Cá nhân hóa định hình trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 58 - 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Đánh giá

2.3.4. Cá nhân hóa định hình trường hợp

Với trường hợp của trẻ có thể cá nhân hóa định hình trường hợp theo một số lý thuyết như sau:

Theo thuyết phân tâm, trong giai đoạn môi miệng trẻ không được thỏa mãn, lúc trẻ đang phụ thuộc vào người chăm sóc, những trải nghiệm không được thỏa mãn do mẹ đi làm sớm, do nhiệt miệng không thể bú mẹ được, khiến trẻ tự bỏ bú mẹ khi 18 tháng, đứa trẻ không thỏa mãn dẫn đến bám dính, lo âu khi chia ly với người mẹ, thêm trải nghiệm gửi đi nhà trẻ càng gia tăng sự bám dính, lo âu khi bị chia tách của đứa trẻ.

Lý thuyết về mối quan hệ sớm, sự gắn bó mẹ con thấy rằng khi đứa trẻ còn nhỏ mẹ đi làm rất sớm sau khi sinh con 4 tháng mẹ giao việc chăm sóc con hoàn toàn cho bà nội, mẹ chỉ tranh thủ về để cho con bú, cho đến khi trẻ 18 tháng thì chú mất, bà quá đau khổ nên giao việc chăm sóc trẻ lại cho mẹ , lúc cần hình thành mối quan hệ mẹ con bắt đầu với mẹ, trẻ lại được trao quyền chăm sóc cho bà nội, nên khó hình thành sự kết nối của trẻ với mẹ, sau này khi trẻ lớn hơn sự phụ thuộc trong mối quan hệ cộng sinh giảm dần, trong khi trẻ cần hình thành bản sắc cá nhân. Nhưng sự kết nối luôn trong tình trạng lo âu với đứa trẻ để mong muốn sự chấp nhận mình với mẹ. Rối nhiễu trong quá trình này sẽ dẫn đến những mâu thuẫn kéo dài ở giai đoạn sau, bao gồm lo âu phân ly và trở ngại trong việc xây dựng bản sắc

an toàn cho cá nhân. Mẹ đã chia sẻ rằng, khi biết con là con gái mọi người cũng nói ra nói vào, vì bố là con trưởng, chị đầu đã là con gái rồi, cả hai bố mẹ làm trong nhà nước, nên dự định chỉ sinh 2 con, lúc sinh con xong mẹ đã nghe thấy những người họ hàng đến thăm nói bóng gió về việc sinh con gái, mẹ có những cảm xúc tiêu cực về con, tội lỗi bản thân mình nhưng nó cũng qua nhanh, mẹ cố gắng lấy lại tinh thần để đi làm cho thoải mái đầu óc, lúc con được 4 tháng mẹ đã quay trở lại công việc, điều này mẹ chưa từng chia sẻ với ai chỉ giữ trong lòng, rồi lao vào công việc, rồi cũng quên đi. Đồng thời khi xem xét, cấu trúc tâm lý nhận thấy rõ sự mâu thuẫn, xung đột trong các tầng nhận thức của trẻ, cái tôi của trẻ luôn ra sức đè nén những mâu thuẫn xung đột khéo léo còn cái nó tìm cách trồi lên trẻ giải thích rất hợp lý các nỗi sợ của bản thân nhưng thực tế lại bóp méo thực tế để biện hộ cho những ý nghĩ, cảm xúc hành vi của trẻ. Trẻ nói rằng muốn đi học nhưng lại sợ đi học phải xa mẹ, xa mẹ có thể trẻ bị bắt cóc, bị bỏ rơi, bị giết và mẹ có thể gặp tại nạn, bị cướp, bị giết, trẻ lo sợ và nhất quyết không đi học, cái tôi đã hoạt động không thành công để trấn an cái nó ( bản năng an toàn, gắn bó với mẹ), giàng xếp cái siêu tôi ( các chuẩn mực đạo đức, việc phải đi học là nhiệm vụ, tuân thủ nề nếp gia đình) bằng việc lựa chọn cho trẻ bám dính mẹ, có các rối loạn hành vi khóc lóc, ăn vạ, ôm chân, thậm chí thường xuyên kêu đau đầu, đau bụng để từ chối đi học.

