Các quan niệm về đơn vị cấu tạo từ, thuật ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 42 - 46)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Các quan niệm về đơn vị cấu tạo từ, thuật ngữ

2.1.1. Đơn vị cấu tạo từ theo ngữ pháp truyền thống

Từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ mà mọi người đều cảm nhận được. Những từ như là (write, white, car, …) xét về mặt ngữ âm thì có thể được phân tích thành các âm hoặc âm tiết. Còn về mặt nghĩa, nhiều từ có thể phân tích thành các thành tố, đó là các hình vị. Vậy có thể coi, đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ là hình vị.

L.A. Boduen De Curteney là người đầu tiên đưa ra khái niệm hình vị (morpheme). Theo ông hình vị là: “Chuỗi lời nói chia ra câu hay mệnh đề, câu chia ra thực từ, từ chia ra thành hình vị” [8, tr.29]. Từ đó đến nay, có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khái niệm khác nhau về khái niệm này. Theo quan niệm của L. Bloomfield: “Hình vị là một nhát cắt âm thanh nhỏ nhất có sự tương ứng giữa âm với nghĩa, phân biệt được với nhát cắt khác”. Như vậy, theo quan niệm thứ nhất thì hình vị “là bộ phận nhỏ nhất có nghĩa của từ”, còn theo quan niệm thứ hai thì hình vị “là bất cứ đoạn nhỏ nhất nào của ngôn

ngữ” [Dẫn theo 7, tr.22]. Cũng theo L. Bloomfield, hình vị có thể là một bộ phận của từ (căn tố, phụ tố), là đơn vị giới hạn cuối cùng khi phân thành yếu tố cấu tạo của từ nói chung và của thuật ngữ nói riêng.

Trong tiếng Việt, trừ một số người vận dụng khái niệm này theo cách hiểu của L.A. Boduen De Curteney, còn đại đa số các nhà nghiên cứu vận dụng khái niệm hình vị (morpheme) theo quan điểm của L. Bloomfield. Xung quanh vấn đề này có những quan niệm tiêu biểu khác như sau:

Nguyễn Tài Cẩn viết: “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp” [1, tr.11]. Trong định nghĩa này, tác giả chỉ rõ các đơn vị hai mặt này, về hình thức tương đương với âm tiết, về mặt ý nghĩa thì có giá trị về mặt ngữ pháp. Quan niệm hình vị là hình thức ngữ âm trùng với âm tiết và có nghĩa (có giá trị về mặt ngữ pháp). Bình diện “có giá trị về mặt ngữ pháp” bao gồm nhiều khía cạnh. Có hình vị có nghĩa ngữ pháp và từ vựng, ví dụ như hình vị “climb”, lại có những hình vị chỉ đơn thuần về mặt ngữ pháp như -er trong từ “climber” (cây leo). Các hình vị thực có nghĩa từ vựng là loại nghĩa thuộc về sự vật, hiện tượng, khái niệm, trạng thái…. Các hình vị hư từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nó chỉ có vai trò chính xác hoá, cụ thể hoá, biểu trưng hoá cho hàng loạt đơn vị hay ý nghĩa của hình vị thực mà thôi. Trong ý nghĩa ngữ pháp cần phân biệt ý nghĩa cấu tạo từ và ý nghĩa biến hình từ, kết hợp từ. Ý nghĩa cấu tạo từ có vai trò tạo từ mới. Các hình vị có ý nghĩa cấu tạo từ này chỉ ra phạm trù, đối tượng mang ý nghĩa phái sinh hoặc ý nghĩa phạm trù từ vựng - ngữ pháp của từ.

Hơn nữa trong tiếng Việt, có những hình vị là từ, có nghĩa và độc lập, nhưng cũng có những hình vị không có nghĩa, không độc lập nên bao giờ cũng phải kết hợp với một hình vị có nghĩa để tạo thành từ.

Một quan niệm khác về hình vị được Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến phát biểu như sau: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp [5, tr.139 -142].

Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play-ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện.

Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự dohình vị hạn chế (bị ràng buộc).

Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm… của tiếng Việt.

Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity... của tiếng Anh, đèm

(trong đèm đẹp), đắn (trong đỏ đắn), phau (trong trắng phau)…của tiếng Việt. Nói tóm lại, trong luận văn này, chúng tôi quan niệm hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Theo cách hiểu này, hình vị bao gồm các yếu tố hợp thành từ: căn tố (gốc từ), thân từ, phụ tố; những hư từ: tiểu từ, giới từ, các hình thức xác định; tất cả các yếu tố có ý nghĩa ngữ pháp; những từ đơn độc lập, các căn tố mà không có biến tố.

2.1.2. Hình vị tiếng Anh theo bình diện ngữ pháp

Căn cứ vào chức năng ngữ pháp người ta phân hình vị thành hai loại: chính tố (root) và phụ tố (affixes). Chính tố có thể đứng một mình như từ độc lập,ví dụ như “firm”trong “firmness” (độ rắn chắc của gỗ), “product” trong “reproductiveness” (khả năng tái sinh), “bacterial”trong “antibacterial” (khả

năng diệt khuẩn). Phụ tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Nó không thể đứng một mình mà nằm trong kết cấu của từ, ví dụ như -ness trong từ “firmness”, re- và -ness trong từ “reproductiveness”. Ý nghĩa của chính tố thì có liên hệ logic với đối tượng, còn ý nghĩa của phụ tố thì trừu tượng, có liên hệ logic với ngữ pháp.

Trên bình diện cấu tạo từ, hình vị tiếng Anh còn được phân thành căn tố (còn gọi là gốc từ) (roots), thân từ (stems), phụ tố (affixes). Căn tố và thân từ mang nghĩa từ vựng, phụ tố mang chức năng ngữ pháp. Căn tố là loại hình vị mà các hình vị khác có thể được đính kèm với nó. Trong tiếng Anh hầu hết các căn tố là hình vị tự do, nhưng không phải là tất cả. Ví dụ trong thuật ngữ lâm nghiệp lĩnh vực cây rừng ta thấy các từ “abiogenesis” (sự phát sinh tự nhiên), “abiogenetic” (phát sinh tự nhiên) và “abiological” (phi sinh vật) đều chứa căn tố abio có nghĩa là “tự nhiên”. Nhưng căn tố này không thể đứng độc lập mà nó phải nằm trong từ. Thân từ (stems) cũng là loại hình vị mà các hình vị khác có thể được đính kèm vào nó. Nhưng nó khác với căn tố là nó có thể bao gồm nhiều hình vị. Ví dụ stemwood là những căn tố. Nhưng “stemwood” (gỗ thân) không phải là căn tố mà là thân từ gồm 2 căn tố.

Phụ tố có nhiều loại khác nhau. Người ta phân biệt phụ tố cấu tạo và biến tố. Phụ tố cấu tạo biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ phụ tố -er, -or, un-… trong tiếng Anh là loại phụ tố tạo từ mang ý nghĩa từ vựng bổ sung. Biến tố -ed, -s biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của hành động trong quá khứ, hiện tại hoặc danh từ số nhiều.

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu loại phụ tố cấu tạo. Phụ tố gồm có: tiền tố, hậu tố. Tiền tố là phụ tố đặt trước chính tố.Ví dụ tiền tố in- trong từ “infertile” (cằn cỗi), tiền tố un- trong từ “uneven - aged system” (hệ thống xử lý lâm phần khác tuổi), tiền tố im- trong từ “imperfect grain” (hạt lép)… của tiếng Anh. Hậu tố là phụ tố đặt sau chính tố. Ví dụ hậu

tố -er trong “bucker” (thợ cắt khúc), -tion trong“reactivation” (sự tái sinh), - less trong từ“hullless” (không có vỏ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thuật ngữ lâm nghiệp tiếng anh (có liên hệ với tiếng việt) (Trang 42 - 46)