Nguyên nhân yếu kém và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 57 - 75)

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.2.2. Nguyên nhân yếu kém và bài học kinh nghiệm

Về nguyên nhân của thực trạng nguồn lực thanh niên Bình Dương

Trước hết, phải thấy rằng, với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay ở Bình Dương thì vấn đề việc làm cho thanh niên khơng phải là vấn đề khĩ khăn. Nhưng một bộ phận thanh niên Bình Dương vẫn cịn chưa cĩ việc làm, theo số liệu thống kê năm 2005 là gần 3,4%.bởi vì trình độ học vấn khơng cao, chuyên mơn khơng cĩ, số này cịn tập trung nhiều ở thanh niên vùng dân tộc ít người thuộc phía Bắc tỉnh. Thêm vào đĩ, hàng năm Bình Dương cũng cĩ một lực lượng thanh niên dự trữ được bổ sung từ số học sinh, sinh viên bỏ học, hết cấp, số thanh niên hết hạn nghĩa vụ quân sự, dịng thanh niên di cư từ các tỉnh vào. Điều đĩ làm tăng lực lượng thanh niên cĩ nhu cầu cần giải quyết việc làm. Trong khi đĩ việc đào tạo nghề ở Bình Dương do mỏng về lực lượng và qui mơ, cơ sở đào tạo cịn ít so với yêu cầu đào tạo nghề ở Bình Dương cho nên cịn tồn đọng số thanh niên khơng cĩ việc làm.

Trong những năm gần đây, một tình trạng khá nghiêm trọng đang tồn tại ở Bình Dương, đĩ là việc xố bỏ chế độ phân phối chỉ tiêu sinh viên và học sinh cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp về các địa phương, các ngành, các cơ sở, do vậy, số sinh viên thanh niên đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học chưa kịp thời tự tìm việc ngay cho mình.

Thứ hai, Bình Dương vốn là một tỉnh nơng nghiệp, trong chiến tranh, nơi đây cũng là chiến trường ác liệt, nhân dân đã huy động sức người sức của cho chiến đấu rất lớn. Sau hồ bình đi vào xây dựng hậu quả chiến tranh để lại cịn rất năïng nề: kinh tế nghèo nàn, trình độ dân trí thấp kém…. Bước vào đổi mới, đời sống nhân dân dần dần đi vào ổn định, trình độ dân trí từng bước được nâng cao, tuy nhiên, do địa hình và phân bố dân cư khơng đồng đều, vì vậy trình độ phát triển về các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội giữa các vùng, các địa bàn của Bình Dương cĩ sự chênh lệch khá cao. Khi cĩ chính sách thu hút đầu tư

nước ngồi, nhiều khu cơng nghiệp được xây dựng, nhưng chỉ tập trung ở các huyện phía nam, ở khu vực này khơng những giải quyết được việc làm cho thanh niên tại địa phương, mà cịn thu hút được lao động ngồi tỉnh khá lớn. Trong khi đĩ, thanh niên ở các vùng sâu của tỉnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đĩ cĩ nguyên nhân là trình độ học vấn, chuyên mơn nghề nghiệp thấp, trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng vi tính cịn hạn chế, nên tìm việc làm rất khĩ khăn. Điều đĩ cho thấy nguồn lao động ở Bình Dương vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu.

Thứ ba, những hạn chế trong nhận thức, trong chính sách và cơ chế quản lý đối với thanh niên.

Phải khẳng định rằng, quan điểm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương về thanh niên và cơng tác thanh niên là đúng đắn, mang tính tích cực rất cao, nhưng quan điểm đĩ chưa được quán triệt một cách đầy đủ, sâu sắc trong nhận thức của đa số cán bộ và dân chúng cũng như trong hoạt động thực tiễn. Nhìn chung, các nghị quyết chính sách đối với thanh niên vẫn tập trung chủ yếu vào việc xác định vị trí, vai trị, trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên trước dân tộc mà chưa thấy hết tính chất đặc thù của thanh niên, nên trong thực tế đã thiếu những chính sách, biện pháp cụ thể nhằm quan tâm thường xuyên tới nhu cầu, lợi ích chính đáng của tuổi trẻ và tạo điều kiện cũng như cơ hội cho họ phát triển. Trong hoạt động chỉ quan tâm đến việc huy động và sử dụng thanh niên mà chưa chú ý đáp ứng và giải quyết kịp thời, thoả đáng những nhu cầu và lợi ích thiết thân cũng như sự phát triển tồn diện của thanh niên. Trong quan hệ với thanh niên, nhìn chung, cịn nhiều biểu hiện của tư tưởng hẹp hịi, khơng thấy hết tiềm năng của tuổi trẻ như một nguồn lực chủ chốt của sự phát triển, do đĩ các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo đã chưa quan tâm đúng mức, đầy đủ đến việc đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề, chuẩn bị cho thanh