Như vậy, theo thuyết phân tâm học, việc quay trở lại để lắng nghe trẻ về cảm nhận với mẹ, cảm nhận của mẹ với con giúp mối quan hệ mẹ con bộc lộ và kết nối nhau an toàn, tin tưởng, thấu cảm với người mẹ, và thấu cảm với những tổn thưởng tâm lý lúc nhỏ của đứa trẻ về mẹ, đồng thời sử dụng kĩ thuật chuyển dịch những cảm xúc, tổn thương, kì vọng ngầm của người mẹ về đứa trẻ lên tầng ý thức để dần thay đổi giúp người mẹ dần điều chỉnh hành vi, cách tương tác với con hiện tại sẽ giảm lo âu chia tách của trẻ. Đồng thời, giúp trẻ bộc lộ những xung đột, mâu thuẫn nội tâm dần trong nhận thức đưa về tầng ý thức sẽ là giảm dần triệu chứng của rối loạn lo âu phân ly, tăng cường sức mạnh cái tôi, giải phóng sự dồn nén, và cơ chế phòng vệ của thân chủ sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình trị liệu kết hợp với trị liệu nhận thức - hành vi.

Theo thuyết hành vi

Theo thuyết học tập xã hội của Bandura, đề cập đến 3 con đường học tập, bắt chước, tập nhiễm để dần hình thành nhân cách của một đứa trẻ, ta thấy rằng trong trường hợp này, mẹ của trẻ là tuýp dễ lo âu, suy nghĩ nhiều, căng thẳng, dễ nổi nóng, không khéo ăn khéo nói, như đồng nghiệp nhận xét mẹ cần trị liệu mẹ trước khi trị liệu con, cách thức mẹ đối phó với những lo âu của mình là dồn nén lại và lao vào công việc rồi quên đi, nhưng đứa trẻ tập nhiễm, học tập ở mẹ suy nghĩ nhiều về mọi chuyện, cầu toàn,chỉnh chu ( nhiều lúc thay mẹ nhắc chị học bài, lo lắng chị không học bài bị điểm kém) dễ dẫn đến lo âu mọi việc nhưng ở đây có sự xuất hiện của việc lo âu chia tách, do đứa trẻ chưa phát triển nhân cách toàn diện, độc lập mọi việc đều theo sự học tập, bắt chước theo mẹ của đứa trẻ trong các hoàn cảnh đe dọa, được mẹ bao bọc.

Kích thích trung lập khởi phát nỗi lo âu chia tách mẹ của trẻ khi gia đình xảy ra mâu thuẫn lớn cách đây 2 tháng, có sự đe dọa phải chia tách mẹ, dần được củng cố thêm bởi chiến tranh lạnh giữa 2 bố mẹ, không ai nói một câu nào, bố đi sớm về muộn, mọi sự sinh hoạt trong gia đình chỉ có ba mẹ con, mẹ có xu hướng chọn chị và để trẻ lại cho bố.

Ngòi kích hoạt lần 1 là lúc mẹ đón muộn, đứa trẻ bắt đầu có biểu hiện lo âu chia tách, bắt đầu bám dính mẹ, bằng cách đi học về kể nhiều chuyện linh tinh, luyên thuyên không có chủ đề ở lớp, bắt mẹ ngồi nghe hàng giờ, bắt mẹ ngủ cùng, nửa đêm giật mình đi tìm mẹ bằng được, đến lớp không muốn chơi với các bạn, suy nghĩ nhiều,

Ngòi kích hoạt 2, các triệu chứng của rối loạn lo âu chia tách bùng nổ mạnh mẽ ở trẻ, khi ông đón muộn hôm thứ 6 tại trường trẻ từ chối đi học, và không muốn xa mẹ, rơi vào tình trạng hoảng sợ, lo âu nhất quyết không đi học, đêm không ngủ trước khi đi học.

