Yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 35 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Khái niệm về thuật ngữ

1.1.4.6. Yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ

Thuật ngữ phải phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm - để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ cần nắm vững nội dung khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ do Ủy Ban Khoa Học nhà nước tổ chức năm 1964 ở Hà Nội đã đưa ra:

1. Tính khoa học, cụ thể, chính xác, có hệ thống, ngắn gọn.

2. Tính dân tộc, nghĩa là có mầu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm tiếng Việt.

3. Tính đại chúng, nghĩa là quần chúng dễ dùng (dễ nhớ, dễ hiểu, dễ nói, dễ viết, dễ đọc).

Ngoài ra, chúng ta có thể mượn cả yếu tố Ấn, Âu để tạo từ. Như vậy, thuật ngữ tiếng Việt có ba nguồn ngữ liệu để xây dựng là:

Lớp thuật ngữ thuần Việt Lớp thuật ngữ Hán Việt Lớp thuật ngữ Ấn Âu

+ Phân biệt thuật ngữ và các từ thông thường

Thuật ngữ trước hết có những điểm chung với vốn từ vựng thông thường. Những điểm chung thường được chỉ ra bao gồm:

 Thứ nhất, thuật ngữ và từ ngữ thông thường đều phải tuân theo quy luật ngữ âm chung và quy luật kết cấu của ngữ pháp chung [22, tr.125].

 Thứ hai, thuật ngữ và từ thông thường đều bị quy định bởi trường từ vựng: “Mỗi thuật ngữ đều bị ảnh hưởng bởi hai trường: trường từ vựng và trường khái niệm. Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng nằm trong các trường như vậy” [16, tr.272].

Ngoài những điểm chung ra thì thuật ngữ và từ ngữ thông thường còn có những điểm khác biệt. Thứ nhất, khái niệm biểu đạt bởi từ thông thường khác khái niệm được biểu thị bằng thuật ngữ. Hơn nữa, trong khi từ ngữ thông thường biểu đạt các khái niệm thông dụng ai cũng có thể biết đến thì thuật ngữ lại diễn đạt các khái niệm chuyên môn chỉ một số lượng các nhà chuyên môn biết đến. Thứ hai, nội dung khái niệm do từ thông thường biểu thị phụ thuộc vào những biến đổi của hệ từ vựng, còn nội dung khái niệm thuật ngữ biểu thị phụ thuộc vào sự phát triển của ngành khoa học đấy. “Thuật ngữ có đặc điểm là tính chính xác. Thứ ba, thuật ngữ không có tính biểu cảm, còn từ ngữ thông thường mang tính biểu cảm [26, tr.99]. Thứ tư, thuật ngữ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có hiện tượng đa nghĩa. Thuật ngữ không phụ thuộc vào ngữ cảnh mà vẫn có nghĩa khi đứng

độc lập, còn từ ngữ thông thường chỉ được xác định chính xác nghĩa của nó trong sự kết hợp với những từ khác tại một ngữ cảnh nhất định.Thứ năm, thuật ngữ và từ thông thường đều có chức năng định danh nhưng thuật ngữ khác từ thông thường ở chỗ, ngoài chức năng định danh, thuật ngữ còn có chức năng định nghĩa. Moixeev viết : “Chức năng định nghĩa là một đặc tính chính của thuật ngữ (khoa học) khác với từ thông dụng. Lenkovxkaya cho rằng, trong thuật ngữ, chức năng định danh mà các từ khác trong ngôn ngữ cũng có, hợp với chức năng định nghĩa mà chỉ thuật ngữ mới có” [17, tr.22].

Hãy xem ví dụ sau để thấy rõ sự khác nhau giữa từ thông thường và thuật ngữ: Ví dụ:“ageing”theo nghĩa thông thường thì có nghĩa là “người có đủ tuổi, người giànhư trong câu: Vietnam Committee on Ageing will be held on December, 25th (Ủy Ban Quốc Gia về người cao tuổi của Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 12). Ở một ngữ cảnh khác như trong câu: Her skin is ageing (da của cô ấy đang bị lão hóa). “Ageing” ở đây mang nghĩa là “lão hóa”. Tùy từng ngữ cảnh mà từ ageing sẽ mang nghĩa khác nhau trong trường hợp là từ ngữ thông thường. Còn trong lĩnh vực thuật ngữ chuyên ngành thì nó sẽ chỉ mang một nghĩa duy nhất cụ thể là: trong lâm nghiệp chỉ có một nghĩa là “quá trình hóa già, trong chuyên ngành thực phẩm có nghĩa là “sự làm cho chín”, trong điện lạnh có nghĩa là “sự ổn định hóa của nam châm”...

Như vậy, thuật ngữ và từ ngữ thông thường có mối quan hệ biện chứng với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn với từ ngữ thông thường và cũng chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp của ngôn ngữ như từ ngữ thông thường. Do đó, từ ngữ thông thường và thuật ngữ có quan hệ xâm nhập và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Lê Quang Thiêm đã nêu ra rằng: “Thuật ngữ là bộ phận đặc thù trong hệ thống từ vựng và ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. Thuật ngữ hình thành và phát triển phản ánh trình độ tri thức và sự phát triển cao của đất nước. Hệ thống thuật ngữ cũng thể hiện rất rõ các mối quan hệ tiếp xúc, tiếp nhận, hội nhập của khoa học công nghệ và văn hóa của dân tộc với cộng đồng các nước, các dân tộc khác trên thế giới” [34, tr.1- 5]. Vốn tri thức của nhân loại ngày nay vô cùng phong phú, rộng lớn. Mọi ngành, nghề khoa học, kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao, du lịch ngày càng phát triển không ngừng và có sự phân nhánh trong mỗi ngành nghề đó.Vì vậy, thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều, cho nên phải có sự điều chỉnh, xử lý từ vựng hợp lý.Và việc sử dụng chung thuật ngữ là điều dễ hiểu. Ví dụ các thuật ngữ kinh tế, thương mại dùng trong nhiều ngành khoa học xă hội như kinh tế chính trị, mậu dịch, ngân hàng dữ liệu... Do tính liên ngành và đa ngành nên sự vay mượn thuật ngữ giữa các ngành khoa học kỹ thuật là tất yếu. Tuy vậy, không nên lạm dụng sự vay mượn để tránh gây nhầm lẫn trong giao tiếp khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 35 - 38)