Cơ chế chính sách tạo động lực phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 92 - 96)

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở

3.2.2. Cơ chế chính sách tạo động lực phát triển

Để khai thác hợp lý, cĩ hiệu quả nguồn lực con người phải giải quyết hàng loạt vấn đề, từ khâu tạo việc làm, đến cơng tác tổ chức lao động xã hội. Việc tổ chức lao động xã hội địi hỏi phải xử lý đồng bộ các khâu từ tuyển dụng, đến bố trí, sử dụng, đánh giá, đề bạt, sàng lọc, cũng như quản lý đối với từng loại lao động…

Về giải quyết việc làm :

Tạo việc làm cho thanh niên là vấn đề kinh tế – xã hội tổng hợp chứ khơng chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần. Bình Dương khơng thể đạt được sự phát triển nhanh, lành mạnh, cĩ hiệu quả và bền vững nếu một bộ phận thế hệ trẻ lâm vào cảnh thất nghiệp, đời sống vật chất khơng đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn về đời sống tinh thần. Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ : “ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt cho thanh niên cĩ việc làm”. Quán triệt quan điểm chỉ đạo trên trong những năm qua Bình Dương đã cĩ những giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Bình quân hàng năm cĩ khoảng 33.000 lao động được giải quyết việc làm. Mục tiêu đặt ra trong 5 năm 2006 - 2010 là giải quyết việc làm cho 35.000 – 40.000 lao

động/ năm. Để giải quyết việc làm một cách tích cực nhằm gĩp phần sử dụng nguồn lực thanh niên cĩ hiệu quả hơn Bình Dương cần tập trung sức mạnh tổng hợp nhiều giải pháp sau:

Trước hết, Tỉnh cần xúc tiến nhanh kế hoạch di dân từ khu vực nội ơ vào các khu dân cư đơ thị mới đã được tỉnh quy hoạch. Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng và đưa vào sử dụng các khu cơng nghiệp ở các huyện phía Bắc tỉnh nhằm khắc phục sự chênh lệch giữa mật độ dân cư thành thị và nơng thơn. Mặt khác, phân bố lại lực lượng lao động hợp lý hơn, gĩp phần giải quyết nạn thất nghiệp, dư thừa lao động trong nội ơ thị xã, thị trấn, tạo cho họ cĩ cơng ăn việc làm ở khu dân cư đơ thị và khu cơng nghiệp mới. Mỗi địa phương cần cĩ ngân sách hỗ trợ cho các hộ gia đình thanh niên vay vốn, đặc biệt là các hộ gia đình thanh niên nghèo cĩ sức lao động, cĩ đất đai nhưng khơng cĩ vốn để sản xuất hoặc những hộ gia đình thanh niên cĩ nhu cầu làm dịch vụ xung quanh các khu cơng nghiệp nhưng khơng cĩ vốn.

Thứ hai, phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần được coi là hướng cĩ khả năng giải quyết tối đa việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Đây là giải pháp mà Bình Dương tương đối cĩ nhiều thuận lợi, vấn đề là phải cĩ chính sách đồng bộ và tích cực để khơi dậy tiềm lực kinh tế tư nhân tương đối lớn ở Bình Dương. Bên cạnh đĩ tiếp tục thu hút sự đầu tư của nước ngồi vào Bình Dương. Cùng với phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phải hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành được coi là thế mạnh của Bình Dương như chế biến hàng nơng sản thực phẩm, chăn nuơi, chế biến thức ăn gia súc tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa cĩ nguồn nguyên liệu, lao động cĩ trình độ thấp để gĩp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự chuyển dịch lao động từ nơng thơn sang thành thị.

Thứ ba, cần xúc tiến triển khai thực hiện thí điểm và tiến tới triển khai rộng khắp tại các huyện, thị đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và bộ đội xuất ngũ tạo điều kiện để các đối tượng thanh niên này cĩ cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn gĩp phần tích cực, cĩ chiều sâu cho chương trình mục tiêu quốc gia xố đĩi giảm nghèo và giải quyết việc làm; đồng thời mở rộng, xã hội hố trong lĩnh vực đào tạo nghề, hướng về khu nơng nghiệp và nơng thơn. Tiếp tục xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm tại các địa bàn cĩ đơng dân cư và cĩ khu cơng nghiệp tập trung. Phát huy hiệu quả hoạt động của Trường kỹ nghệ Bình Dương, các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị đã được xây dựng, tiếp tục xây dựng trung tâm dạy nghề ở các huyện cịn lại như Phú Giáo, Dầu Tiếng, Tân Uyên, khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động trường dạy nghề kỹ thuật cao do Hàn Quốc đầu tư nhằm gĩp phần tích cực vào việc cung cấp nguồn nhân lực trẻ đã qua đào tạo cho các khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp đĩng trên địa bàn tỉnh, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà.

