Đánh giá vấn đề sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 54 - 58)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Đánh giá

2.3.2. Đánh giá vấn đề sơ bộ

2.3.2.1. Trò chuyện lâm sàng

Qua trò chuyện lâm sàng với trẻ người trợ giúp nhận thấy một số vấn đề nổi bật như sau:

- Sức khỏe tâm thần

Các triệu chứng của rối loạn lo âu phân ly (trẻ từ chối đi học, trẻ khóc dai dẳng khi mẹ ra khỏi nhà, ngủ không sâu giấc hay mơ ác mộng, bắt mẹ ngủ cùng, đau khổ, lo lắng quá mức tái phát …).

Cơ thể và sức khỏe thể chất: trẻ bồn chồn, lo lắng bất an, dễ khóc, mệt mỏi

- Các mối quan hệ

Không chơi với các bạn trên lớp Bám dính theo mẹ

- Các chức năng hoạt động khác

Vui chơi giải trí: không muốn tham gia các hoạt động vui chơi, cũng như các hoạt động gây hứng thú trước đây khi không có mẹ, khi có mẹ trẻ lại vui vẻ chơi bình thường.

- Các nguy cơ bị ảnh hưởng:

Trẻ tiếp tục không đi học sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sinh học đau đầu, đau bụng.

2.3.2.2. Kết quả đánh giá qua test tâm lý

* Nhận định ban đầu về vấn đề của thân chủ:

Tiêu chuẩn ICD-10 Biểu hiện trẻ Đáp ứng

1. (a) Một nỗi lo sợ không thực tế, bận tâm về nguy cơ có thể xảy ra khi các nhân vật gắn bó chính hoặc lo sợ rằng họ sẽ rời đi và không trở về.

Trẻ kể rằng rất sợ phải xa mẹ, vì sợ mẹ sẽ bị tại nạn, bị cướp giật, không về nhà nữa, đêm ngủ sợ mẹ bị ma bắt mất.

(b) Một lo lắng không thực tế, bận tâm rằng một số sự kiện bất thường, chẳng hạn như đứa trẻ bị lạc, bị bắt cóc, nhập viện, hoặc bị giết, sẽ tách đứa trẻ khỏi một nhân vật gắn bó chính.

Trẻ sợ mẹ sẽ bỏ mình lại, mình sẽ bị chết đói, ma bắt đi, lo sợ này rất nhiều con cứ phải nghĩ mãi không dừng lại được.

- sợ mình sẽ gặp nguy hiểm, bị bắt cóc, không về gặp mẹ được

(c) Miễn cưỡng liên tục hoặc từ chối đi học vì lo sợ về sự chia cách (thay vì vì những lý do khác như sợ hãi về những chuyện xảy ra ở trường).

Chị nói rằng con chị khóc nhiều, từ chối đi học nếu không có mẹ ở bên, không cho mẹ đi làm, đi xa nếu mẹ nhất quyết đi con khóc từ khi chị đi đến khi chị.

(d) Miễn cưỡng dai dẳng hoặc từ chối đi ngủ khi mà không được ở gần hoặc bên cạnh một nhân vật gắn bó chính.

Buổi tối khi ngủ, con không chịu ngủ một mình, nhất định mẹ phải ngủ cùng con mới ngủ, con rất sợ ma bắt đi, hay nằm mơ không tìm thấy mẹ nên con giật mình dậy thì không thấy mẹ đâu con sang phòng bố để ngủ cùng mẹ.nữa.

(e) Lo sợ dai dẳng khi phải ở một mình, hoặc cả ngày ở nhà mà không có nhân vật gắn bó chính bên cạnh.

Khi mẹ đi làm trẻ phải ở nhà một mình trẻ vẫn lo lắng khóc lóc cho để khi mẹ về.

(f) Những cơn ác mộng xảy ra lặp đi lặp lại về sự chia tách.

- Trẻ nằm mơ bị ma bắt, phải xa mẹ hay giật mình tỉnh giấc trong đêm

(g) Xảy ra nhiều lần các triệu chứng thể chất (buồn nôn, đau bụng, đau đầu, nôn mửa…) vào những dịp liên quan đến sự tách biệt với một nhân vật gắn bó chính, chẳng hạn như rời nhà để đi học.

-Mẹ kể: hiện đang cho con nghỉ học để đi khám vì trẻ kêu đau đầu, đau bụng không muốn đi học, trước hôm phải đi học cách đây 2 tuần con đều không ngủ được.

(h) Đau khổ quá mức, tái phát (như thể hiện bởi lo lắng, khóc, giận dữ, đau khổ, thờ ơ, hoặc xa lánh xã hội) khi trong dự đoán hoặc ngay sau khi tách ra khỏi một nhân vật gắn bó chính

+ Trẻ khóc rất nhiều khi phải xa mẹ, mẹ rời khỏi nhà một cách đau khổ

Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 trẻ đáp ứng đầy đủ các tiểu chuẩn chẩn đoán. Kết luận : Trẻ có rối loạn lo âu phân ly.

Lý do chọn các test dưới đây do khi thăm khám hỏi chuyện và quan sát thân chủ, nhà tâm lý nhận thấy trẻ có những biểu hiện liên quan đến rối loạn lo âu

Bảng 1.Thang đánh giá CBCL

Vấn đề Điểm đánh giá Kết quả

Lo âu- trầm cảm >Ngưỡng

Thu mình/ trầm cảm >Ngưỡng

Các vấn đề xã hội >Ngưỡng

Các vấn đề tư duy Dưới ngưỡng

Hành vi hung tính Dưới ngưỡng

Tổng điểm

Kết quả chẩn đoán:

Trẻ có lo âu /trầm cảm và thu mình trầm cảm trên ngưỡng cần làm test chuyên sâu hơn về lo âu – trầm cảm.

Bảng 2: Kết quả thang đánh giá lo âu SPENCE ( SCAS)

Vấn đề Điểm

Panic Agroraphia -Rối loạn hoảng sợ 5

Separation Anxiety – lo âu phân ly 12

Physical InJury Fears- Lo âu chấn thương 6

Social Phobia – ám sợ xã hội 2

OCD- Ám ảnh cưỡng bức 4

Generqalised Anxiety- Lo âu lan tỏa 5

*Kết quả Test Scas : Trẻ có khó khăn ở mục lo âu phân ly

*Kết quả test Raven màu: trẻ đạt 110 điểm, hỏi về tình hình học tập trên lớp, mẹ và cô giáo nhận xét, trẻ khá thông minh, nhận thức nhanh.

Danh sách vấn đề của thân chủ: Mối quan hệ:

 Bạn bè: không muốn chơi với các bạn trong lớp, không tham gia các

 Mẹ: Bám dính mẹ quá mức không cho mẹ đi làm, không cho mẹ ra ngoài, đi xa

 Ông bà: bám dính người thân khi ra ngoài, khi phải đi học

 Bố: không thân tình, chơi đùa với bố

+ Sức khỏe tâm thần:

 Các triệu chứng của lo âu chia tách ..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 54 - 58)