Như vậy, với giả thuyết đề ra thì các kĩ thuật giải mẫn cảm hệ thống, phơi

nhiễm, giáo dục tâm lý cho mẹ và trẻ sẽ hiệu quả trong can thiệp.

Thuyết nhận thức trong ca này, có thể thấy rằng trẻ khi gặp kích thích đe dọa sự an toàn, gắn kết bản thân với mẹ đã hình thành lỗi nhận thức, lo âu là điều đương

nhiên trong những tình huống hoàn cảnh nhất định của con người, trong trường hợp này, việc trẻ lo âu khi ông, mẹ đến đón muộn là rất bình thường nhưng nhận thức của trẻ sai so với thực tế phóng đại chúng quá mức, có lỗi trong nhận thức hoàn cảnh thực tế, trong khi đó trẻ lại tối thiểu hóa khả năng ứng phó của bản thân khiến trẻ rơi vào vùng lo âu dẫn đến việc trẻ nghĩ rằng chỉ khi có mẹ ở bên mình sẽ an toàn và rơi vào rối loạn lo âu phân ly. Như vậy, việc điều chỉnh những lỗi nhận thức của trẻ, giáo dục tâm lý về cơ chế lo âu của trẻ sẽ xây dựng lại con đường lành mạnh, cách ứng phó khi trẻ có lo âu, đồng thời gia tăng khả năng giải quyết xử lý tình huống của trẻ trong các tình huống gây lo âu sẽ phòng ngừa việc rơi vào vùng rối loạn lo âu trong tương lai của trẻ.

Thuyết nhân văn, khi trẻ không được chấp nhận, tôn trọng vô điều kiện, cho trẻ tự quyết, bố/mẹ, người thân không thông báo trước mọi việc xảy ra với trẻ và được duy trì một hình thức áp đặt, chỉ đạo, điều chỉnh, có phán xét của mẹ, trẻ có những trải nghiệm cứng nhắc, thiếu tiêu điểm đánh giá bên trong, luôn có xu hướng phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của mẹ, không có cơ hội được nhìn nhận là một cá nhân tự hiện thực hóa tiềm năng ứng phó của bản thân. Rối loạn tâm lý là sự bất an của trẻ là khi bị đe dọa đến những giá trị cá nhân tồn tại với tư cách là một phần nhân cách độc lập. Trẻ coi việc mẹ đưa ra nhận đinh, chỉ dẫn, phán xét là một điều cần thiết với mình để đảm bảo an toàn bản thân . Như vậy, việc trị liệu theo tiếp cận nhân văn hướng đến trẻ thông qua chính quá trình trị liệu thể hiện sự thấu cảm, lắng nghe, tôn trọng, trao sự tin tưởng tích cực vô điều kiện, đứng về phía trẻ với các nỗi lo khi bị chia tách người thân, tạo cảm giác an toàn, tin tưởng khi làm việc với nhà tâm lý.Tiếp cận nhận văn, khi hướng đến gia đình, bố mẹ, người chăm sóc sẽ chấp nhận vấn đề lo âu của trẻ, tôn trọng vô điều kiện, trao quyền và khuyến khích trẻ độc lập tự quyết, thông báo với trẻ mọi việc nâng cao khả năng ứng phó và thúc đẩy dần những khả năng hiện thưc hóa bản thân của trẻ, trong tiến trình trị liệu, việc thông báo trước mọi việc, nhận được sự đồng ý của trẻ rất quan trọng, đồng thời việc giáo dục tư vấn tâm lý cho cha mẹ trẻ trong khi hỗ trợ trị liệu tâm lý cho con đóng vai trò quan trọng không thể thiếu để trị liệu đạt được mục tiêu với ca này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)