Các vấn đề đạo đức và hạn chế trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 51 - 52)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Các vấn đề đạo đức và hạn chế trong nghiên cứu

2.2.1. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Đạo đức trong nghiên cứu đặc biệt là vấn đề đạo đức trong can thiệp trị liệu đối với một nghiên cứu trường hợp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó thể hiện tính chuyên nghiệp và định hướng cho những nhà tâm lý hướng đến những tư tưởng cao đẹp khi thực hành nghề trị liệu tâm lý. Trong nghiên cứu này có thể kể đến những vấn đề liên quan đến khía cạnh đạo đức như sau:

Trong nghiên cứu trường hợp này tôi sử dụng các kỹ thuật chính sau: Giải mẫn cảm hệ thống; kĩ thuật giáo dục tâm lý ; kĩ thuật thư giãn, dạy kĩ năng ứng phó lo âu, kĩ năng giải quyết vấn đề tìm kiếm trợ giúp, tư vấn cho gia đình.

Các kỹ thuật vừa nêu trên khi áp dụng cho trẻ của tôi được đánh giá là phù hợp với độ tuổi và trình độ nhận thức của trẻ.

Trong suốt quá trình can thiệp, tính liên tục của các phiên làm việc luôn được đảm bảo, cho đến hết quá trình trị liệu. Trong quá trình trị liệu tôi luôn bám sát vào kết hoạch trị liệu đã được đề ra.

Tuân thủ các nguyên tắc trong tham vấn trị liệu tâm lý, một trong số đó là nguyên tắc bảo mật thông tin được tôi thực hiện đúng cam kết với những gì đề ra với thân chủ.

2.2.2. Hạn chế trong nghiên cứu

- Trong quá trình trị liệu, học viên chưa kết nối trực tiếp thường xuyên với người giám sát chuyên môn. Điều này làm giảm đi những lợi ích mà trẻ có thể được thừa hưởng.

Việc quá trình trị liệu được thực hiện trong 15 phiên làm việc với trẻ và gia đình đã hỗ trợ vấn đề thân chủ tốt, và tư vấn cho gia đình cách hỗ trợ con hiệu quả.

Những hạn chế của một người mới bước vào nghề ở dạng “vừa học vừa hành” nên còn hạn chế về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Điều này cũng làm giảm hiệu quả hỗ trợ cho trẻ, có nhiều yếu tố về không gian bối cảnh bệnh viện chưa phù hợp khi làm việc với trẻ , tuy nhiên đến cuối cùng cũng đáp ứng được hết các mục tiêu đề ra và đạt được hiệu quả nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 51 - 52)