Đầu tư các điều kiện phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 96 - 101)

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở

3.2.3. Đầu tư các điều kiện phát triển nguồn nhân lực

Các điều kiện phát triển nguồn nhân lực nĩi chung và nguồn nhân lực trẻ nĩi riêng, khơng chỉ dừng lại ở vấn đề giáo dục – đào tạo, cơ chế chính sách mà cịn được thể hiện ở việc tạo mơi trường xã hội thuận lợi đáp ứng cho việc khai thác, sử dụng, phát triển cĩ hiệu quả nguồn lực thanh niên bao gồm cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng, cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất, đầu tư hơn nữa việc chăm sĩc sức khoẻ, nâng cao thể chất, xố đĩi giảm nghèo… đến nâng cao đời sống văn hố, tinh thần, tạo mơi trường xã hội dân chủ….

Trước hết, cần tích cực cải tiến chế độ tiền lương, khen thưởng, cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất. Đây là động lực quan trọng, là địn bẩy kinh tế để động viên người lao động, nhất là đội ngũ lao động trẻ hăng hái lao động, là

sức hấp dẫn để thu hút nguồn lao động trẻ. Bình Dương cần phải tích cực tháo gỡ một số điểm bất hợp lý trong chế độ lương hiện nay đảm bảo cho người lao động sống được bằng tiền lương của chính mình. Mức thu nhập quá chênh lệch giữa những người lao động ở các cơ quan, xí nghiệp khác nhau, nhưng hiệu quả và chất lượng lao động tương đương, đã và đang làm xĩi mịn nghiêm trọng ý nghĩa của tiền lương và gây ra phân hố thu nhập, làm cho thang giá trị của lao động bị đảo lộn, cơng bằng xã hội bị vi phạm. Quan tâm nâng cao mức thu nhập của cán bộ cơng nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, giáo dục, y tế. Đồng thời với cải tiến chế độ tiền lương là khen thưởng, nâng mức thưởng sao cho việc khen thưởng thực sự cĩ ý nghĩa kích thích lao động sáng tạo của người lao động. Vai trị quyết định của nguồn lực con người, nhất là nguồn lực trẻ suy đến cùng là năng lực sáng tạo, do đĩ phải tạo được mơi trường tâm lý kích thích tinh thần sáng tạo của mọi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy cần cĩ cơ chế rộng mở thu hút các sáng kiến, ý kiến đĩng gĩp dù lớn hay nhỏ đều được trân trọng, đánh giá khách quan và cĩ chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Cần khuyến khích lối tư duy sáng tạo; khích lệ cổ vũ, động viên kịp thời những kết quả cao của người lao động, qua đĩ làm cho người lao động nhất là đội ngũ cán bộ trẻ giàu ĩc sáng tạo, dám mạnh dạn thực hiện những ý tưởng mới, tiến bộ trong sản xuất và kinh doanh.

Một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong việc đầu tư phát triển nguồn lực thanh niên đĩ là tích cực đầu tư chăm sĩc sức khoẻ, nâng cao thể chất. Tầm vĩc và thể lực phản ánh một phần thực trạng con người liên quan đến khả năng lao động của con người. Sức khoẻ là cơ sở để duy trì và phát triển trí tuệ một cách bình thường. Người lao động khoẻ mạnh mới cĩ khả năng chuyển trí tuệ vào hoạt động thực tiễn, biến trí tuệ thành sức mạnh vật chất. Chăm sĩc sức khoẻ cịn làm tăng số lượng nguồn lực con người bằng việc kéo dài độ tuổi lao động. Định

hướng của Tỉnh uỷ Bình Dương trong 5 năm tới ( 2006 – 2010) phấn đấu hàng năm hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng từ 1,5% đến 2%, 95% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, cải thiện tình trạng sức khoẻ của thanh niên , nâng cao các chỉ số thể lực cơ bản của nam, nữ thanh niên …. Muốn vậy phải:

Thứ nhất, quy hoạch, sắp xếp mạng lưới y tế các tuyến từ tỉnh đến cơ sở một cách hợp lý đáp ứng ngày càng tốt hơn về yêu cầu bảo vệ chăm sĩc sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân , nhất là chăm sĩc sức khoẻ vị thành niên, chăm sĩc sức khoẻ sinh sản. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh cần đầu tư kinh phí đúng mức để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hiện cĩ, mua sắm thêm các loại máy mĩc, thiết bị, phương tiện hiện đại, cần thiết cho khám và chữa bệnh. Xúc tiến xây dựng trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, trung tâm phịng chống các bệnh xã hội. Đối với các cơ sở tuyến huyện cần đầu tư thoả đáng để mở rộng qui mơ và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hồn thiện trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng. Bên cạnh việc phát triển, hồn thiện các tuyến y tế cơng lập, cần khuyến khích tạo điều kiện cho việc ra đời các cơ sở y tế, dịch vụ y tế tư nhân theo chủ trương đa dạng hố các hình thức khám chữa bệnh của Đảng và Nhà nước .

