1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch gia
1.2.1. Chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2001-
(2001- 2005)
Đất nƣớc sau 15 năm đổi mới đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất- kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Mơi trƣờng hịa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và xu thế đối ngoại của thế giới đã và sẽ tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đất nƣớc cịn phải đối mặt với 4 nguy cơ lớn: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn biến hịa bình” do các thế lực thù địch gây ra. Do đó, yêu cầu nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách thức, phát triển mạnh trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và nhân dân ta.
Trong bối cảnh đó, từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Trên cơ sở đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005 là: “Tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối thoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con ngƣời. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cƣờng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bƣớc thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội” [7, tr. 28-29]. Để định hƣớng phát triển lâu dài cho ngành du lịch, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010. Trong đó khẳng định: “Từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực” [24, tr.2]. Quyết định này cũng quy định rõ các định hƣớng phát triển cả về thị trƣờng du lịch, nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học- công nghệ, đầu tƣ xúc tiến du lịch, về hợp tác quốc tế về du lịch, về quảng bá du lịch...
Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 22 - 5 - 2000 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, ngày 12 – 3 - 2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII đƣợc tiến hành. Đứng trƣớc những thời cơ, thuận lợi cũng nhƣ những thách thức không nhỏ của một thời kỳ phát triển mới, Đại hội có nhiệm vụ vạch ra con đƣờng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2001- 2005), trong đó có đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch. Theo đó, trong lĩnh vực du lịch, Đảng bộ tỉnh chủ trƣơng “Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất cho các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải và Tây Thiên... đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch. Thu hút vốn đầu tƣ, liên doanh liên kết vào các khu du lịch; đồng thời có chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, tài chính. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Trong phát triển phải đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua, phát triển theo hƣớng bền vững. Từng bƣớc đƣa du lịch Vĩnh Phúc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phịng, góp phần thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trọng điểm du lịch của quốc gia” [58, tr. 14].
Nhƣ vậy, quán triệt quan điểm, chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng, trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ một số tồn tại trong phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn 1997- 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra phƣơng hƣớng và các mục tiêu chủ yếu trong phát triển ngành kinh tế du lịch giai đoạn 2001- 2005. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển đó là cơ sở để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đề ra những chủ trƣơng, biện pháp phát triển nhằm lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế du lịch trong từng năm, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001- 2005).
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2001- 2005), Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định phải tập trung thực hiện 10 chƣơng trình kinh tế - xã hội, trong đó Chƣơng trình thứ 5 là Chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung. Nhƣ vậy, nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch đƣợc Đảng bộ Vĩnh Phúc xác định là một trong những trọng tâm phải tập trung chỉ đạo trong cả nhiệm kỳ, những kết quả đạt đƣợc trong phát triển du lịch sẽ góp phần quan trọng hồn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong Chƣơng trình, mục tiêu Đảng bộ
Vĩnh Phúc đƣa ra là “xây dựng du lịch Vĩnh Phúc trở thành một trong những trọng điểm quốc gia về du lịch....phấn đấu đƣa du lịch - dịch vụ đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hình thành rõ các khu du lịch tập trung: Tam Đảo - Tây Thiên; Đại Lải - Ngọc Thanh, Đầm Vạc - Vĩnh Yên, Đầm Và - Tiền Phong, Sáng Sơn - Lập Thạch; Thanh Lanh - Bản Long, tạo thành hạt nhân liên kết các điểm du lịch, các khu du lịch, các vùng, tiểu vùng để thu hút khách du lịch. Đồng thời tiến hành nghiên cứu và quy hoạch du lịch xanh: sông Cà Lồ, du lịch đồng bằng, Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng, du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội, du lịch sông Hồng - sông Lô” [58, tr. 5].
Phƣơng châm, các biện pháp để thực hiện Chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung đƣợc Đảng bộ xác định là: “Xây dựng các khu du lịch tập trung nhƣ Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Vạc nhằm đƣa du lịch Vĩnh Phúc vào một trong những điểm chƣơng trình du lịch của cả nƣớc. Tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trị của hoạt động du lịch.
Từng bƣớc nâng cao dân trí trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo tài nguyên du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phấn đấu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ điện, nƣớc, thông tin xây dựng vƣờn hoa, cơng viên. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào các khu du lịch. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch” [58, tr. 60].
Cụ thể hóa quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển du lịch đƣợc đề ra trong chƣơng trình phát triển các khu du lịch tập trung, năm 2001, Tỉnh ủy chỉ đạo ngành du lịch tập trung tôn tạo các khu du lịch, các di tích, danh lam thắng cảnh; nâng cao chất lƣợng kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách ƣu đãi đối
với các nhà đầu tƣ vào các khu du lịch.