Thực hiện can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 63 - 87)

2.4.2 .Kế hoạch can thiệp

2.5. Thực hiện can thiệp

Buổi 1:Ngày 27/02/2019 - thứ 5: lúc 14h-15h

Địa điểm: Tại Phòng tâm lý bệnh viện nhi Trung ương.

Mục tiêu phiên trị liệu

 Thiết lập mối quan hệ và khai thác thông tin về vấn đề của trẻ.

 Hỗ trợ tâm lý ban đầu cho trẻ.

Các kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu

 Trò chuyện lâm sàng

 Kĩ thuật thư giãn

Các hoạt động trong phiên trị liệu

- Thiết lập mối quan hệ với trẻ và gia đình

- Khai thác thông tin, xác định vấn đề

- Hỗ trợ tâm lý bước đầu cho trẻ thông qua kĩ thuật thư giãn.

Hoạt động 1: thiết lập mối quan hệ với thân chủ và khai thác thông tin từ trẻ.

Thông qua các hoạt động giới thiệu cho trẻ và mẹ trẻ về nhà tâm lý, cách thức tiến hành phiên trị liệu, thời gian và tuân thủ về nguyên tắc đạo đức, các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin của trẻ, gia đình. Với trẻ, thái độ nhẹ nhàng, an ủi, xây dựng cảm giác an toàn, giảm cơ chế phòng vệ, cùng cam kết giữ bí mật, tôn trọng mọi suy nghĩ của trẻ.

Nội dung:

Làm việc với trẻ: Giới thiệu nguyên tắc làm việc của nhà tâm lý với trẻ và mẹ, hỏi chuyện mẹ về vấn đề của trẻ, hỏi chuyện thiết lập mối quan hệ với trẻ thông qua trò chơi vẽ tranh các mặt cảm xúc, lắng nghe trẻ. Trẻ chưa chia sẻ nhiều vẻ rất

lo âu, hai cô trò ngồi im lặng vẽ cảm xúc của trẻ, trẻ cố kể những suy nghĩ khi được sự động viên của mẹ.

Hoạt động 2: Khai thác thông tin và xác định vấn đề.

Làm việc với mẹ: hỏi chuyện mẹ về vấn đề của con, các thông tin hành chính cơ bản, lý do đưa con đi khám mong muốn hỗ trợ của mẹ.

Hỏi chuyện mẹ:

Mẹ chia sẻ con hiện đang từ chối đi học, nhất quyết không đi học, và bám mẹ không cho mẹ đi làm, nếu mẹ vấn đi trẻ gào khóc một cách khủng kiếp, mẹ gọi điện hỏi cô giáo thì cô nói ở trường không có vấn đề gì, chỉ thấy dạo này, con không ra chơi hay ngồi một mình, cô hỏi nhiều lúc không trả lời, cứ nói con bận suy nghĩ. Hôm thứ 4, thì mẹ có đón con muộn thế là về nhà con cứ hỏi mãi tại sao mẹ đón con muộn, dù mẹ đã giải thích là do mẹ tắc đường, nhưng con vẫn tiếp tục hỏi, sau đó bắt nghe mẹ kể chuyện, và cứ nói muốn nói chuyện với mẹ, con nói hàng giờ cứ lẽo đẽo theo mẹ kể chuyện, kể hết chuyện này đến chuyện khác, sáng hôm sau đi học thì con không chịu đi vì không muốn xa mẹ nhưng bố mẹ kiên quyết bắt đi học thì con cũng đã đi. Đến thứ 6, ông đến đón muộn, nữa thì về con bắt đầu bám dính mẹ nhiều hơn, không cho mẹ đi ra ngoài, con khóc rất nhiều, dai dẳng, nếu mẹ ra ngoài con có thể ngồi khóc ỉ ôi hàng tiếng đồng hồ, còn mẹ ở nhà với con thì con không có chuyện gì. Hôm trước khi đi học là tối chủ nhật, con nhất quyết không đi học, mẹ giải thích con phải đi học, thì con không ngủ cả đêm, bồn chồn lo lắng vì sợ đi học vào hôm thứ 2, mẹ chưa bao giờ thấy con như vậy, hỏi thế nào con cũng không nói, con nói không muốn đi học vì sợ không có mẹ, mẹ hỏi ở lớp như thế nào, bạn bè trêu chọc gì con cũng không nói, chỉ khóc rất nhiều nói không đi học, không cho mẹ đi làm, đòi đi gặp bác sĩ để mẹ nghỉ làm ở nhà với con.