niên hành trang để vào đời. Chủ trương chính sách về thanh niên thiếu sức hấp dẫn lơi cuốn đối vĩi tuổi trẻ, chưa coi trọng nhu cầu dân chủ và sáng tạo của thanh niên. Đĩ là sự cơng bằng về quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ. Những hạn chế đĩ đã làm suy giảm nhiệt tình và lịng tin của thanh niên, khơng phát huy được vai trị động lực của tuổi trẻ đối với sự phát triển xã hội.

Cho đến nay, những nghị quyết, chính sách đối với thanh niên phần lớn chỉ tập trung thể hiện ở cơ quan chuyên trách, hiện nay tỉnh vẫn chưa cĩ chính sách tổng thể về cơng tác thanh niên, vẫn cịn một số cán bộ các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ được vai trị, trách nhiệm trong thực hiện cơng tác thanh niên, trong đĩ cĩ cả tổ chức đồn thanh niên. Do đĩ chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội để chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai trị, tiềm năng to lớn của lực lượng thanh niên .

Nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém nguồn lực thanh niên cịn do giải quyết khơng đúng hoặc khơng thoả đáng mối quan hệ lợi ích trong cơ cấu lợi ích của các chủ thể hành động. Lợi ích cá nhân là cơ sở và động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội. Trong số các lợi ích cá nhân, các lợi ích kinh tế đĩng vai trị quan trong bậc nhất, vì chúng trực tiếp đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của bản thân con người. Thế nhưng, nhận thức được vấn đề này một cách thấu đáo trong đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý chính sách ở Bình Dương cịn rất hạn chế, do vậy, nĩ chưa khơi dậy và phát huy cao độ được tính tích cực của người lao động, nhất là lao động trẻ.

Mác đã khẳng định rằng: con người muốn tồn tại trước hết phải cĩ ăn, mặc, ở…. Sau đĩ mới cĩ thể làm chính trị, khoa học hay hoạt động tơn giáo, v.v…. Vì vậy, nếu biết kích thích lợi ích con người một cách thoả đáng sẽ khơi dậy được tiềm năng to lớn của họ, đĩ là động lực thúc đẩy xã hội đi lên. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, trước hết, họ là những con người, cho nên họ cũng

quan tâm đến lợi ích cá nhân, một mặt họ cần tiền để thoả mãn nhu cầu của mình, mặt khác, đồng tiền cĩ được từ cơng sức lao động mà họ kiếm được sẽ khẳng định khả năng, vị thế của họ đối với xã hội, họ cũng cần tiền để nghiên cứu, để tự do sáng tạo, nhưng họ lại khơng được trọng dụng. Các chính sách lương, biên chế như hiện nay khơng sàng lọc và phân hố được cán bộ khoa học, khơng đủ sức kích thích nhân tài. Kiểu cấp phát kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí đào tạo rải đều cịn cĩ xu hướng bình quân, lại khơng được kiểm sốt chặt chẽ, kinh phí cho một đề tài thì nhiều, bao quát hết mọi khâu, nhưng lại cịn nhiều bất hợp lý trong từng khâu. Trong nhiều năm qua, Bình Dương cĩ chú trọng đến cơng tác nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học- Cơng nghệ làm nhiệm vụ chi duyệt những đề tài cấp tỉnh với kinh phí chi duyệt khơng nhỏ, rất nhiều đề tài đã được nghiệm thu, nhưng chủ nhiệm đề tài khơng được hưởng lợi ích thoả đáng, đồng thời đề tài sau khi được nghiệm thu thì việc triển khai vận dụng cịn rất hạn chế, lại chưa cĩ kiểm tra, quản lý chặt chẽ, do đĩ khơng mang lại chuyển biến tích cực. Điều này đang làm giảm nhiệt tình nghiên cứu và sáng tạo của những người làm khoa học, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thế hệ trẻ.

