Tình hình kinh tế – xãhội của Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 36 - 40)

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1.2. Tình hình kinh tế – xãhội của Bình Dương.

Về kinh tế : Sau 7 năm tái lập, Bình Dương trở thành một tỉnh cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đĩ cơng nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, trở thành địa phương cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp bình quân từ 1997 –2001 của cả nước là 13,3%, vùng kinh tế trọng điểm phía nam là 16,3%, trong đĩ : Đồng Nai 16,8%, BàRịa- Vũng Tàu 16%, Thành phố Hồ Chí Minh 14%, Bình Dương 31,7%.

Bình Dương cĩ sự gia tăng nhanh chĩng tỉ trọng cơng nghiệp trong cơ cấu GDP từ 9% năm 1990 lên 63,3% năm 2004 và 63,8% năm 2005. Cơ cấu kinh tế của Bình Dương năm 2005 là: cơng nghiệp 63,8% - dịch vụ 28,2% - nơng nghiệp 8%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 15,4%, GDP bình quân đầu người đạt 15,4 triệu đồng /năm, tăng 17,5% so với năm 2004.

Theo quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt và tính đến cuối năm 2005, Bình Dương đã cĩ 16 khu cơng nghiệp lớn với tổng diện tích 3241 ha và khu liên hợp cơng nghiệp – dịch vụ – đơ thị với diện tích 4.196 ha. Hiện Bình Dương đã cĩ 12 khu cơng nghiệp đang đi vào hoạt động , trong đĩ cĩ 11 khu cơng nghiệp do địa phương quản lý. Chính sự đột phá vươn lên vị trí hàng đầu của ngành cơng nghiệp đã làm thay đổi quan điểm phân vùng kinh tế trọng điểm phía nam, từ tam giác trở thành tứ giác kinh tế ( theo quyết định số 44/ 1999/ QĐ – TT ngày 23 – 2 – 1998 của Thủ tướng chính phủ), Bình Dương thật sự nổi lên như một hiện tượng kinh tế, xứng đáng là động lực kinh tế của cả nước.

Các ngành nghề tham gia đầu tư tại khu cơng nghiệp Bình Dương chủ yếu là dệt may, da giày, chế biến nơng lâm thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm, gốm sứ, gỗ thủ cơng mỹ nghệ, xe đạp và phụ tùng, một số ngành vật liệu xây dựng, cơ khí, cơng nghiệp tiêu dùng.

Tốc độ tăng trưởng cao nhất là năm 1996, 1997 bởi đây là năm đầu tiên tỉnh cĩ khu cơng nghiệp đi vào hoạt động. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng đạt 47,95% , năm 1997 đạt 30, 4%, sau đĩ giảm đột ngột vào năm 1998 và lại tăng đều trở lại trong các năm qua. Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp giai đoạn 2000 – 2003 giảm so với giai đoạn 1996 – 2000 là do lúc này cĩ nhiều khu cơng nghiệp ở Bình Dương đã lấp đầy diện tích, các khu cơng nghiệp mới hình thành đang dần đi vào hồn thiện và thu hút đầu tư.

Kim ngạch xuất khẩu 1998 đạt 363,5 triệu USD tăng 41% so với năm 1997, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 1998 – 2000 là 27% /năm, giai đoạn 2000 – 2003 là 32,28% / năm.

Về xã hội : Năm 1996 dân số Bìmh Dương là 658,7 nghìn người, năm 2004 là 1.030,7 nghìn người. Vậy là sau 9 năm chia tách tỉnh dân số Bình Dương tăng 371,9 nghìn người, tốc độ tăng dân số từ năm1996 – 2005 là 56,5%. Cơ cấu dân

số cũng như nguồn nhân lực Bình Dương trẻ so với các tỉnh trong vùng và so với cả nước.

Trong những năm đổi mới, các chương trình mục tiêu quốc gia như : giáo dục - đào tạo, chăm sĩc sức khoẻ nhân dân, xố đĩi giảm nghèo, giải quyết việc làm, nơng nghiệp- phát triển nơng thơn, khoa học cơng nghệ được triển khai và đạt hiệu quả khá tốt. Đời sống nhân dân đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện và nâng lên khá rõ rệt. Cụ thể tính đến hết năm 2004 : Tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Riêng trong lĩnh vực xố đĩi giảm nghèo, năm 2004 tỉnh đưa ra tiêu chí nghèo với mức thu nhập bình quân 200.000 đ/ người /tháng đối với nơng thơn,và 250.000 đ/ người /tháng đối với đơ thị. Theo tiêu chí mới, đến hết năm 2005 tồn tỉnh cịn 971 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 0,56% trong tổng số hộ dân của tỉnh.

Từ những nét chính về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở Bình Dương được trình bày như trên, cĩ thể nĩi rằng quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Bình Dương cĩ những thuận lợi, ưu thế cơ bản sau:

Thứ nhất, cĩ vị trí địa lý thuận lợi trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi cĩ sẵn cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng và hệ thống dịch vụ phát triển, cùng với quỹ đất xây dựng cơ bản dồi dào, địa tầng vững chắc đã tạo lợi thế cho sự phát triển cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương so với các vùng lân cận. Đồng thời lợi thế của Bình Dương với đất đỏ bazan thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp lâu năm như tiêu, điều, cà phê, cao su, lại nằm dọc sơng Sài gịn, tiếp giáp với sơng Đồng Nai, Bình Dương là một tỉnh cĩ tiềm năng to lớn cho phát triển một nền kinh tế tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ du lịch.

Thứ hai, trong những năm đổi mới, qua chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, Bình Dương trở thành một tỉnh năng động, nền kinh tế cĩ tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định qua nhiều năm, phát triển đúng hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, các chủ trương, chính sách của nhà nước ngày càng cĩ sự đổi mới thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội, những cơ chế, chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống và phát huy tích cực, thu hút cao hơn các nguồn đầu tư trong và ngồi nước.

Thứ tư, trong quá trình vượt khĩ đi lên, ý thức, tinh thần thi đua yêu nước, vượt qua đĩi nghèo, lạc hậu của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố tiến tới hội nhập với khu vực và quốc tế, Bình Dương cịn cĩ những khĩ khăn nhất định.

Một là, nền kinh tế tuy tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật vững chắc, ngành dịch vụ cịn chuyển biến chậm, tỉ trọng cịn thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Hai là, lĩnh vực văn hố xã hội mặt dù cĩ nhiều tiến bộ nhưng phát triển chưa tương xứng với phát triển kinh tế và chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới, đa dạng của các tầng lớp nhân dân.

Ba là, cơ sở hạ tầng về kinh tế – xã hội, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ, năng lực, sức cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế cịn thấp.

Như vậy, bức tranh kinh tế – xã hội của Bình Dương tuy cĩ nhiều khởi sắc với nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong những năm đổi mới vừa qua, nhưng để đảm bảo phát triển vững chắc, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu của cả nước, và đảm bảo cho sự phát triển cơng nghiệp với qui mơ và tốc độ cao, Bình Dương đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bình dương (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)