Đánh giá hiệu quả can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 87 - 90)

2.4.2 .Kế hoạch can thiệp

2.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Đánh giá từ phía nhà tâm lý

Qua tiến trình trị liệu cho thân chủ học viên nhận thấy rằng mình đã đạt được 3/3 mục tiêu trị liệu cho thân chủ.

Mục tiêu 1: giảm triệu chứng rối loạn lo âu chia tách. Mục tiêu 2: Giáo dục tâm lý về lo âu cho trẻ.

Mục tiêu 3: Có kĩ năng ứng phó khi có lo âu ở trong các tình huống gây lo sợ của trẻ.

Đánh giá các chức năng của trẻ cho thấy:

Trẻ cảm thấy ổn hơn, khí sắc của trẻ cho thấy sự tươi tắn hơn, biểu hiện đau đầu, mệt mỏi giảm hẳn, trẻ nói chuyện rõ ràng, lễ phép, kể chuyện vui vẻ, mẹ đi ra ngoài không có biểu hiện lo lắng.

Trẻ có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà không cảm thấy khó khăn như trước khi không có mẹ ở cùng, hoặc khi xa nhà con cảm thấy ổn hơn ngủ cùng các bạn.

Đánh giá chất lượng cuộc sống (cảm nhận chủ quan của trẻ về niềm vui của bản thân, về cuộc sống…)

Trẻ cảm thấy sự thoải mái và tình cảm trong gia đình có phần được cải thiện, trẻ thấy bố mẹ đã làm lành với nhau, bố quan tâm mẹ và chăm sóc chơi với trẻ nhiều hơn, các bạn và thầy cô giáo trên lớp cũng rất giúp đỡ con. Đặc biệt, kết quả học kì vửa rồi con đạt điểm giỏi toàn diện 2 điểm 10 và 1 điểm 9, con thích đi học trở lại, kể cho mẹ nghe những chuyện vui ở trường.

Đánh giá từ phía bác sĩ tâm thần học

Trong quá trình thực hiện ca lâm sàng tôi luôn có những trao đổi cần thiết với bác sĩ tâm thần người đã giới thiệu ca lâm sàng cho tôi hỗ trợ. Sau quá trình hỗ trợ của tôi cho thân chủ bác sĩ tâm thần có chia sẻ lại một số triệu chứng của thân chủ đã được thuyên giảm như tình trạng từ chối đi học, đau đầu, đau bụng, khó ngủ thường xuyên của thân chủ không còn diễn ra thường xuyên như trước, khí sắc của thân chủ tươi tắn hơn và thân chủ đã có thể tham gia một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi học không cần người thân, ngủ một mình, chơi ở lớp với các bạn có tiếp tục thực hiện những bài tập trong quá trình trị liệu tâm lý trước đây. Một điều đặc biệt khi nhận được nhận xét từ bác sĩ tâm thần khi trao đổi với tôi, bác sĩ có chia sẻ rằng thân chủ đã được giảm liều thuốc xuống liều thuốc nhẹ hơn.

Đánh giá từ phía gia đình.

Sau quá trình trị liệu với trẻ mẹ trẻ có chia sẻ với nhà tâm lý con đã đi học một mình trở lại, con rất vui vẻ hào hứng khi đến trường, ngủ không cần mẹ bên cạnh, đồng thời con không kêu đau đầu, đau bụng trước khi đi học, mẹ đi làm bao nhiêu cũng được, khi mẹ đi mà vào hôm con được nghỉ thì con cũng buồn chút, xong khi hỏi bà thì ở nhà con vẫn rất ngoan tự lấy sách, vở vẽ ra làm bài, trước kia con ít vẽ, sau khi gặp cô về con rất chăm chỉ vẽ. Mẹ đánh giá trẻ đã tiến bộ, thay đổi rõ ràng, khác hơn, bớt nhút nhát, lo sợ, buổi tối con còn ngủ một mình. Đợt này, trên lớp cô giáo khen con, hay phát biểu làm bài tốt, đạt điểm cao trong kì thi học kì vừa rồi. Mẹ và gia đình rất cám ơn cô và đội ngũ y bác sĩ trong khoa tâm bệnh, bệnh viên Nhi trung ương đã can thiệp và điều trị tâm lý cho con.

