Thông tin chung về thân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 50 - 51)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1 Thông tin chung về thân chủ

2.1.1. Thông tin về hành chính

Họ và tên: Kh-H - Nữ (gọi tắt là thân chủ)

Ngày tháng năm sinh: 2 12

Dân tộc: Kinh Học vấn: Lớp 1

Địa chỉ: Hà Đông, Hà Nội Nghề nghiệp: Học sinh tiểu học Trẻ được bác sĩ viện Nhi trung ương giới thiệu tới người hỗ trợ tâm lý

2.1.2. Những lý do thăm khám

Một số biểu hiện lâm sàng ở trẻ:

- Trẻ từ chối đi học.

- Bám mẹ và khóc rất nhiều dài dẳng khi mẹ ra khỏi nhà

- Trẻ lo lắng, bồn chồn, sợ không ra khỏi nhà nếu không có mẹ

- Ngủ không sâu giấc hay giật mình, trước đêm phải đi học lo lắng không

ngủ, kêu đau đầu, đau bụng.

- Hay kể các câu chuyện rời rạc không liên quan, các chủ đề chết, bắt cóc,

tình yêu, chia tay..với mẹ

2.1.3. Hoàn cảnh gặp gỡ.

- Mẹ đưa trẻ đến gặp người trợ giúp tâm lý (tác giả luận văn) thông quan lời

giới thiệu của một bác sĩ tâm thần.

- Trẻ tới gặp người trợ giúp tại phòng tham vấn tâm lý tại cơ sở thực tập

của người trợ giúp, trẻ đi cùng với mẹ của mình.

- Khi tới gặp người trợ giúp, trẻ rụt rè không nói chuyện, lo sợ, bồn chồn

cảnh giác nhìn mẹ, dễ khóc.

Người trợ giúp tâm lý hỗ trợ cho trẻ tại một không gian trợ giúp an toàn, thoải mái, đảm bảo sự riêng tư và bí mật khiến trẻ có thể chia sẻ vấn đề của bản thân một cách dễ dàng.

2.1.4. Ấn tượng chung về thân chủ

- Trẻ rụt rè nhút nhát, bồn chồn, nói nhỏ hoặc không nói khi gặp nhà tâm

lý, nói vòng vo, lộn xộn.

- Trẻ nói chuyện không mạch lạc, không hỏi được gì nhiều, nhìn mẹ liên tục.

- Trẻ dễ khóc trả lời câu hỏi không liền mạch, sợ nói ra điều gì đó, nhợt

nhạt, khí sắc trầm, lo lắng, bất an.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)