Hỏi chuyện trẻ, trẻ nói lí nhí, không rõ nhiều lí do, con sợ đi học vì không có mẹ, dễ khóc, nhất định phải có mẹ ngồi cùng trẻ mới yên tâm. Hỏi về gia đình, trẻ kể có 4 người gồm chị, bố, mẹ, và K.H ( tên thân chủ). Bạn ở lớp, có bạn N.T ( tên bạn ở lớp) lí do trẻ không muốn đi học vì không có mẹ, trẻ chỉ muốn ở nhà với mẹ, nếu phải xa mẹ con rất sợ, tối con ngủ cùng mẹ, con hay giật mình không thấy mẹ đâu, mẹ sang phòng bố, con trốn con, con rất sợ.

Đánh giá tâm trạng nhanh của trẻ lo sợ mức mấy khi phải đi học? ( 0 là không sợ, 10 là rất rất sợ nhất quyết là không đi), trẻ đạt 10/10.

NTL: Câu chuyện 3 điều ước: cô cho con 1 bông hoa có 3 điều ước con ước 3 điều gì?

TTL : Điều 1: con ước không phải đi học ở nhà với mẹ , Điều 2: Con ước không phải suy nghĩ nhiều nữa Điều 3: Con ước đi học có mẹ ở cùng.

NTL: Con đang cảm thấy vô cùng lo lắng nếu mẹ không đi học cùng con. TTL: Vâng…

NTL: Mỗi khi con lo sợ thế thì con như thế nào?

TTL: Con khó thở, tim con đập nhanh, con khóc rất to, con cảm thấy rất khó chịu, đầu con cứ bắt con phải suy nghĩ, con muốn đầu con đừng suy nghĩ nữa…

Hoạt động 3: Hỗ trợ tâm lý bước đầu cho trẻ thông qua kĩ thuật thư giãn.

Sau khi nói chuyện với trẻ nhà tâm lý hỗ trợ ban đầu bằng kĩ thuật thư giãn giúp trẻ cải thiện một số vấn đề liên quan đến sự lo âu cũng như giúp trẻ bớt căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều trước khi ngủ để có thể cải thiện phần nào giấc ngủ của thân chủ.

Hướng dẫn trẻ kĩ thuật thư giãn, ngồi ngay ngắn khi con lo lắng, trong đầu phải suy nghĩ nhiều, con hãy hít thở, hít thở thật sâu căng phồng bụng, thở ra từ từ thở thật sâu hóp bụng lại, tay trái con đặt ở bụng để xem bụng mình căng lên. Con tự nhắc mình thật nhiều là không nghĩ nữa, đứng lên đi làm một việc gì đó mà con cảm thấy thoải mái. Trẻ tự liệt kê: “ rửa tay, rửa mặt, đi vẽ, gấp quần áo..”. Bài tập thư giãn, sẽ giúp con ngủ tốt hơn mỗi tối khi mẹ sang phòng bố ngủ con thực hiện mỗi ngày.

Buổi sau cô sẽ kiểm tra và có phần thưởng nếu con thực hiện đều đặn trước khi tối, cô sẽ nhờ mẹ con cùng làm và nhắc con tại nhà. Nhờ mẹ cùng con vẽ cho cô một bức trang về lớp học vì hiện giờ con vẫn chưa đi học thì thời gian con ở nhà con sẽ vẽ tranh cho cô.

Quan sát lâm sàng: trẻ lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi, dễ khóc và xúc động.

Đánh giá nhanh tâm trạng sau khi trò chuyện với cô, con thấy bớt lo lắng hơn khi thư giãn điểm lo sợ giảm 8/10.

Buổi 2: Ngày 05/03/2019 – Thứ 5 : 14h-15h Địa điểm: Phòng tâm lý bệnh viện nhi Trung ương

Kiểm tra mục đích buổi 1 : Kiểm tra việc thực hiện thư giãn hít thở ở nhà mỗi tối trước khi ngủ một mình của trẻ, hỏi về hiệu quả bài tập nhắc mình và thư giãn khi căng thẳng, xem tranh trẻ vẽ.

Trẻ mô tả bức tranh trẻ vẽ có tiêu đề: Bữa cơm gia đình, mọi người ngồi quây quần ăn cơm cùng nhau, mẹ và chị đều gắp thức ăn cho con, bố tự gắp ăn một mình. Mọi người nói chuyện rất vui vẻ, mẹ và chị còn đùa nhau vui.

Tranh1: bữa cơm gia đình

Trẻ thực hiện hít thở sâu thư giãn trước khi ngủ, và khi mẹ ra khỏi nhà đi làm, dù vẫn khóc nhưng con đã giảm khóc hơn, mẹ chia sẻ mẹ đi làm con ở nhà chỉ khóc tầm 30 phút rồi nín chơi bình thường, rồi lấy giấy bút mẹ mua cho ra vẽ.

Giới thiệu mục đích buổi mới:

*Thiết lập mối quan hệ: * Xác định vấn đề

Kĩ Thuật sử dụng:

+ Kĩ thuật hỏi chuyện lâm sàng + Bài tập điền câu.

