về ngành lâm nghiệp và thuật ngữ lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành khoa học tổng hợp bằng cách xem xét rừng như là một hệ sinh thái, một nhân tố cảnh quan, một nhân tố kinh tế và cũng là một nhân tố tâm linh, lâm nghiệp còn là hoạt động ứng dụng của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế một ngành kinh tế kỹ thuật lấy tài nguyên rừng làm đối tượng để khai thác gỗ và các lâm sản đáp ứng các nhu cầu xã hội” [29, tr.65]. Như vậy, người ta có thể hiểu lâm nghiệp không chỉ bao gồm những hoạt động lâm sinh như trồng, tu bổ, chăm sóc, bảo vệ mà còn là nơi sản xuất lâm sản, một nhân tố phát triển giá trị sử dụng tiềm năng tổng hợp và đa chức năng của rừng.

Bản thân ngành lâm nghiệp cũng vận động theo thời gian, vì vậy ngành lâm nghiệp đã khôi phục và phát triển tạo được công ăn việc làm cho nhiều

nhân công. Chính vì vậy cùng với sự phát triển của ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, thuật ngữ lâm nghiệp cũng đã định hình thành một lĩnh vực thuật ngữ quan trọng. Không chỉ là những tài liệu lưu hành nội bộ, sự ra đời của cuốn từ điển Nông – Lâm – Ngư nghiệp là cuốn từ điển tổng hợp cả ba lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp (Nxb.Từ điển Bách khoa) là một sự đánh dấu bước phát triển mới của ngành này. Tuy nhiên, so với các ngành khác, rõ ràng là sự phát triển của sách công cụ, từ điển thuật ngữ thuộc ngành lâm nghiệp còn khá khiêm tốn. Hy vọng trong tương lai ngành lâm nghiệp này sẽ cho ra đời cuốn từ điển chuyên ngành lâm nghiệp riêng để đưa tới cho các cán bộ nghiên cứu về ngành lâm nghiệp cũng như dành cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành này.

Quan niệm về ngành lâm nghiệp trong tiếng Anh

Harry L.Haney, và William C.Siegel đã thống nhất và đưa ra khái niệm về ngành lâm nghiệp trong tiếng Anh như sau:

“Lâm nghiệp là một ngành khoa học nghiên cứu về sự quản lý, sử dụng, bảo tồn, tu bổ rừng và những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Những tài nguyên này bao gồm gỗ, nước, cá, động vật hoang dã, đất, thực vật, và giải trí nhằm đáp ứng những mục tiêu, những nhu cầu và những giá trị mang lại lợi ích cho con người”.

(Forestry is the science of managing, using, conserving, repairing forests and associated natural resources. These resources include timber, water, fish, wildlife, soil, plants, and recreation to meet desired goals, needs and values for human benefit) [54, tr.178].

Còn thuật ngữ lâm nghiệp thì M.H.A Brams Geoffrey và Galt Harphan đưa ra khái niệm như sau:

“Thuật ngữ lâm nghiệp là những từ và cụm từ chuyên sâu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lâm nghiệp”.

( Forestry terms are the specialized words and phrases commonly used in forestry term) [58, tr.36].

Quan niệm chung về thuật ngữ lâm nghiệp của luận văn

Như vậy, trên cơ sở khái niệm về lĩnh vực lâm nghiệp nêu trên, thuật ngữ lâm nghiệp nói chung là những thuật ngữ được sử dụng trong ngành lâm nghiệp. Cụ thể, thuật ngữ lâm nghiệp được quan niệm như sau: Thuật ngữ lâm nghiệp là những từ và những cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn về lâm nghiệp. Cụ thể trong luận văn, chúng tôi khảo sát thuật ngữ bốn lĩnh vực lâm nghiệp là

thuật ngữ về thổ nhưỡng, thuật ngữ về khai thác và vận chuyển lâm sản, thuật ngữ về kỹ thuật lâm sinh, thuật ngữ về cây rừng.

TIỂU KẾT

1. Trong các mục của chương một, luận văn đã nêu lên các quan điểm khác nhau của các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam về định nghĩa thuật ngữ và các tiêu chuẩn đối với thuật ngữ. Từ định nghĩa về thuật ngữ luận văn cũng điểm qua sự khác biệt giữa thuật ngữ với danh pháp ở chỗ danh pháp không gắn với hệ thống khái niệm của khoa học cụ thể mà nó chỉ gọi tên các sự vật, đối tượng trong một ngành khoa học mà thôi. Ở thuật ngữ người ta nhấn mạnh vào chức năng định nghĩa thì đối với danh pháp chức năng gọi tên mới là quan trọng. Mỗi một ngành khoa học khác nhau lại có những tiêu chuẩn đặt danh pháp khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng riêng của mỗi ngành.

2. Thông qua nội dung của chương này, chúng tôi rút ra được những đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là : Tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống), tính quốc tế, tính đại chúng, tính dân tộc và tính ngắn gọn.

3. Trên cơ sở những lý luận chung về thuật ngữ, khái niệm về thuật ngữ, luận văn đưa ra định nghĩa về thuật ngữ và coi đó là tiêu chí quan trọng để xác định, thu thập đối tượng nghiên cứu trong luận văn. Thuật ngữ lâm nghiệp trong luận văn này được hiểu là những từ và cụm từ cố định gọi tên các khái niệm, đối tượng được dùng trong ngành lâm nghiệp như thuật ngữ về thổ nhưỡng, khai thác và vận chuyển lâm sản, kỹ thuật lâm sinh, và cây rừng.

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ LÂM NGHIỆP TIẾNG ANH

Chương hai của luận văn này chúng tôi phân tích đặc điểm của thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh xét theo bình diện cấu tạo. Chúng tôi tiến hành phân tích để xem xét cấu trúc của thuật ngữ lâm nghiệp:

- Thuật ngữ được cấu tạo nên từ thành tố nào, đặc điểm của thành tố ấy ra sao.

- Mối quan hệ giữa các thành tố đó, xem xét các thành tố đó kết hợp với nhau như thế nào, theo mô hình nào để cấu tạo thành ngữ. Các lĩnh vực thuật ngữ lâm nghiệp được chọn khảo sát gồm: thuật ngữ về lĩnh vực thổ nhưỡng, thuật ngữ về khai thác và vận chuyển lâm sản, thuật ngữ về kỹ thuật lâm sinh, và thuật ngữ về cây rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 38 - 42)