Thứ hai, xây dựng đội ngũ thầy thuốc vững về chuyên mơn, trong sáng về y đức. Ngành y tế cần tổ chức khảo sát, kiểm tra, nắm vững thực trạng đội ngũ cán bộ y tế hiện nay để cĩ kết hoạch đào tạo, bồi dưỡng lâu dài, khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, từng bước chuẩn hố đội ngũ. Xây dựng cơ chế thơng thống, phù hợp để động viên cán bộ, cơng nhân viên chức trong ngành tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề và thu hút được nhiều bác sĩ, dược sĩ giỏi về cơng tác tại địa phương, làm trụ cột trong các khoa, các phịng tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ y tế, để họ nhận thức được những chủ trương phát triển y tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Đẩy mạnh phong trào học tập tu dưỡng y đức, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Lương y kiêm từ mẫu”. Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên ngành y tế. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, đãi ngộ, bố trí. Sử dụng, luân chuyển cán bộ để tạo sự đồng đều, cân đối chất lượng chuyên mơn giữa các tuyến và các địa phương. Đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ giảng dạy để nâng cấp Trường Trung học Y tế tỉnh lên trường Cao đẳng Y tế, đảm bảo yêu cầu y tế hiện tại và lâu dài.

Thứ ba, nghiên cứu, ứng dụng cĩ hiệu quả những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực y tế vào cơng tác khám, chữa bệnh, chăm sĩc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Xây dựng, tổng kết điển hình, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong tồn ngành. Tích cực tập trung xây dựng các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Ngồi ra để xây dựng các điều kiện phát triển nguồn lực thanh niên cịn phải làm tốt cơng tác xố đĩi giảm nghèo, giảm tỷ lệ tăng dân số và khắc phục tệ nạn xã hội. Đĩi nghèo và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nghiện ngập, hút ma tuý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, làm giảm thể lực do điều kiện vật chất khơng đảm bảo. Người nghèo ít cĩ điều kiện để cho con em học hành đầy đủ, làm giảm sự phát triển trí tuệ nên khĩ tiếp thu và vận dụng tri thức và khoa học cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Đĩi nghèo và tệ nạn xã hội sẽ làm suy yếu thể lực, trí lực của con người khơng phải chỉ một thế hệ mà cịn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau. Kết quả là làm suy yếu nguồn lực con người mà trực tiếp là thế hệ trẻ. Chính vì vậy, đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, xố đĩi giảm nghèo và phịng chống tệ nạn xã hội là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lực trẻ. Bình Dương cần tập trung mọi

nguồn lực để đầu tư cĩ trọng tâm, trọng điểm cho từng đối tượng, địa bàn bức xúc về đĩi nghèo; phân cơng cụ thể cho từng cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá trên cơ sở xây dựng chương trình đến từng xã.

Đối với phịng chống tệ nạn xã hội, Bình Dương cần tập trung và làm tốt việc: Nắm chắc các đối tượng trên từng địa bàn; xây dựng kế hoạch chữa trị, phục hồi dứt điểm, tổ chức thơng tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng các mơ hình điển hình tốt; tích cưcï đấu tranh truy quét các tụ điểm, điểm nĩng; đào tạo tập huấn nâng cao năng lực các đội ngũ cán bộ làm cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là cán bộ xã hội phường và cán bộ cơng tác tại các cơ sở chữa bệnh; bố trí cán bộ, ngân sách, huy động các nguồn lực của cộng đồng xã, phường tham gia tích cực về nhiệm vụ phịng, chống tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh cơng tác xây dựng xã, phường trong sạch, vững mạnh khơng cĩ tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “ Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”, củng cố, giữ vững các xã, phường khơng cĩ tệ nạn xã hội.

Nguồn lực thanh niên chỉ mạnh khi xã hội biết khai thác và tận dụng các giá trị văn hố, những đặc tính và những hình thức biểu cảm của văn hố( đặc biệt là nghệ thuật ) để thực hiện việc giáo dục và tự giáo dục thanh niên , để thu hút thanh niên vào tâïp luyện văn hố, trau dồi đạo đức, năng lực, thể lực và kinh nghiệm sống. Nếu khơng đưa các yếu tố văn hố vào các hoạt động để phát triển thanh niên thì cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ phát triển khơng bền vững, vì cơng nghiệp hố, hiện đại hố khơng chỉ là kinh tế – kỹ thuật – cơng nghệ mà cịn mang tính nhân văn và sáng tạo văn hố. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố phải nhằm mục tiêu văn hố, vì xã hội cơng bằng, văn minh, vì sự phát triển tồn diện của thế hệ trẻ. Vì vậy phải xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh cho thanh

niên thơng qua chính sách pháp luật, dư luận xã hội để làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên. Mơi trường ấy phải là mơi trường nhân tính để phát triển bản chất con người thơng qua những mối liên hệ xã hội của nĩ.

Đồng thời với những vấn đề trên, điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên đĩ là thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cơng bằng xã hội. Đây thực sự là động lực mạnh mẽ kích thích tính tích cực và năng lực sáng tạo của thanh niên , đặc biệt là các hoạt động sáng tạo địi hỏi trình độ trí tuệ cao trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Do vậy, cần đảm bảo và phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến các lĩnh vực khác. Cần xây dựng mơi trường pháp lý tin cậy, trong đĩ mọi thành viên và các cấp chính quyền tơn trọng, thi hành pháp luật nghiêm minh. Điều này chẳng những làm cho xã hội cĩ trật tự, kỷ cương, mọi người tin tưởng, yên tâm cống hiến và hưởng thụ mà cịn là điều kiện bảo đảm từng bước tiến tới cơng bằng xã hội. Để thực hiện các yêu cầu trên, nhiệm vụ trước mắt là phải làm tốt chủ trương cải cách hành chính của chính phủ và đào tạo cơng chức nhà nước. Làm tốt chủ trương này là một trong những động lực thúc đẩy vấn đề xây dựng mội trường xã hội đồng thuận cho quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)