+ Kể chuyện theo tranh kiểm tra suy nghĩ của trẻ. + Kĩ năng thấu cảm, lắng nghe

Tiến hành

Hoạt động 1: Thiết lập mối quan hệ, hỏi về bài tập đƣợc giao hôm trƣớc

Hỏi trẻ về tranh vẽ lớp học, nhờ trẻ mô tả kể về lớp học của mình, trẻ vẽ tranh lớp học không có bản thân mình tham gia, vì trẻ muốn ở nhà với mẹ, cô và các bạn đang học bài là làm bài tập, cô giáo và các bạn rất vui.

Tranh 2: Tranh vẽ lớp học

Hỏi đánh giá nhanh về tâm trạng hôm nay của trẻ, con rất háo hức muốn gặp cô tâm lý, tâm trạng vui hơn trước 5/10. Đánh giá nỗi sợ đi học 7/10.

Ấn tƣợng lâm sàng buổi 2 khi gặp lại trẻ: Đầu tóc gọn gàng hơn, khí sắc đã tươi tỉnh hơn, tuy nhiên trẻ vẫn bồn chồn lo lắng, bất an, bám dính mẹ.

Hỏi 3 điều ước

NTL: Bây giờ cô có một bông hoa có ba cánh, đây là bông hoa điều ước, nếu con ước điều gì? Mà con thật sự mong muốn thì con ước 3 điều gì?

KH.H: Con ước điều thứ 1 là con không phải đi học, điều ước thứ 2: là mẹ được ở nhà với con. Điều ước thứ 3: là nhà con được hạnh phúc, yên vui, mọi người khỏe mạnh, an toàn.

NTL: Điều ước đầu tiên bây giờ con có phải đi học đâu nhỉ?

KH.H: Không ạ! Mẹ con bảo ai cũng phải đi học, chỉ là bây giờ con đang ốm nên con không phải đi học thôi, nhưng con chỉ nghĩ tới việc đi học là con rất sợ.

NTL: Con sợ điều gì khi đi học?

KH.H: Con sợ đi học một mình không có mẹ, nếu không có mẹ ở bên con sẽ bị tai nạn, bị bắt cóc, bị chết không ai tìm thấy con.

NTL: KH.H đang cảm thấy rất lo sợ nếu đi học một mình mà không có mẹ ở bên nhỉ, khi con lo sợ, con hãy hít thở nhé. Điều con suy nghĩ cũng có thể xảy ra nhưng hiện tại nếu con suy nghĩ thế con sẽ rất lo lắng sợ hãi khi đi học một mình.

KH.H: Con mà đi học một mình, con suy nghĩ rất nhiều, đầu con cứ phải suy nghĩ con nghĩ về việc mẹ có thể bị tai nạn, mẹ bị mất cắp không về đón con nữa, con phải ghi nhớ để kể cho mẹ nghe mọi chuyện, nhưng con không thể nhớ được quá nhiều, con rất đau đầu, nên con không đi học đâu.

Trẻ kể tiếp theo về điều ước thứ 2 là việc mong muốn mẹ ở nhà không đi làm với trẻ, vì trẻ rất sợ phải xa mẹ, nhưng trẻ cũng tự tìm ra lí do mẹ nhất định phải đi làm trẻ phải ở nhà với ông, bà trẻ chấp nhận điều đó vì trẻ tự đưa ra lí do mẹ sẽ về nhà mỗi ngày. Điều ước thứ 3, trẻ mong mọi người khỏe mạnh, an toàn, yêu thương nhau vì trẻ thấy bố mẹ không yêu thương nhau, bố mẹ muốn sống riêng, li dị, sợ bố mẹ gặp tại nạn.

Hoạt động 2: Khai thác thông tin nhận thức.

Phiên 1: Trò chuyện với trẻ.

Trẻ kể mẹ là người xấu, không khéo, không biết làm đẹp, nhưng mẹ thân với con hay nói chuyện với con nhất nhà. Mẹ không biết gì, dốt, bố giỏi học đai học Y, làm bác sĩ. Trước con rất thích bố nhưng bây giờ bố bận nhiều, bố thích tưới cây cảnh nhưng khi con tưới, bố bảo con còn nhỏ làm chết cây của bố, con không chơi với bố nữa. Ở lớp con có 1 bạn thân là NH con với bạn thân nhau, nhưng giờ không chơi với nhau nữa, không chơi với nhau không có nghĩa là không thân nhau.

Trẻ có nhiều suy nghĩ trái chiều, con rất sợ đi học phải xa mẹ nhưng lại nói rằng ai cũng phải đi học, trẻ muốn mẹ ở nhà nhưng ai cũng phải đi làm, mẹ cũng phải đi làm.

Trích đoạn thuyết phục trẻ đi học cùng mẹ.

