Kết hợp các lực lượng xãhội trên địa bàn tỉnh để chăm lo phát triển đội ngũ nhân lực trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 101 - 107)

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở

3.2.4. Kết hợp các lực lượng xãhội trên địa bàn tỉnh để chăm lo phát triển đội ngũ nhân lực trẻ

ngũ nhân lực trẻ

Muốn phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên, một trong những vấn đề quan trọng là cần phải cĩ sự phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện tốt việc giáo dục, phát triển nhân cách thanh niên. Đây là mơi trường sống của con người nĩi chung và của thanh niên nĩi riêng, nếu mơi trường sống khơng tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ. Nghị quyết Hộäi nghị Trung

ương lần thứ 5 ( khố VIII) đã chỉ rõ: “ Tạo ra ở các đơn vị cơ sở ( gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nơng trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội…), các vùng dân cư ( đơ thị, nơng thơn, miền núi…) đời sống văn hố lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hố đa dạng và khơng ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trị gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hố. Xây dựng mối quan hệ khăng khích giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [26, tr.60.]. Như vậy, gia đình, nhà trường, xã hội giữ một vai trị to lớn, cơ bản và lâu dài trong việc phát triển, hồn thiện nhân cách thanh niên. Vì thế, cần phải phát huy hơn nữa vai trị của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lối sống văn hố cho thanh niên. Phải quan tâm giáo dục văn hố gia đình – cái nơi sinh thành nhân cách con người, đĩ là trường học đầu tiên của con người, nơi giữ vai trị chủ yếu trong việc giáo dục nuơi dưỡng lịng nhân ái, tình yêu thương và là nơi giữ gìn và lưu truyền những di sản văn hố dân gian, truyền thống. Chức năng giáo dục của gia đình là rất quan trọng và cĩ nội dung rộng lớn. Nội dung giáo dục gia đình chính là những yếu tố của văn hố gia đình và văn hố cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách con người, như : đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức lao động và khoa học… . Trong quá trình xây chủ nghĩa xã hội, với chức năng giáo dục, gia đình thật sự gĩp phần lớn lao vào việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng con người mới nĩi chung, vào việc duy trì và phát triển đạo đức, văn hố dân tộc. Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội. Giáo dục trong gia đình mới địi hỏi sự cố gắng cao và những hiểu biết về khoa học, tâm lý… của cha mẹ và của mọi thành viên khác. Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Cùng với việc xây dựng gia đình văn hố, cần phải chú ý xây dựng mơi trường văn hố học đường, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cơng dân trong trường học, đặc biệt là các trường phổ thơng. Cần chú ý giáo dục bổn phận và nghĩa vụ thanh niên … để họ bước vào đời với hành trang khơng chỉ là trình độ học vấn, kiến thức khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ…, mà cịn là ý thức tơn trọng pháp luật, kỷ luật và kỷ cương xã hội. Việc nâng cao kiến thức trong trường học cịn là quá trình giữ gìn, phát huy truyền thống bản sắc văn hố dân tộc, ngăn chặn sự xâm nhập của những phản văn hố đồi truỵ, lai căng vào trong đời sống thanh thiếu niên.

Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên cần phải thấy được vai trị của tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là mơi trường học tập và rèn luyện lớn đối với thanh niên. Tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khơng những đại diện cho tiếng nĩi của thanh niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của họ mà cịn tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh xã hội của lớp trẻ về phương diện lý tưởng chính trị và đạo đức xã hội. Nĩ gĩp phần to lớn trong việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo, phát triển và hồn thiện nhân cách thanh niên. Cĩ như vậy, tổ chức đồn mới thực sự là trường học cộng sản chủ nghĩa, nơi nuơi dưỡng và nâng cao sức mạnh của nguồn lực thanh niên. Đồn thanh niên phải là nơi khơi dậy động lực tinh thần của đồn viên, thanh niên, tạo thành niềm tin, ý chí và nghị lực của tuổi trẻ qua các phong trào hành động cách mạng, gĩp phần xây dựng một lớp thanh niên, đặc biệt là thanh niên cơng nhân giác ngộ về giai cấp, vững vàng về tư tưởng, chính trị, cĩ khả năng lao động giỏi.Vì vậy, hoạt động của đồn phải hướng vào trợ giúp thanh niên chuẩn bị tốt hành trang của mình để chủ động lập thân lập nghiệp vì lợi ích và sự tiến bộ của thanh niên, của xã hội. Muốn khơi dậy và khai thác thế mạnh của lớp trẻ trong việc hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện

đại hố cần phải nắm vững tư tưởng, nguyện vọng thanh niên, hiểu rõ thế mạnh và những điểm cịn hạn chế cần khắc phục của họ. Do vậy, người làm cơng tác thanh niên phải sâu sát đối tượng của mình, tổ chức đồn cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng các hình thức sinh hoạt thanh niên .

