Phân loại thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh theo đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 46 - 49)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phân loại thuật ngữ lâm nghiệp tiếng Anh theo đặc điểm cấu tạo

Cũng như từ vựng tiếng Anh nói chung, các thuật ngữ lâm nghiệp tồn tại dưới các dạng như sau: từ đơn, từ phức, trong từ phức gồm có từ phái sinh, từ ghép và cụm từ.

 Từ đơn là từ chỉ có một căn tố, hay có thân từ trùng với căn tố, nghĩa là nó là từ mà trong thành phần cấu tạo không thể tách ra các thành phần phụ tố. Từ đơn là những đơn vị có khả năng tồn tại độc lập trong chuỗi phát ngôn và có ý nghĩa từ vựng.Về mặt từ loại, các từ đơn có thể là danh từ, tính từ, động từ hay trạng từ. Chúng chính là các hình vị độc lập. Ví dụ: bark (vỏ cây),

bowel (ruột cây)…

 Từ phức: Ngược lại với từ đơn, một từ phức được tạo thành từ hai hay nhiều hình vị. Một từ phức có thể bao gồm một từ cơ sở (còn gọi là gốc từ) và một hoặc nhiều phụ tố (ví dụ: edger = edg + er), hoặc nhiều hơn một gốc từ trong một từ ghép (ví dụ: mainland = main + land, acid forming bacteria = acid + forming + bacteria, variable retention harvest system = variable + retension + harvest + system). Trong tiếng Anh, từ phức được chia làm 3 loại nhỏ hơn: từ phái sinh (derivation word), từ ghép (compound word), và cụm từ

(phrase).

+) Từ phái sinh là những từ được cấu tạo bởi căn tố (gốc từ) kết hợp với các phụ tố cấu tạo từ. Từ phái sinh được cấu tạo theo phương thức phụ gia (tức là thêm phụ tố). Những từ bao gồm một căn tố kết hợp với phụ tố là từ phái sinh. Các từ phái sinh có thể là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ vv.

Xét về mặt hình thức, hầu hết các từ phái sinh đều là những từ đa âm tiết. Về mặt cấu trúc nội tại, các từ phái sinh bao giờ cũng gồm một hình vị gốc và ít nhất một hình vị phụ tố.

Về mặt cấu tạo các thuật ngữ loại này thường có thân từ là từ dùng để chỉ các đơn vị, bao gồm: phần hạt nhân của từ có liên quan trực tiếp với ý nghĩa từ vựng, nó là phần còn lại của từ sau khi ta đã bỏ đi các biến tố, là phần chủ yếu của một từ mà dựa vào đó các từ khác được tạo nên bằng cách thêm các phụ tố vào.

Các hình vị căn tố (từ gốc) không độc lập mà kết hợp với phụ tố lần thứ nhất đã đủ để tạo thành một từ mới, và đến lượt mình, từ này lại có thể trở thành thân từ khi kết hợp với một phụ tố nữa để tạo thành một từ phái sinh khác.

Thân từ bao gồm:

• Căn tố (gốc từ) + phụ tố → thân từ

Ví dụ: calcare + ous → calcareous: có chứa đá vôi • Phụ tố + căn tố → thân từ

Ví dụ: under + cut → undercut: cắt gáy

Nếu hình vị là một đơn vị có nghĩa từ vựng, khi kết hợp với phụ tố nào đó để từ đó lại có thể kết hợp thêm một hoặc hai phụ tố nữa thì đều có thể được gọi là thân từ.

Ví dụ, từ “semination” (quá trình kết hạt) có 2 hình vị: 1. –semina- (thân từ) 2. –tion (phụ tố) Ví dụ, từ “disseminational” có 4 hình vị: 1. dis- (phụ tố) 2. -semina- (thân từ 1) 3. -tion (phụ tố) 4. -al (phụ tố)

Như vậy từ một thân từ là -semina-, sau khi dùng phương thức phụ gia để cấu tạo từ thì trong từ disseminational ta thấy có 2 thân từ:

1. -semina- 2. -semination-

Từ 2 ví dụ trên ta có thể thấy:

Bậc một: căn tố + phụ tố → thân từ bậc 1 Semina + tion → semination

Bậc hai: thân từ bậc 1 (căn tố + phụ tố) + phụ tố → thân từ bậc 2: Semina + tion + al → seminational

Như vậy có thể kết luận rằng từ phái sinh là những từ được cấu tạo bởi một căn tố (gốc từ) kết hợp với các phụ tố cấu tạo từ.

Từ ghép là những từ được cấu tạo từ hai từ. Nghĩa của từ ghép là nghĩa của các thành tố trong từ cộng lại với nhau .Ví dụ, từ “earlywood” được tạo thành bằng cách ghép 2 từ early (sớm) và wood (gỗ) tạo thành từ ghép, dịch trực nghĩa là “gỗ sớm” (có nghĩa là “gỗ non”). Có 4 dạng từ ghép như sau:

- Dạng hai từ ghép sát vào nhau, những từ được kết hợp với nhau, như là

deadwood (gỗ chết), powersaw (lưỡi cưa)…

- Dạng từ có gạch nối. Ví dụ:“land-use” (sử dụng đất) để nhấn mạnh quan hệ hạn định của các yếu tố, như yếu tố land -use nói trên. Gạch nối này đặc biệt quan trọng ở trường hợp thứ 3 sau đây:

- Dạng từ có gạch nối lại có thể kết hợp với một từ đơn khác nữa là trường hợp vừa có gạch nối vừa không có gạch nối như là: “by-products truck” (xe chở sản phẩm phụ), by kết hợp trực tiếp với products, rồi cả hai yếu tố by- products lại kết hợp với yếu tố truck.

- Dạng hai từ tách rời nhau, như là “generation time” (thời gian phát sinh) +) Cụm từ: Là một nhóm từ kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định. Hay có thể hiểu cụm từ là tổ hợp của các từ gồm từ hai từ trở lên, nhưng nghĩa của cụm từ không phải là nghĩa của các từ trong tổ hợp từ cộng lại mà là chúng sẽ mang nghĩa chung cho cả cụm từ đó. Ví dụ như: “bed load” đây

là cụm từ hai ngữ tố cấu tạo là bed, nghĩa là “lớp, nền”, và từ load, nghĩa là “vật nặng”, nhưng hai từ này khi kết hợp với nhau tạo thành cụm từ “bed load” hai ngữ tố, và trong lĩnh vực thổ nhưỡng thì lại mang nghĩa là “trầm tích đáy”.

Sau đây là phần khảo sát cấu tạo thuật ngữ của bốn lĩnh vực lâm nghiệp.

2.2.1. Nhóm thuật ngữ thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)