Nĩi về cơ chế chính sách, Bình Dương cũng cịn bất cập trong chính sách “ trải chiếu hoa mời gọi nhân tài”. Chính sách này một phần đã kích thích, thúc đẩy người lao động nâng cao nghiệp vụ, học tập vươn lên, đồng thời cịn thu hút một số nhân tài ngồi tỉnh, theo Sở ngoại vụ tỉnh, từ năm 2000 đến nay Bình Dương chỉ tiếp nhận được 1 tiến sĩ ( cơng tác tại sở cơng nghiệp), 1 thạc sĩ ngành y tế, 7 chuyên khoa cấp 1; 3 thạc sĩ ngành giáo dục. Nhưng việc thực hiện chính sách này chưa cĩ hiệu quả, thiếu nghiêm túc, đồng thời cũng chưa thực sự tạo điều kiện, tạo mơi trường để trí thức phát triển tài năng, do vậy, phần nào đĩ cũng làm cho thanh niên thiếu lịng tin, thiếu mạnh dạn về cơng tác ở tỉnh nhà sau khi tốt nghiệp đại học, từ đĩ dẫn đến tình trạng thanh niên muốn ở lại thành

phố làm việc, hoặc muốn vào các cơng ty nước ngồi để được phát triển tài năng, được thoả mãn lợi ích với tiền lương và thu nhập cao.

Mặt bằng lương của nước ta cịn thấp vì nước ta cịn nghèo. Bình Dương, một tỉnh phát triển kinh tế cao, chế độ lương cĩ thể được cải thiện hơn qua chính sách linh hoạt của địa phương, nhưng đời sống của người ăn lương ở Bình Dương cũng chưa cao, nhiều người phải chân trong, chân ngồi để kiếm sống. Nghề thầy giáo được coi là “ nghề vinh quang nhất trong các nghề vinh quang”, yêu cầu của xã hội đối với nghề thầy giáo rất cao về tri thức, về đạo đức, tư cách và phong cách, song lương của giáo viên cũng cịn thấp, đồng lương thấp dẫn đến việc lãng phí sức lao động, kỷ cương lõng lẻo, dẫn đến chất lượng thấp kém của học sinh; học sinh giỏi khơng thích vào sư phạm…. Như vậy, cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ chậm thực hiện được các mục tiêu của nĩ do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Khơng thể nĩi đến cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong thời đại văn minh trí tuệ, thời đại cách mạng khoa học - cơng nghệ, thời đại sinh thái hố mà lại thiếu đội ngũ cán bộ khoa học giỏi. Vì vậy, cần phải cĩ cách nhìn đúng, một cách đầu tư thích đáng cho giáo dục – đào tạo, cho sự phát triển của thế hệ trẻ. Đành rằng sự phát triển của thanh niên khơng chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục hoặc của riêng nhà nước mà là trách nhiệm của chính mỗi thanh niên và của tồn xã hội, nhưng khâu quyết định vẫn thuộc về sự tổ chức, quản lý, cơ chế và các chính sách của nhà nước đối với giáo dục.

Thứ tư, đào tạo và sử dụng bất hợp lý:

Việc chuyển sang cơ chế thị trường đã mở ra khả năng to lớn giải phĩng tiềm năng lao động cho thanh niên, song tỉnh lại chưa cĩ chính sách đồng bộ tạo ra những tiền đề, điều kiện và mơi trường đảm bảo giải phĩng triệt để tiềm năng lao động đĩ; chưa cĩ hệ thống đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề cho thanh niên phù hợp với cơ chế thị trường. Đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội,

chất lượng đào tạo khơng theo kịp yêu cầu, nhịp độ cải cách và phát triển kinh tế hiện nay. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp khơng tìm được việc làm, hoặc phải làm trái nghề.

Chất lượng đào tạo của lao động thanh niên chưa tương xứng với yêu cầu của thị trường sức lao động, do đĩ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động trẻ cĩ trình độ tay nghề và chuyên mơn cao.