Để làm được điều này, Đảng cần đưa vào chương trình hoạt động của mình những cơng việc chỉ đạo đối với cơng tác thanh niên, cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa cán bộ đảng, đảng viên với thanh niên. Những trí thức của đảng, những đảng viên cĩ uy tín cần tham gia chương trình bồi dưỡng thanh niên, lựa chọn thanh niên ưu tú cĩ năng khiếu để đào tạo thành cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo sau này. Các cấp uỷ đảng cần cĩ kế hoạch tiếp cận, hiểu sâu sắc thanh niên, tin yêu, chăm sĩc và mạnh dạn sử dụng họ. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và tồn xã hội chăm lo cho thanh niên. Các cấp uỷ đảng cơ sở ( cơ quan, xí nghiệp, trường học) cần quan tâm đến cơng tác thanh niên: lắng nghe ý kiến của thanh niên, hướng dẫn cho thanh niên các hình thức hoạt động thiết thực, tạo điều kiện cho thanh niên đi học để nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên mơn, chú ý bồi dưỡng giáo dục thanh niên về đạo đức, lý tưởng cách mạng giúp thanh niên cĩ điều kiện phát triển tồn diện.

Tĩm lại, đầu tư cho con người đang là vấn đề trọng tâm của mọi học thuyết phát triển, mọi mơ hình phát triển của các quốc gia, các chế độ trên thế giới. Xây dựng chiến lược con người Việt Nam là quốc sách hiện nay của đất nước ta, mà trong đĩ đối tượng quan trọng nhất xét về mặt quan hệ xã hội và bố trí, sử dụng các lực lượng xã hội của dân tộc ta, là thế hệ trẻ. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc phát huy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ đang trở thành vị trí trung tâm trong chiến lược con người của nước ta nĩi chung và của tỉnh Bình Dương nĩi riêng. Muốn làm được điều này cần đổi mới một cách tồn diện, từ nhận thức, quan điểm đánh giá, phương thức vận động, đến việc đề ra chính sách cụ thể.

Đây thực sự là địi hỏi của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đồng thời cũng là địi hỏi của chính bản thân thanh niên .

KẾT LUẬN

Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của đất nước, thanh niên Việt Nam nĩi chung, thanh niên Bình Dương nĩi riêng luơn cĩ vai trị to lớn và đĩng gĩp xứng

đáng cho sự phát triển của dân tộc. Thanh niên là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, là người tiếp sức cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi. Việc chăm lo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên cho đất nước nĩi chung và ở tỉnh Bình Dương nĩi riêng, vơ cùng quan trọng, cấp bách, cĩ ý nghĩa quyết định cho sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Với ý nghĩa đĩ, luận văn đã tiếp cận vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên dưới gĩc độ triết học xã hội, làm rõ vai trị và thực trạng của nguồn lực thanh niên ở Bình Dương hiện nay, trên cơ sở đĩ đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Bình Dương trong thời gian tới. Cụ thể, luận văn đã tập trung:

1. Trình bày lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, quan niệm về nguồn nhân lực trẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đồng thời luận văn cũng vạch ra đặc điểm và những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở nước ta hiện nay.

2. Để cĩ cơ sở đưa ra những định hướng, mục tiêu, giải pháp sát thực cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở Bình Dương, luận văn đã trình bày khái quát tình hình kinh tế – xã hội của Bình Dương, đồng thời luận văn đã cố gắng đánh giá một cách khách quan thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở tỉnh Bình Dương hiện nay trên các mặt như: cơ cấu số lượng, ngành nghề, chuyên mơn, chất lượng lao động, hiệu quả sử dụng, tiềm năng, yếu kém và những hạn chế. Nhìn chung, nguồn nhân lực trẻ ở Bình Dương cĩ ưu thế về thể lực, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu nhanh nhạy các kiến thức, kỹ năng lao động mới, tính cơ động cao. song nguồn nhân lực trẻ ở Bình Dương cịn thiếu nhiều phẩm chất đặc trưng của xã hội cơng nghiệp như tính tổ chức kỷ luật, tinh

thần trách nhiệm và hợp tác. Chất lượng nguồn nhân lực trẻ Bình Dương chưa thể đáp ứng kịp với nhịp độ phát triển của cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

3. Từ thực trạng nguồn nhân lực trẻ ở Bình Dương hiện nay, luận văn đã trình bày quan điểm, phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở Bình Dương trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đĩ là các giải pháp: về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng dạy nghề; cơ chế chính sách tạo động lực phát triển; đầu tư các điều kiện phát triển nguồn nhân lực; kết hợp các lực lượng xã hội trên địa bàn tỉnh để chăm lo phát triển đội ngũ nhân lực trẻ.

Trong khuơn khổ một luận văn thạc sỹ, tác giả chưa thể đi sâu khai thác hết mọi khía cạnh của vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực trẻ ở Bình Dương trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đây là một vấn đề cĩ nội dung rộng lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Những nội dung trong luận văn mới chỉ dừng lại ở sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể thực trạng nguồn nhân lực trẻ ở Bình Dương, những giải pháp được trình bày trong luận văn mới chỉ là những giải pháp cơ bản. Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác và phát triển nguồn lực trẻ hợp lý, cĩ hiệu quả vì sự thành cơng của cơng nghiệp hố, hiện đại hố vẫn đang là quá trình tiếp tục bằng sự nỗ lực của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, tổ chức Đồn thanh niên và của tất cả nhân dân Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)