NTL: Nếu bây giờ ai cũng phải đi học thì có cách nào KH.H cũng đi học không? KH.H: Mẹ con nói ai ở tuổi con cũng phải đi học, nên con phải đi học vậy bây giờ nếu mẹ đi học cùng con thì con không sợ nữa.

NTL: Vậy mai cô sẽ trao đổi với mẹ sẽ đi học cùng con.

Phiên 2: Làm việc với mẹ

Mẹ kể về trẻ từ bé đã rất khó tính, hay nhận xét có cá tính riêng, trẻ rất tự giác trong học tập, nhờ mẹ in bài tập thêm để giải, tự giác học tập làm hết bài tập về nhà được giao. Còn nhắc nhở chị khi chị không học bài, lười học bài, nhắc nhở bà khi bà to tiếng mắng ông. Khi con 18 tháng con tự bỏ ti mẹ trong một lần nhiệt miệng xong con tự động không ti mẹ nữa, chú con bị đột quỵ, mất sớm, lúc con 18 tháng nên con đi trẻ con đã khóc rất nhiều và ốm nằm việc cả tháng, cả một năm từ 18 tháng đến 2 tuổi con không học được mấy buổi, đến 3 tuổi con đi mẫu giáo con cũng mất thời gian làm quen lâu hơn so với các bạn.

Hỏi chuyện về gia đình mẹ, mẹ có 3 chị em gái, và 1 cậu út em trai nuôi do gia đình không có con trai nên nhận nuôi cậu út, bây giờ đang ở với ông bà ngoại, còn ba chị em cũng lấy chồng ở gần đó. Khi mẹ sinh KH.H có đôi chút buồn, do biết con là con gái, bố KH.H lại là con trưởng, họ hàng cũng nói ra nói vào, nhưng mẹ chỉ buồn một chút rồi lao vào công việc, khi con được 4 tháng mẹ đi làm trở lại, mẹ xin đi làm sớm để đầu óc thoải mái hơn, để con lại cho bà nội KH.H chăm sóc. Lúc đầu, bà nội cũng không thích KH.H nhưng giờ bà lại rất quý con, bà quý và quan tâm nhất tới con, KH.H có rất nhiều sở thích giống bà, hai bà cháu thích xem phim truyền hình nhiều tập của Ấn độ Aladi… Đến lúc, KH.H 18 tháng thì nhà xảy ra chuyện, chú ( tức em trai bố) mất bà rất đau khổ, không chăm sóc KH.H nữa, nên chị phải gửi con đi trẻ, chú mất do đột quỵ, mẹ KH.H không chắc nguyên nhân nhưng trước đó bà và chú có tranh cãi. Bà rất bảo thủ, hay to tiếng, quát mắng ông và mọi người nhưng lại rất hiểu biết, thương con thương cháu.

Trước khi vào lớp 1, hè mẹ cho con đến trường làm quen và học thêm trước, học kì đầu năm, con đi học rất vui vẻ. Mẹ chia sẻ, có lẽ lý do con bị như vậy, là ở nhà cũng đang không ổn lắm, 2 tháng nay bố mẹ chưa nói chuyện với nhau, việc ai người nấy làm, do đợt gần tết dương lịch hai bố mẹ đã cãi nhau to, đến mức mẹ muốn ly dị, vì mẹ thấy bố là ngưởi không có chí tiến thủ, suốt ngày phàn nàn về công việc nhưng không bao giờ cố gắng nỗ lực, mẹ cảm thấy nhàm chán với cuộc sống hiện tại, với cách cư xử của bố, bố cho rằng mẹ đang xen vào mọi công việc quyết định của bố, nhưng không hiểu gì về công việc của bố làm trong nhà nước rất áp lực về các mối quan hệ nếu muốn thăng tiến. Mẹ đã hỏi 2 chị em nếu bố mẹ li dị thì ở với ai, KH.H muốn đi theo mẹ và chị nhưng mẹ nói mỗi người phải đi theo một người thôi, con nói mẹ ở đâu, con ở đó rồi vui vẻ đi học bài, mẹ không nói gì thêm. Sau đó mẹ có nói lại với ông bà nội chuyện bố mẹ cãi nhau, ông bà không nói gì chồng chị nhưng khuyên chị vì các con, 2 vợ chồng chiến tranh lạnh không ai nói với ai, rồi mọi việc ở nhà vẫn diễn ra bình thường như vậy. Bây giờ, KH.H thế bố cứ đổ cho chị do chiều con sinh hư, chỉ có bà là hiểu biết con không ổn, cùng chị đưa con vào viện khám.

Sau đó, mẹ đã thực hiện test CBCL phiên bản dành cho cha mẹ, và test lo âu SCAS phiên bản dành cho người chăm sóc.

Hoạt động 3: Tƣ vấn tâm lý ban đầu vấn đề của trẻ cho gia đình, và giáo dục tâm lý cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 63 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)