Thứ tư, Tỉnh cũng cần thống nhất với các doanh nghiệp để giảm bớt một số điều kiện tuyển dụng lao động – nhất là độ tuổi và trình độ để lao động địa phương cĩ cơ hội tìm việc làm tại các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà trọ cho cơng nhân thuê để tạo điều kiện thu hút lao động ngồi tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân, cĩ các chính sách thu hút đầu tư, miễn giảm thuế một cách hợp lý.

Thứ năm, tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả tổ chức ngày hội việc làm hàng năm nhằm tạo cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, các trường, các cơ sở dạy nghề và người lao động.

Song song với giải quyết việc làm thì vấn đề quan trọng cấp bách cần phải tiến hành đĩ là tổ chức tốt lao động. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm khai thác hợp lý, cĩ hiệu quả nguồn lực trẻ. Tổ chức lao động chính là sự phân cơng, bố trí, quản lý nhân lực, bố trí quản lý cán bộ và cĩ những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp nhằm thu hút và phát huy tính tích cực của người lao động. Để tổ chức và quản lý tốt nguồn nhân lực trẻ, Bình Dương cần phải cĩ một cơ quan chuyên đảm nhiệm cơng tác này, từ việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ, triển khai chương trình đào tạo và đào tạo lại, đến việc đưa ra các chính sách điều chỉnh cơ cấu đào tạo, cơ cấu lao động, phân bổ nguồn nhân lực, chính sách khoa học cơng nghệ, chính sách tiền lương, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động, chính sách cán bộ…, nhằm sử dụng và phát triển tốt lực lượng lao động của tỉnh.

Nhà nước cần tăng cường quản lý lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực trẻ. Cĩ chính sách và chương trình quốc gia về phát triển nguồn lực thanh niên, trên cơ sở kế hoạch hố và cân đối nguồn vật chất trong kế hoạch hàng năm và dài hạn; hình thành các quy phạm thống nhất về nguồn lực thanh niên phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế. Phải xây dựng và hồn thiện các chính sách đối với thanh niên. Chính sách đối với thanh niên là sự cụ thể hố đường lối, chủ trương của Đảng về vấn đề thanh niên. Chính sách xã hội đối với thanh niên phải nhằm phát huy mọi khả năng và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Chính sách thanh niên phải đề cao trách nhiệm của thanh niên và chăm lo đến các vấn đề xã hội của họ; quan tâm đầy đủ đến lợi ích, tạo việc làm, đào tạo và sử dụng tốt nguồn lực thanh niên. Cần mạnh dạn giao việc cho thanh niên, đưa thanh niên tham gia vào các hoạt động điều hành và quản lý xã hội, thực hiện sự kế thừa của thế hệ trẻ. Cần cĩ các chính sách, chế độ dành cho thanh niên sự quan tâm cần thiết về mọi mặt, trong đĩ, quan trọng và cơ bản nhất là các chính sách về giáo dục, đào

tạo thế hệ trẻ, chính sách bồi dưỡng, nâng đỡ, bảo trợ và sử dụng thanh niên, chính sách bảo vệ sức khoẻ, chăm sĩc y tế…. Các chính sách đĩ cần được cụ thể hố thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhằm thu hút đội ngũ lao động cĩ trình độ chuyên mơn kỹ thuật cao vể phục vụ địa phương, tỉnh đã ban hành quyết định 115/1998/QĐ – UB về chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ, cơng chức và thu hút nhân tài, năm 2002 tỉnh ban hành quyết định 06/2002/UB về chính sách đào tạo và thu hút nhân lực, thay thế quyết định 115/1998/QĐ –UB với nhiều điểm mới phù hợp thực tiễn hiện tại của tỉnh. Tuy cĩ chính sách khuyến tài như vậy nhưng những ưu đãi hiện hành vẫn chưa đủ sức lơi cuốn lực lượng lao động cĩ trình độ cao về tỉnh. Chính vì vậy Bình Dương cần xem xét , cĩ quyết sách mới, cĩ chế độ cụ thể hơn để sử dụng cĩ hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học đang sống và làm việc tại Bình Dương. Trong các chính sách đĩ khơng chỉ chú trọng đến chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng, mà cịn phải tạo ra mơi trường làm việc đầy đủ và thuận lợi nhất cho họ, tạo điều kiện cho họ tự thực hiện và tự khẳng định nhân cách thơng qua lao động sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)