Đào tạo đại học ở nước ta hiện nay chưa chú trọng rèn luyện cho sinh viên năng lực “ cá nhân hố” quá trình học tập và nghiên cứu. Họ cịn lệ thuộc nhiều vào sự giảng dạy của thầy, vào cơ chế đào tạo xơ cứng, vì vậy, tính chủ động học tập của sinh viên cịn bị hạn chế. Nội dung các học phần cịn rất nặng và dàn trải, sinh viên khơng cịn thời giờ tự học và nghiên cứu. Vì vậy, khối lượng tri thức tiếp thu tuy lớn mà chất lượng vẫn thấp… Cĩ thể nĩi, nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho cơng nghiệp hố rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển khoa học cơng nghệ hiện đại. Cách dạy, cách học ở nhiều nơi như vậy đang kìm hãm sự phát triển, sự hình thành năng lực sáng tạo của sinh viên. Vốn học vấn mà nhà trường mang đến chưa tạo nên ở sinh viên sự phát triển về phương pháp và bản lĩnh sáng tạo để đảm bảo thành cơng trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, trong xã hội, nhiều người cố gắng lo cho con em vào đại học chỉ cốt để kiếm tấm bằng, cịn chưa xác định rõ ra trường với tấm bằng đĩ để làm gì…. Mặc dù nhà nước đã quan tâm đến vấn đề giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên mơn và dạy nghề cho thanh niên, nhiều hình thức tổ chức giáo dục, đào tạo đã được phát triển, mở rộng, tạo điều kiện và khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của tuổi trẻ, song chất lượng và hiệu quả vẫn chưa cao. Sự xuất hiện đa dạng các hình thức giáo dục và đào tạo một phần giúp cho thanh niên cĩ cơ hội trau dồi kiến thức và nghiệp vụ, nhưng do tổ chức và quản lý yếu kém nên những hiện tượng tiêu cực như gian dối, chạy

chọt, thương mại hố giáo dục đã xuất hiện trong đời sống học đường làm suy thối cả đạo lý.

Hiện nay, một bộ phận thanh niên Bình Dương vẫn đang gặp nhiều khĩ khăn trong học tập trau dồi văn hố, nghề nghiệp, nhất là thanh niên ở nơng thơn và thanh niên ở vùng sâu của tỉnh. Chính sách thu học phí đã làm cho khơng ít con em các hộ nơng dân nghèo, đồng bào dân tộc ít người, vùng cĩ đời sống khĩ khăn khơng thể theo học được. Ngay cả một số cán bộ trẻ đang cơng tác tại cơ quan, trường học… muốn nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn, mở rộng kiến thức cũng khơng đủ điều kiện để học tập. Muốn cĩ một đội ngũ cán bộ trẻ, giỏi thật sự cần cĩ chính sách hỗ trợ thích đáng và một cơ chế hợp lý để họ cĩ điều kiện, an tâm phấn đấu nâng cao năng lực chuyên mơn.

Việc bố trí, sử dụng lao động thanh niên, đặc biệt đội ngũ cán bộ khoa học - cơng nghệ trẻ cịn nhiều bất hợp lý giữa các ngành, các vùng, đồng thời gây lãng phí chất xám nghiêm trọng. Chính sách khuyến khích đào tạo bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ, tài năng khoa học cơng nghệ chưa đồng bộ và thoả đáng, do đĩ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hố và khoa học cơng nghệ cũng như nhu cầu phát triển của thanh niên. Tỉnh chưa cĩ những chính sách, chủ trương mới phù hợp với điều kiện và hồn cảnh hiện nay về sử dụng lao động sinh viên tốt nghiệp ra trường. Việc tăng cường nguồn lực thanh niên đã qua đào tạo về học vấn và chuyên mơn ở địa bàn nơng thơn cho đến nay vẫn rất hạn chế, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường khơng tìm được việc làm, khơng muốn đi xa. Số sinh viên giỏi, tốt nghiệp xuất sắc cĩ xu hướng đi làm cho cơng ty nước ngồi, doanh nghiệp cĩ thu nhập cao. Việc tuyển dụng, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập cịn nhiều biểu hiện thiếu cơng khai, cơng bằng và dân chủ.

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục – đào tạo, khoa học – cơng nghệ là quốc sách hàng đầu, nhưng thực tế xét trong phạm vi cả nước và riêng tại

tỉnh Bình Dương lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể là chưa tập trung được kinh phí, sức lực, trí tuệ, phương tiện để lãnh đạo, chỉ đạo và thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 57 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)