Đánh giá từ phía trẻ .

Trẻ chia sẻ rằng mặc dù con vẫn có những lo lắng thêm khi đi chơi, xa nhà mẹ ở phòng khác nhưng con nhớ bài cô dạy, con tắt lo sợ ngay sau đó, con tự tìm lý do trong đầu để mình không phải sợ nữa, con lại thấy rất vui vẻ, yên tâm ngủ một mình. Con đi học không sợ nữa, và con thấy rất vui, khi con lo lắng con lại tắt nó đi rồi dần dần con cũng thấy vui trở lại, con không phải nghĩ nhiều. Mẹ hay Ông đón con muộn cũng được con ra phòng ông bảo vệ con đợi, còn nhờ ông bảo vệ gọi điện cho mẹ khi mẹ bị muộn. Con không đau đầu, đau bụng trước khi đi học nữa. Con

thích đi học để được chơi với bạn, ra chơi chúng con chơi rất nhiều trò vui. Khi nào lo sợ con lại nhớ câu chuyện : “còi báo động”của cô dạy, con còn dạy lại các bạn trong lớp khi các bạn kêu sợ đi trải nghiệm cùng với lớp, đồng thời con sẽ có nhiều cách để tìm kiếm sự trợ giúp khi mẹ và ông hay ai đó đến đón muộn.

2.6.1. Cách thức đánh giá và các c ng cụ lâm sàng sử dụng để đánh giá

Sử dụng thông qua hỏi chuyện gia đình và trẻ.

Tự đánh giá mức độ lo âu của con theo thang từ 0-10 (0 là không còn lo âu, 10 là lo âu rất nặng): Mẹ trẻ đánh giá con 2/10 điểm, mẹ giải thích đôi khi con vẫn con nhiều điều lo lắng như khi mẹ đi vắng 1 ngày không về đi công tác bố, ông bà chia sẻ lúc đầu con lo lắng lâu, hỏi liên tục bao giờ mẹ về khi được trả lời 1 ngày nữa mẹ về là con lại vui vẻ. Hoặc làm gì mà phải một mình, xa gia đình là cứ phải mất một lúc trẻ mới vui vẻ được.

Hỏi chuyện trẻ con lo khi mẹ xa con trẻ trả lời vẫn con 3/10 điểm vì vẫn sợ mẹ sẽ không trở lại nếu được mẹ báo trước thì con không sợ, nếu không báo trước con sẽ rất lo lắng rồi con tắt báo động đi lúc sau con lại vui vì con vẫn an toàn.

Thông qua 2 test ban đầu: thang đánh giá các vấn đề tâm lý và phát triển của trẻ em Việt Nam -CBCL, và thang đánh giá lo âu Spence (SCAS) điểm của trẻ ở mức bình thường.

2.6.2. Kết quả đánh giá sau can thiệp và điều trị rối loạn lo âu phân ly.

Kết quả đánh giá của test CBCL: trẻ bình thường dưới ngưỡng ở tất cả các tiểu thang đo vấn đề.

Vấn đề Điểm đánh giá Kết quả

Lo âu- trầm cảm Dưới ngưỡng

Thu mình/ trầm cảm Dưới ngưỡng

Các vấn đề xã hội Dưới ngưỡng

Các vấn đề tư duy Dưới ngưỡng

Hành vi hung tính Dưới ngưỡng

Kết quả test SCAS: Không còn điểm cao ở rối loạn lo âu phân ly

Vấn đề Điểm

Panic Agroraphia -Rối loạn hoảng sợ 0

Separation Anxiety – lo âu phân ly 4

Physical InJury Fears- Lo âu chấn thương 2

Social Phobia – ám sợ xã hội 2

OCD- Ám ảnh cưỡng bức 3

Generqalised Anxiety- Lo âu lan tỏa 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp cho một trường hợp trẻ 7 tuổi có rối loạn lo âu phân ly (Trang 87 - 90)